Xây dựng môi trường văn hóa

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vấn đề CON NGƯỜI (Trang 25 - 30)

Xây dựng môi trường văn hóa và đời sống văn hóa ở cơ sở. Nói đến môi trường văn hóa là nói đến những quan hệ vô cùng rộng lớn của con người

trong không gian và thời gian, từ phạm vi vĩ mô đến vi mô của một cộng đồng ( từ cả nước, địa phương đến từng cơ sở). Xây dựng môi trường văn hóa vì mục tiêu của sự phát triển kinh tế xă hội vì con người như liên hợp quốc đã khuyến cáo: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà không tính đến môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ khập khiễng, mất cân đối, cả về kinh tế và văn hóa. Đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc cũng sẽ suy giảm đi rất nhiều. Vì vậy, xây dựng một môi trường văn hóa phải đạt được các chỉ tiêu sau:

- Tạo ra ở các đơn vị cơ sở (gia đìmh, làng bản, xã phường, khu tập thể, cơ quan trường học, đơn vị bộ đội…), các vùng dân cư (đô thị , nông thôn, miền núi…), đời sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng những nhu cầu văn hóa đa dạng và không ngừng tăng lên của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh phong trào xây dựng làng, ấp, xã, phường văn hóa, nâng cao tính tự quản của cộng đồng dân cư trong công cuộc xây dựng nếp sống văn minh. Thu hẹp dần khoảng cách đời sống văn hóa giữa các trung tâm đô thị và nông thôn, giữa những vùng kinh tế phát triển với các vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, giữa các tầng lớp nhân dân.

- Phát triển và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở; Đầu tư xây dựng một số công trình văn hóa trọng điểm mang tầm quốc gia. Tăng cường hoạt động của các tổ chức văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp, phát triển phong trào quần chúng hoạt động văn hóa nghệ thuật.

- Xây dựng môi trường văn hóa không chỉ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở mà còn xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa, xây dụng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường xã hội.

- Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, thực hiện hai chức năng cơ bản là duy trì nòi giống và văn hóa cá nhân để hình thành nhân cách. Vinh dự và trách nhiệm của gia đình là cung cấp cho xã hội những công nhân ưu tú về tài năng và đạo đức. Gia đình cần được xây dựng bền vững để trở thành niềm vui và hành phúc của mỗi con người. Vì vậy, các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức vế nghĩa vụ gia đình đói với mọi lớp người. Thực hiện tốt chính sách xã hội nhằm tác đông trực tiếp đến con người như tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, chăm lo sức khỏe cho nhân dân .

- Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Để giải quyết vấn đề việc làm, tạo môi trường và điều kiên thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế, đầu tư phát triển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao đông. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế.

- Xóa đói giảm nghèo: Bằng nguồn lực của nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho vay vốn, để giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ. Giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm… Đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nông dân không có đất canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng còn nhiều tiềm năng. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với những người có hoàn cảnh khó khăn không thể tự lao động, không có người bảo trợ, nuôi dưỡng. Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản không có hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả xóa đói, giảm nghèo.

- Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân: Tiếp tục thực hiện các chương trình, mục tiêu về y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các tuyến. Đặc biệt coi trọng tăng cường dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người bị di chứng chiến tranh, người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa. Giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tỉ lệ tử vong của trẻ em dưới năm tuổi, tỉ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản. Giảm tỉ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm, không để xẩy ra dịch lớn. Tích cực phòng, chống các bệnh không do nhiễm trùng, khắc phục hậu quả do tai nạn và thương tích. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn truyền máu. Hoàn chỉnh quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ làm việc ở tất cả các trạm y tế đồng bằng và trung du, phần lớn xã miền núi. Nâng cấp bệnh viện huyện, tỉnh; Phát triển các bệnh viên đa khoa khu vực ở các địa bàn xa trung tâm tỉnh. Hoàn thiện hai trung tâm y tế chuyên sâu tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu tại miền Trung và phát triển các trung tâm y tế vùng. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị y tế, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào việc khám và chữa bệnh cho nhân dân. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc, kết hợp quân – dân y; Phấn đấu có một số lĩnh vực y dược học có thế mạnh, trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Tiêu chuẩn hóa và tăng cường đào tạo cán bộ y tế, chú ý đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số; phân bố cán bộ theo vùng phù hợp yêu cầu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Đề cao y đức gắn với xây dựng và thực hiện quy chế hành nghề, xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực.

- Phòng chống các tệ nạn xã hội: Phòng chống, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy. Thực hiện cơ chế giải pháp đồng bộ về tuyên truyền,

giáo dục, chữa trị, đào tạo nghề, tạo việc làm, xử lý nghiêm theo pháp luật những hành động gây tệ nạn xã hội. Xây dựng nếp sống lành mạnh trong toàn xã hội, ngăn chặn sự lây nhiễm HIV/AIDS. Tổ chức chữa bệnh cho bệnh nhân AIDS và người nghiện ma túy, giúp họ sống, lao động có ý nghĩa trong cộng đồng. Có biện pháp đồng bộ ngặn chặn tai nạn giao thông. Đề cao trách nhiệm các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể đối với tình trạng tệ nạn trên từng địa bàn. Phát huy vai trò của người dân, từng cộng đồng trong việc đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi những tệ nạn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bộ Giáo Dục và đào tạo, (2008), Giáo trình triết học (dùng cho học viên

cao học và nghiên cứu sinh), Nxb chính trị - hành chính.

2. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc, Nxb Chính trị quốc gia.

3. Ngô Đình Giao (chủ biên), (1996), Suy nghĩ về công nghiệp hóa và hiện

đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia.

4. Phạm Minh Hạc, (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi

vào công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia.

5. Nguyễn Thanh, (10/1996 ), Mục tiêu con người trong sự nghiệp công

nghiệp hóa và hiện đại hóa, Tạp trí triết học số 5.

6. Đặng Hữu Toàn, (2/1997), Phát triển vì con người trong quan điểm của

Mác và ..., Tạp chí triết học số 1. Các Wedsite 7. http://hanoi.vietnamplus.vn/Home/Xay-dung-van-hoa-VN-tien-tien- dam-da-ban-sac/201010/3325.vnplus 8. http://truongchinhtrina.gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=212 9. http://cnx.org/content/m27571/latest/ 10.http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2007/08/15/1511/ 11.http://planipolis.iiep.unesco.org/.../viet_nam_education_ %20strategy_200 12.…

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN vấn đề CON NGƯỜI (Trang 25 - 30)