Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 121)

2.3.3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây

dựng bản tin. 38.9 51.7 9.4 2.29 0.63 1 2 Tuyên truyền về tác hại của đánh bạc

trong nội dung giáo dục chính trị đầu năm học.

34.9 51.7 13.4 2.21 0.66 4

3 Tăng cường hình thức kỷ luật với sinh viên tụ tập đánh bạc trong trường học.

40.3 46.3 13.4 2.27 0.68 2

4 Phát động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các ổ bạc (trực tiếp hoặc qua đường dây nóng) và tích cực ủng hộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc.

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 5 Tăng cường hiệu quả hoạt động của

các cơ quan chuyên trách trong lực lượng cảnh sát nhân dân và các lực lượng bán chuyên trách như bảo vệ, dân phòng, thanh niên xung kích, …

28.9 54.3 16.9 2.12 0.67 9

6 Tập trung truy quét các tụ điểm cờ bạc ở các cụm dân cư, phường, xã, quận, huyện, tỉnh thành.

38.3 48.0 13.7 2.25 0.68 3

7 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho đấu tranh loại tệ nạn này, như ban hành luật, pháp lệnh, nghị định… đấu tranh phòng, ngừa, ngăn chặn tệ nạn cờ bạc.

32.9 51.7 15.4 2.17 0.67 7

8 Lồng ghép chương trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc với các chương trình kinh tế - xã hội khác, tổ chức dạy nghề, bố trí việc làm để giải

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ CẦN THIẾT (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết quyết nạn thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác.

9 Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn cờ bạc đến mọi gia đình, mọi tầng lớp dân cư và cả cộng đồng, làm cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc.

29.1 53.4 17.4 2.12 0.67 10

10 Quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc, gá bạc hoặc tổ chức đánh bạc. Kết hợp gia đình, chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội để cảm hóa, giáo dục, cải tạo họ.

37.4 43.1 19.4 2.18 0.73 6

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.19

Nhìn chung, trong 10 biện pháp được đề xuất đều có điểm trung bình trên 2.0 và điểm trung bình chung là 2.19 rơi vào mức cần thiết, không có biện pháp nào sinh viên đánh giá là không cần thiết.

Biện pháp có điểm trung bình cao nhất là tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin với 2.29, trong đó có 38.9% sinh viên đánh giá là rất cần thiết và 51.7% sinh viên cho rằng cần thiết. Đây là hình thức gần gũi với các hoạt động phong trào của sinh viên trong nhà trường, cho nên các bạn sẽ dễ hưởng ứng với những hình thức này. Biện pháp tăng cường hình thức kỷ luật với sinh viên tụ tập đánh bạc trong trường học đứng thứ hai với điểm trung bình 2.27. Đứng thứ ba là biện pháp từ phía xã hội: tập trung truy quét các tụ điểm cờ bạc ở các cụm dân cư, phường, xã, quận, huyện, tỉnh thành với 2.25 điểm. Cuối cùng là biện pháp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn cờ bạc đến mọi gia đình, mọi tầng lớp dân cư và cả cộng đồng, làm cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc đứng thứ 10 với 2.12 điểm. Tuy biện pháp này chỉ xếp thứ 10 nhưng với mức điểm 2.12 vẫn là ở mức độ cần thiết.

Tóm lại, các biện pháp được đề xuất là cơ sở tích cực để nhà trường và các lực lượng xã hội triển khai một cách kiên quyết và triệt để hơn nữa nhằm giáo dục về hành vi đánh bạc hiệu quả hơn.

2.3.3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

Bảng 2. 29. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Tổ chức chuyên đề, cuộc thi,

xây dựng bản tin. 21.4 62.3 16.3 2.05 0.61 10 2 Tuyên truyền về tác hại của

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi dục chính trị đầu năm học.

3 Tăng cường hình thức kỷ luật với sinh viên tụ tập đánh bạc trong trường học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24.3 64.0 11.7 2.13 0.59 2

4 Phát động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các ổ bạc (trực tiếp hoặc qua đường dây nóng) và tích cực ủng hộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc.

