6. Cấu trúc khóa luận
2.3. Một số thủ pháp nghệ thuật khác
Đe tạo được tiếng cười Sêđrin không chỉ sử dụng những biện pháp nghệ thuật trên mà ông còn sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật khác đế làm rõ hơn tính cách của từng nhân vật như tương phản và mô-tip chết chóc, từ đó
tiếng cười châm biếm, đả kích lại càng hiện hiện rõ nét, thế hiện cái nhìn tiến bộ của tác giả đối với sự sụp đổ của chế độ nông nô.
Tương phản tức là chỉ những điều có tính chất trái ngược, đối chọi nhau rõ rệt. Trong Gia đình Gôlôplỉôp đây cũng là một thủ pháp nhệ thuật mà Sêđrin sử dụng khá nhiều để tạo dựng tiếng cười. Ông thường sử dụng thủ pháp này để tạo nên sự đối lập giữa các hình ảnh và các sự vật. Qua đó, hình tượng nhân vật hiện lên rõ nét hơn, tạo nên sự sinh động cho tác phẩm.
Khi miêu tả tính cách của Paven, tác giả một loạt các từ ngữ đối lập nhau hay chính là sự tương phản vừa tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm lại càng tô đậm thêm cái bản chất Gôlôpliôp trong con người hắn: “Cớ lẽ cậu cũng tốt bụng, song lại chang giúp đỡ ai. Dê cậu cũng không đến nôi ngu ngốc, nhưng suốt đời không ai thấy cậu làm nối một công việc gì nghĩa lý,... chưa bao giờ cậu làm mếch lòng ai, song lại chang có ai biết đến điều đó cho cậu, cậu thật thà song chang ai khen cậu bao giờ: thử xem vừa qua Paven ăn
ở mới liêm khiết làm sao” [12, 19]. Hay khi kể về tâm trạng của nhân vật
Arina “suốt đời, miệng bà luôn luôn lam bấm hai tiếng gia đình: nhân danh gia đình bà đã thưởng kẻ nọ phạt kẻ kia; vì gia đình bà đã cam chịu thiếu nhịn, đã tự dứt sương dứt thịt ra, tự cắt xén cuộc đời mình, thế mà đùng một
cái bà hiếu rằng cái bà thiếu lại chính làmột gia đình” [12, 85], nhờ lối nói
tương phản mà sự cô độc của Arina hiện lên rõ nét. Tác giả còn sử dụng biện pháp tương phản để miêu tả ngoại hình của nhân vật ơpraxi (một người hầu trong nhà, sau này đã sinh con cho Phoocphia), “ơpraxỉ là con gái một viên phó trợ tế, thật đảng giả ngàn vàng về tất cả mọi mặt. Cô ta chang lav gì làm lanh lợi sắc sảo, thậm chỉ đến nhanh nhau cũng không, nhưng ngược lại, ham
việc, chịu khó và có thế nói rang chang đòi hỏi gì cả... Dung nhan ơpraxi
cũng không lấy gì làm ưa nhìn cho lắm, nhưng thật vừa mắt đoi với một người đàn ông chang đến nôi khó tính, lại biết chọn đủng món hợp với khâu vị của
mình... Tóm lạỉ chắng có gì nối bật trừ cái lung ra: một cái lưng rộng bản và khỏe mạnh đến nôi môi người đàn ông nào ít chủ ý tới phụ nữ nhất nom thấy cải ỉưng ấy cũng chang tài nào giữ nối bàn tay không giơ lên phát một cái
vào lưng cô ả” [12, 132]. Nhờ biện pháp tương phản mà chân dung và tính
cách nhân vật ơpraxi hiện lên rõ nét, thể hiện được tính cách khờ khạo của nhân vật đồng thời còn tạo ra tiếng cười hài hước cho bạn đọc. Khi Pêtenca trở về nhà, tác giả đã miêu tả tâm trạng của nhân vật “cậu cũng thích về Gôỉôpliôp, nhất là từ khỉ đeo lon s ĩ quan: chang phải tại ưa được trò chuyên với bố, mà chỉ do bị thu hút theo bản năng về nơi trôn rau cắt rốn như bất cứ
kẻ nào không rõ sinh ra ở trên đời làm gì” [12, 146]. Qua đó, ta thấy hiện lên
tiếng cười mỉa mai về thái độ thờ ơ, không quan tâm của Pêtenca đối với ông bố của mình.
Biện pháp tương phản còn được thế hiện ở những chi tiết các nhân vật tự tố cáo nhau, hay chính là các nhân vật tự bộc lộ phẩm chất của mình, kể cả phẩm chất tốt và xấu. Có thể là nhân vật tự bộc lộ cũng có thể là nhân vật khác phát ngôn, thông qua đó tính cách của nhân vật hiện lên rõ nét.
