Khoang chính và khoang phụ của tổ mối loài M. Pakistanicus có đặc điểm hình dạng ngoài giống nhau chỉ có sự sai khác về kích thước, và thành phần đẳng cấp trong đó. Các khoang đều có hình dạng gần giống hình tròn, phân bố rải rác trong lòng đất, trong các khoang phụ có chứa nhiều mối non, đây là đặc điểm để phân biệt với các khoang chính, số đo các khoang phụ nhỏ hơn các khoang chính. Khoang chính và khoang phụ của loài đều được cấu tạo từ loại đất đặc trưng cấu tạo chung của tổ, đặc điểm này không giống như các loài thuộc giống Macrotermes: các khoang tổ được cấu tạo từ loại đất khác so với đất cấu tạo lên thành tổ.
Hình 9: Khoang chính và khoang phụ của loài mối M. Pakistanicus
D: Khoang chính E: Khoang phụ
Hang giao thông của loài xuất phát từ đáy của các khoang chính và khoang phụ để thực hiện vai trò chính là tạo mối liên lạc thường xuyên giữa các thành viên trong tổ mối. Các hang đi ra từ xung quanh đáy khoang thường là các hang đi song song với mặt đất, các hang đi ra từ giữa đáy của khoang có hướng đi xuống sâu. Kích thước các hang thay đổi, phân ra thành hang lớn, hang nhỏ. Từ các hang lớn sẽ phân ra thành nhiều nhánh nhỏ khi đi xa và xuống sâu. Trên các hang đi song song với mặt đất có các hang xiên lên trên mặt đất tới các nguồn thức ăn.
DE E
Hình 10 : các hang giao thông trong tổ mối loài M. Pakistanicus 1.3.3.vị trí các khoang tổ.
Chiều sâu khoang tổ
Qua 2 đợt thực địa chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các lát cắt theo các chiều. khi khảo sát chiều sâu các khoang tổ chúng tôi thực hiện xử lý 224 khoang tổ ở các độ sâu khác nhau, kết quả được chúng tôi ghi nhận và tổng kết ở bảng và biểu đồ
Bảng 2: Số lượng và cấu trúc các khoang tổ mối theo độ sâu Đặc điểm