27.4 56.6 16.0 2.11 0.65 5

5 Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách trong lực lượng cảnh sát nhân dân và các lực lượng bán chuyên trách như bảo vệ, dân phòng, thanh niên xung kích, …

20.6 63.7 15.7 2.05 0.60 9

6 Tập trung truy quét các tụ điểm cờ bạc ở các cụm dân cư, phường, xã, quận, huyện, tỉnh thành.

25.4 61.1 13.4 2.12 0.61 3

7 Xây dựng và hoàn thiện hệ

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi làm cơ sở pháp lý cho đấu

tranh loại tệ nạn này, như ban hành luật, pháp lệnh, nghị định… đấu tranh phòng, ngừa, ngăn chặn tệ nạn cờ bạc.

8 Lồng ghép chương trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc với các chương trình kinh tế - xã hội khác, tổ chức dạy nghề, bố trí việc làm để giải quyết nạn thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác.

22.0 66.9 11.1 2.11 0.57 4

9 Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn cờ bạc đến mọi gia đình, mọi tầng lớp dân cư và cả cộng đồng, làm cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc.

22.3 61.1 16.6 2.06 0.62 6

10 Quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc, gá bạc hoặc tổ chức đánh bạc. Kết hợp gia đình, chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng, tổ chức

STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ KHẢ THI (%) ĐTB ĐLC Thứ hạng Rất khả thi Khả thi Không khả thi xã hội để cảm hóa, giáo dục,

cải tạo họ.

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG 2.09

Nhìn chung, trong 10 biện pháp được đề xuất đều có điểm trung bình trên 2.0 và điểm trung bình chung là 2.09 rơi vào mức khả thi, không có biện pháp nào sinh viên đánh giá là không khả thi. Kết quả khảo sát tính khả thi cũng cho kết quả tương tự như khảo sát tính cần thiết.

Biện pháp có điểm trung bình cao nhất là tuyên truyền về tác hại của đánh bạc trong nội dung giáo dục chính trị đầu năm học với 2.15, trong đó có 24% sinh viên đánh giá là rất khả thi và 67.4% sinh viên cho rằng khả thi. Đây là hình thức thường xuất hiện trong các buổi phổ biến quy chế đầu năm học, gần gũi với sinh viên. Biện pháp tăng cường hình thức kỷ luật với sinh viên tụ tập đánh bạc trong trường học đứng thứ hai với điểm trung bình 2.13. Đứng thứ ba là biện pháp từ phía xã hội: tập trung truy quét các tụ điểm cờ bạc ở các cụm dân cư, phường, xã, quận, huyện, tỉnh thành với 2.12 điểm. Cuối cùng là biện pháp tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin đứng thứ 10 với 2.05 điểm. Nếu như ở sự đánh giá tính cần thiết biện pháp này đứng thứ nhất thì ở sự đánh giá tính khả thi lại khiêm tốn đứng hạng 10, khiến chúng ta phải quan tâm trăn trở trong vấn đề thực hiện và tổ chức làm sao phải thống nhất “đã đề ra phải cố gắng giải quyết được”.

Tóm lại, các biện pháp đề xuất đều được sinh viên đánh giá ở tính khả thi khá cao. Điều này cho thấy sinh viên phần nào quan tâm và hưởng ứng đến việc tuyên truyền, giáo dục phòng chống tệ nạn cờ bạc trong nhà trường cũng như ngoài xã hội. Những số liệu này là động lực giúp các nhà quản lý có liên quan thực hiện tốt hơn trách nhiệm trong việc giáo dục hành vi đánh bạc cho sinh viên nhằm ngăn chặn sự gia tăng của hành vi này trong cộng đồng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi đánh bạc được khảo sát trên 350 sinh viên ở 4 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy 40% sinh viên cho rằng đánh bạc là loại hình giải trí vừa có mặt tiêu cực, vừa có mặt tích cực. 54% sinh viên đã từng tham gia đánh bạc. Loại hình đánh bạc sinh viên tham gia nhiều nhất là đánh bài tiến lên chiếm 75.4%.