Vlađimia và Xtêpan kế xấu về Arina “Những khỉ vắng mặt Arina, hai bo con, hồi đó cậu còn là niên thiếu: thường cùng vào căn buồng có treo chân dung Baccôp, đọc các bài thơ phóng đãng và đặc biệt kể xấu M ụ phù thủy
tức là Arina” [12, 13]. Hay như Phoocphia kể tội với mẹ về anh Xtêpan
“Trong câu chuyên này, rõ ràng là anh Xtêpan chủng con đã xử sự một cách tồi tệ - có thế nói là đê tiện - còn như xem hành vi của anh ấy đảng trừng phạt như thế nào thì chỉ có mẹ mới định đoạt được mà thôi... nếu anh Xtêpan chúng con, do bản chất xấu xa, lại xử sự với cái phúc lành của mẹ lần thứ hai
này cũng như lần đầu thì sao? ” [12, 49]. Những điều tương phản còn thể hiện
cả trong suy nghĩ của Paven về người anh khốn nạn Phoocphia: ‘7.07 lẽ rỗng tuếch che giâu một tính tình độc ác lạnh lùng hầu như chĩa vào tất cả nhũng
ai không chịu tuân theokhuôn sáo cố hữu của sự giả d ố i” [12, 82], hay
“Người nông dân ấy đã bị anh lột củachứgì?” [12, 97]. Hay hai đứa con của
Phoocphia cũng kể xấu về bố với bà Arina, như nghe trộm chuyện, tìm khắp nhà và tra hỏi tất cả mọi người về một quả táo nhặt được ngoài vườn, tính đi tính lại từ lâu tài sản của Paven khi hắn sắp chết.
Biện pháp tương phản có tác dụng lớn trong việc thể hiện tính cách nhân vật và tạo tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Cùng với biện pháp tương phản là sử dụng mô-tip, đây cũng là một biện pháp quan trọng thể hiện tư tưởng tiến bộ của Sêđrin.
Theo Từ điến văn học bộ mới: “Mô-tip là thuật ngữ chỉ thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học, được phân suất ra từ trong một hoặc một so tác phấm văn học, của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy, hoặc một khuynh hướng văn học, một thời đại nào đó... Mô-tip gắn với thế giới tư tưởng và
cảm xúc của tác giả một cách trực tiếp hơn” [5, 1012]. Thông qua mô-tip đã
sử dụng mà tác giả dễ dàng thể hiện tư tưởng và thái độ của mình trước những hiện tượng của xã hội một cách trực tiếp.
Có rất nhiều mô-tip quen thuộc mà chúng ta đã biết như: mô-tip “con đường” của Gôgôn, mô-tip “sa mạc” của Lecmôntôp, mô-tip “ra đi” của các nhân vật trong tác phẩm Đời tôi và Thày giáo dạy vãn của Sêkhôp,... các mô-tip này thường lặp đi lặp lại trong một hoặc nhiều tác phẩm của nhà văn.
Trong tiếu thuyết Gia đình Gôlôpỉiôp, mô-típ mà tác giả sử dụng trong tác phẩm là mô-tip “chết chóc”. Mô-tip chết chóc quán xuyến từ đầu đến cuối tác phấm. Cái chết của người này nối liền cái chết của người kia, hầu như chương nào cũng có cái chết xuất hiện. Cái chết bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhung tất cả đều có một điếm chug đó là họ đều chết ở trong cái lãnh địa Gôlôpliôp - một lãnh địa tràn ngập “írơ tàn của quá kh ứ’ (Sêđrin) [2, 344]. Đó
là một lãnh địa tràn ngập những hủ lậu của chế độ nông nô, từ đó sinh ra mầm mong của cái chết. Cái chết tồn tại trong bản chất của mỗi tên địa chủ trong gia đình này, đó là những bản chất xấu xa, đểu giả, độc đoán mà trong hoàn cảnh xã hội mới không thể dung chứa. Bọn chúng sống sung sướng trên mồ hôi, nước mắt của người nông nô, sống một cách vô công dồi nghề, không lí tưởng và bất lực trong hành động.
