KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu đồ án tìm hiểu về công nghệ phát thanh số hiện tại (Trang 38)

Qua phân tích chúng ta nhận thấy tiêu chuẩn E 147 và DRM là các tiêu chuẩn đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế và đã được áp dụng ở nhiều nước và cũng được nhiều nước quan tâm. Đối với chuẩn ISDB-T của nhật bản thì có nhiều vấn đề không phù hợp. thứ nhất là nó được xây dựng theo ý tưởng phát tín hiệu multimedia phát thanh truyền hình mà truyền hình Việt Nam đã lựa chọn công nghệ DVT của châu âu nên không phù hợp. thứ 2 hiện nay tiêu chuẩn này chỉ có nhật bản ứng dụng và BRASIN, SINGAPO thử nghiệm phát trền hình số mặt đất nhưng sau đó lại không theo.

Đối với mỗi một quốc gia, hệ thống phát thanh mặt đất đóng vai trò chính, chủ đạo. Phát thanh cũng là biểu hiện chủ quyền, độc lập của quốc gia, cho nên hệ thống phát thanh phải được kiểm soát về nhiều mặt.

Cũng như phát thanh analog, hệ thống phát thanh số cũng sẽ có nhiều phương thức khác nhau để đáp ứng nhiều yêu cầu và điều kiện phủ sóng khácnhau. Công nghệ sẽ lựa chọn trong đề tài này nhiều khả năng không phải là

công nghệ duy nhất. Tuy nhiên sẽ là công nghệ chủ đạo trong hệ thống phát thanh số của Việt Nam. Cụ thể là phục vụ cho phát thanh đối nội có chất lượng cao, có nhiều tiện ích đáp ứng được yêu cầu của thính giả, làm tăng sức cạnh tranh của phát thanh so với loại hình thông tin khác.

1.Công nghệ:

Vấn đề tiêu chuẩn hoá

Sự phổ cập của tiêu chuẩn trên thê giới, khả năng phát triển thị trường. Như chúng ta đó biết, tiêu chuẩn hóa là vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Ngay cả đối với hàng hoá tiêu dùng đơn giản, nếu không theo tiêu chuẩn thì không thể lưu thông, nếu tiêu chuẩn không nhất

quán thì gây tốn kém.

Tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa như thế nào?

+ Đảm bảo sự phát triển của công nghệ. Chỉ khi đó được nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh và tới độ chín muồi đưa vào áp dụng, cộng nghệ mới được tiêu chuẩn hoá và các tổ chức tiêu chuẩn công nhận. Khi đó mới phát triển được thị trường máy phát, máy thu.

+ Phát thanh bao gồm hai phần: (1) sản xuất chương trình và phát sóng, (2) thiết bị thu, nghe của dân. Nếu mỗi gia đình có một máy thu thanh thì tổng số máy thu sẽ là con số hàng trăm triệu /hay hàng tỷ. Nếu không tiêu chuẩn hóa thì vấn đề máy thu sẽ giải quyết như thế nào?

+ Đảm bảo cho sự đầu tư lâu dài. Sẽ gây lãng phí đầu tư rất lớn khi áp dụng những công nghệ chưa được tiêu chuẩn hoá. Khi thay đổi công nghệ phát thanh , truyền hình sẽ ảnh hưởng tới số phận của hàng trăm triệu máy thu thanh.

+ Công nghệ sẽ được áp dụng rộng rãi. Điều này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, khả năng hoàn thiện phát triển công nghệ, sản phẩm, khả năng trao đổi, liên kết, không rơi vào tình trạng lệ thuộc do độc quyền. Hơn nữa trong quá trình khai thác sẽ có được sự hỗ trợ kỹ thuật tốt, kể cả các linh kiện, vật tư dự phòng thay thế ...

Các nước như Nhật, Mỹ, họ có thể áp dụng tiêu chuẩn phát thanh của riêng mình vì họ làm chủ hoàn toàn về công nghệ chế tạo và thị trường lại đủ lớn. Đối với nước ta, chưa có nền công nghiệp chế tạo điện tử phát triển, hay nói đúng hơn là chúng ta hầu như phụ thuộc vào nước ngoài thỡ chúng ta nên lựa chọn tiêu chuẩn có nhiều nước cùng sử dụng, đặc biệt là những nước trong khu vực và những nước có ảnh hưởng lớn. Ở đây là ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường máy thu, máy phát. Thí dụ, Trung Quốc là một nước lớn với dân số khoảng 1,3 tỷ người. Thị trường khổng lồ này sẽ có vai trò quan

trọng ảnh hưởng đến giá thành máy thu, máy phát. Người nghe đóng vai trò hết sức quan trọng. Thị trường máy thu hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng người nghe đài.

Kết luận qua phân tích đánh giá :

Chất lượng âm thanh theo tiêu chuẩn E 147 có thể đạt ngang với đĩaCD. E147 là tiêu chuẩn đáp ứng được các dịch vụ chất lượng cao , đápứng yêu cầu ngày càng cao của người nghe. Trong khi đó chất lượng của tiêu chuẩn DRM chỉ đạt gần như chất lượng FM. Nếu chuyển sang công nghệ số thì không thể chỉ dừng lại ở chất lượng gần với FM. Cho nên tiêu chuẩn E 147 sẽ phù hợp để thay thế cho mạng FM hiện nay, phủ sóng những vùng đông dân cư. Bên cạnh đó, với sự phát triển của tiêu chuẩn DMB trên cơ sở của DAB - khả năng nâng cấp để cung cấp các dịch vụ đa phương tiện là hoàn toàn có thể. Như vậy, có thể nói DAB - DMB là tiêu chuẩn tương lai của phát thanh với những loại hình dịch vụ mới và đa dạng. Bên cạnh đó công nghệ DRM cho phép phát thanh chuyển sang số với tất cả những gì đang có với chất lượng cao, có thể sẽ được sử dụng cho những khu vực có địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, hoặc phủ sóng cho các địa bàn xa đài phát sóng.

Với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của một đài quốc gia, nói lên tiếng nói đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của dân tộc mình, đất nước mình và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của đài tiếng nói Việt Nam thì cả hai chuẩn E 147 và DRM đều có khả năng ứng dụng vào thực tế.

Một phần của tài liệu đồ án tìm hiểu về công nghệ phát thanh số hiện tại (Trang 38)