Hành vi đánh bạc của sinh viên được khắc họa khá rõ nét qua các biểu hiện cụ thể về các mặt nhận thức, cảm xúc, ý chí, thói quen - thái độ, các hoạt động hằng ngày, chuẩn hành vi và sức khỏe biểu hiện ở mức độ thấp khi các chỉ báo đều có điểm trung bình chung dao động từ 1.63 đến 2.51.

Kết quả kiểm định thống kê cũng cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở giới nam và nữ trong biểu hiện hành vi đánh bạc ở các mặt cảm xúc, ý chí, thói quen - thái độ, các hoạt động hằng ngày và hành vi lệch chuẩn. Còn với biểu hiện hành vi đánh bạc ở mặt nhận thức và sức khỏe lại không có sự khác biệt ý nghĩa ở cả hai giới. Đồng thời có sự khác biệt ý nghĩa rõ rệt ở sinh viên 4 trường Đại học được khảo sát trong biểu hiện hành vi đánh bạc ở các mặt nhận thức, cảm xúc, ý chí, thói quen - thái độ, các hoạt động hằng ngày, hành vi lệch chuẩn và sức khỏe.

Trong năm tình huống giả định được đưa ra, đa phần khách thể khảo sát lựa chọn các phương án mang tính tích cực. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của sinh viên đáng chú ý là: đánh bạc mang lại niềm vui, sảng khoái cho bản thân (35.7%), đánh bạc vì thói quen giết thời gian (32.6%), đánh bạc để giải trí do áp lực học hành, cuộc sống quá bận rộn (30.9% ). Nhìn chung, sự ảnh hưởng từ bạn bè và các mối quan hệ xung quanh cùng với sự tự ý thức của chính bản thân sinh viên là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hành vi đánh bạc của cá nhân.

Có 10 biện pháp được đề xuất nhằm tác động nhận thức của sinh viên với hành vi đánh bạc. Trong đó, có ba biện pháp thuộc về phía nhà trường bao gồm: - Tổ chức chuyên đề, cuộc thi, xây dựng bản tin.

- Tuyên truyền về tác hại của đánh bạc trong nội dung giáo dục chính trị đầu năm học.

Còn lại, bảy biện pháp thuộc về trách nhiệm của xã hội thông qua cơ chế quản lý, bao gồm:

- Phát động quần chúng nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác các ổ bạc (trực tiếp hoặc qua đường dây nóng) và tích cực ủng hộ các cơ quan bảo vệ pháp luật đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách trong lực lượng cảnh sát nhân dân và các lực lượng bán chuyên trách như bảo vệ, dân phòng, thanh niên xung kích, …

- Tập trung truy quét các tụ điểm cờ bạc ở các cụm dân cư, phường, xã, quận, huyện, tỉnh thành.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho đấu tranh loại tệ nạn này, như ban hành luật, pháp lệnh, nghị định… đấu tranh phòng, ngừa, ngăn chặn tệ nạn cờ bạc.

- Lồng ghép chương trình đấu tranh phòng, chống tệ nạn cờ bạc với các chương trình kinh tế - xã hội khác, tổ chức dạy nghề, bố trí việc làm để giải quyết nạn thất nghiệp và các vấn đề xã hội khác.

- Tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tệ nạn cờ bạc đến mọi gia đình, mọi tầng lớp dân cư và cả cộng đồng, làm cam kết không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn cờ bạc.

- Quản lý chặt chẽ các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc, gá bạc hoặc tổ chức đánh bạc. Kết hợp gia đình, chính quyền địa phương và các đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội để cảm hóa, giáo dục, cải tạo họ.

Các biện pháp trên đều được sinh viên đánh giá với điểm trung bình chung trên 2.0, rơi vào mức độ cần thiết và khả thi. Dữ liệu này cho thấy sinh viên khá đồng tình và ủng hộ với các đề xuất được đưa ra.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thực trạng hành vi đánh bạc của sinh viên ở một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 121)