Từ đầu đến cuối tác phẩm cái chết luôn bám theo mỗi nhân vật, đây không chỉ là cái chết của mỗi thành viên trong gia đình Gôlôpliôp mà là cái chết tất yếu của cả một tầng lớp thống trị đang tồn tại trong đất nước Nga đương thời. Ngay ở chương đầu tiên là cái chết của Xtêpan, vị trưởng nam của gia đình Gôlôpliôp chết do “bản án tử hình” của chính những người ruột thịt, đặc biệt là do tên phản phúc Phoocphia gây ra hòng chiếm đoạt tất cả tài sản vào tay hắn. Và tiếp theo là Anna, được hiện lên thông qua bức thư của Arina viết cho con trai Paven và Phoocphia, cô chết sau vài tháng khi thằng chồng sĩ quan sa đọa, trác táng vứt bỏ bơ vơ với hai đứa con gái nhỏ. Đen chương thứ hai, Paven-con trai út của Arina chết sau khi oán trách mẹ vì “cái xương” của mẹ cho mình không béo bở bằng anh Phoocphia, chết sau khi cãi cọ với anh trai Phoocphia về quyền thừa kế tài sản, và cuối cùng hắn cố lấy hết sức để thét vào mặt ông anh đểu giả Iuđuska “Tên hút máu”.Cái chết của Vôlôđia xuất hiện qua lời cãi cọ của Phoocphia với con trai út Pêtenca, Vôlôđia đã tự rút súng tự sát chết sau khi bị ông bố ruồng bỏ, không thí cho một đồng xu nhỏ. Đen chương thứ tư, lại xuất hiện thêm một cái chết của Arina - người đàn bà từng là chủ nhân hiển hách của cơ nghiệp nhà Gôlôpliôp chết khi “hai mắt mở trừng trừng nhìn vào khoảng không như thế bà cụ cố
tìm hiếu một cái gì đó không biết, mà không hiếu noi” [12, 174] cho đến tận
cuối cùng bà cũng chưa tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi mà hà đã đặt ra, bà không hiểu bà phải làm việc cật lực vì ai và để làm gì; tiếp đó, Phoocphia
nhận được tin Pêtenca gục chết trên đường lưu đày cũng chỉ vì sự keo kiệt của ông bố. Chương cuối là cái chết của hai cô cháu ngoại Arina, hai cô muốn thoát khỏi Gôlôpliôp buồn chán muốn tự kiếm sống bằng chính sức lao động của mình nhưng cuộc đời không như hai cô nghĩ, vì tài năng của hai cô thì chỉ có thể làm được diễn viên tỉnh lẻ với một vai diễn nhất định, cái chết của Lubenca “bề ngoài thì nàng đã chết ở một cái thành phố Cresêtôp nào đó vì những moi đắng cay, nhưng xét cho cùng, nàng cũng vậy, nàng đã bị một vét
thương chỉ mạng chỉnh cũng ở Gôlôplỉôp” [12, 321]. Và cuối cùng là cái chết
của Phoocphia có tính chất “quyết toán” cho số phận của những số phận trong gia đình này, “Bên ngoài, gió gào thét: một cơn bão ấm ướt thảng ba đang lồng lộn, ào ạt tạt vào mặt Phoocphỉa một làn tuyết tan. Nhưng Phoocphỉa cứ bước đi bì bõm trong các vũng nước, mặc cho tuyết rơi gió thối, chỉ bất giác
khép chặt tà áo ngủ ” [12, 337]. Đó là cái chết cuối cùng của những sinh mạng
yểu mệnh trong gia đình Gôlôpliôp. Nguyễn Kim Đính cũng đã nhận xét:
“Chết, chết và chết, thần chết nghiệt ngã như luôn rình rập trên so phận của mọi người ở lãnh địa Gôlôplỉôp này. Kẻ từĩĩg hăm hở bằng mọi mánh khóe gian trá đế độc quyền thong trị cái lãnh địa này, nằm lì ở đây, cũng chết thê thảm; kẻ muốn vùng thoát khỏi nơi đây nhưng rồi bất lực, quay lại vùi xác nơi
này ra đi đế roi tự hủy sinh mệnh bản thân ở một nào đó” [2, 344].
Thông qua việc sử dụng mô-tip chết chóc, tác giả càng làm rõ hơn cái chết tất yếu của tầng lóp thống trị của xã hội Nga đương thời, cái chết luôn rình rập trong cái lãnh địa không còn chút sức sống nào “Gôlôplỉôp chính là
cái chết, cái chết đau khố, cái chết giết người theo loi hú họa và luôn rình đợi
một nạn nhân m ới” [12, 321]. Sử dụng mô-tip chết chóc là dụng công nghệ
thuật đặc sắc của tác giả so với những nhà văn khác, chính nhờ đó mà tiếng cười châm biếm hiện lên trực tiếp nhằm đả kích vào chế độ nông nô chuyên chế tồn tại bao đời nay. Qua mô-tip chết chóc, tư tưởng của nhà văn hiện lên
trực tiếp, đó là chế độ nông nô sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn cùng với những chính sách tàn bạo của nó, và trên mảnh đất đầy “tro tàn của quá khứ” ấy, số phận của những người nông nô sẽ được nảy sinh và phát triển bằng chính sự đấu tranh không khoan nhượng của mình, thông qua đó thể hiện thái độ cảm thông, thương xót đối với người nông nô của tác giả. Chính vì thế mà tác phẩm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, đã vượt qua được những hạn chế của Gôgôn trước đây. Vì thế tác phẩm của Sêđrin có tính chiến đấu cao, công kích trực tiếp vào bộ máy chính quyền đương thời. Năm 1880, tác phẩm Gia đình
Gôlôpliốp được đăng trên tờ Quốc gia biên niên thì đến năm 1884, tờ báo này
bị cấm hoạt động là vì vậy.
Hai biện pháp có tác dụng riêng khác nhau nhưng đều làm cho nhân vật hiện lên đầy đủ nhất, chính xác và sinh động nhất, đó là tiếng cười chua chát về những cái xấu xa nhất của mỗi nhân vật, là tiếng cười đả kích vào tầng lớp thống trị đương thời.
Tiếu kết: Sêđrin đã vẽ lên bức tranh sinh động về đời sống của tầng lớp địa chủ đương thời. Nhờ vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt nhà văn đã tạo nên một chân dung nhân vật điển hình Iuđuska của văn học châm biếm Nga nửa sau thế kỉ XIX. Thông qua các biện pháp nghệ thuật này mà chân dung nhân vật hiện lên ở mọi góc độ xấu xa nhất, tiêu biểu cho tầng lớp thống trị đương thời. Bọn chúng hiện lên đầy đủ từ ngoại hình đến tính cách, từ lời nói bên ngoài đến ý nghĩ, tâm lí bên trong, đằng sau tất cả là tiếng cười châm biếm với những gì xấu xa nhất. Tiếng cười châm biếm của Sêđrin không chỉ là cười ra nước mắt như tiếng cười của Gôgôn nữa mà tiếng cười ở đây nhằm đả kích vào cả một chế độ chính trị mục ruỗng đương thời, đây chính là tài năng vượt bậc của Sêđrin.
KẾT LUẬN
Sêđrin đã chiến đấu không mệt mỏi vì số phận nhân dân Nga bởi ông luôn giữ vững niềm gắn bó sắt son, chung thủy với họ, với truyền thống dân chủ tiến bộ của văn học hiện thực Nga. Bằng tài năng nghệ thuật thiên tài, Sêđrin đã hoàn thành xuất sắc phương châm mà Puskin từng nêu ra từ đầu thế
kỉ: so phận nhân dân - sophận con người.
Sêđrin đã dựng lại những sự việc xảy ra trong gia đình Gôlôpliôp trong thời gian trước và sau cuộc cải cách nông nô, nhằm phơi bày tất cả những gì xấu xa nhất của tầng lớp địa chủ đương thời thông qua tiếng cười châm biếm. Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Phoocphia, hắn càng chiếm được nhiều tài sản thì càng cảm thấy cô độc, đến lúc cuối đời hắn mới nhận ra được điều này nhưng cũng không còn ý nghĩa gì nữa, tất cả người thân của hắn trong lãnh địa Gôlôpliôp đều lần lượt chết dần, chết mòn, cuối cùng hắn cũng phải chết một cách thảm hại trên cách đồng. Đó chính là cái chết tất yếu của tầng lóp địa chủ đương thời hay là cả một hệ thống chính trị đã mục ruỗng, thối nát đã đến lúc phải nhường ngôi cho những gì mới mẻ, tiến bộ. Đó chính là điếm mới và tiến bộ của Sêđrin so với Gôgôn, ông đã tìm ra được con đường mà nông nô Nga phải đi và dự báo sự sụy đổ của chế độ cũ.
Không chỉ thành công về mặt nội dung mà Sêđrin đã xây dựng được nhân vật điển hình, đại diện cho tầng lớp địa chủ đương thời, soi chiếu vào nhân vật Phoocphia, người đọc có thể thấy được toàn bộ những gì xấu xa nhất của bọn địa chủ đó là thói tham lam, keo kiệt, đạo đức giả đểu, với những lời nói sáo rỗng, vô nghĩa luôn ở trong mồm tuôn ra như một cái máy. Qua nhân vật này, mọi cung bậc của tiếng cười đều được cất lên đầy chua cay, gay gắt. Trong tác phẩm, để tạo ra tiếng cười tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, tạo ra những tiếng cười mang phong cách riêng của mình.
Nhờ đó, tiếng cười của Sêđrin có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó làm cho thành trì của chế độ nông nô bất công vô nhân đạo sụp đổ.