Sau khi biết được sự phân bố độ dày của đất than bùn, dựa vào số liệu của ban quản lý VQG U Minh Hạ cung cấp, đã tiến hành đi thực tế để đo kiểm tra lại. Sau đó chọn ra 3 độ dày than bùn tiêu biểu để khảo sát hiện trạng TVBC, kết quả được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1 Tổ thành các loài thực vật bậc cao ở những độ dày đất than bùn khác nhau
Chỉ tiêu OTC I OTC II OTC III
Độ dày đất than bùn (cm) 20-40 40-60 60-80
Số loài cây gỗ 1 3 3
Số loài thảm tươi 2 2 3
Số lượng loài khác 6 7 9
Loài cây gỗ chiếm ưu thế Cây tràm Cây tràm Cây tràm
Mật độ tràm (cây/ha) 1.867 1.000 833
Mật độ tràm trung bình (cây/ha)
1233
Nhìn vào bảng số liệu 4.1, nhận thấy mật độ tràm ở độ dày than bùn 20 - 40 cm cao hơn so với hai độ dày than bùn còn lại là 40 - 60 cm, 60 – 80 cm, có giá trị tương ứng là 1.867 cây/ha, 1000 cây/ha và 833cây/ha. Ngoài ra, độ dày than bùn khác nhau số lượng loài thực vật bậc cao cũng khác nhau: độ dày than bùn từ 20 – 40 cm có số lượng loài thấp nhất (9 loài), kế tiếp là độ dày than bùn từ 40 – 60 cm (12 loài) và số lượng loài nhiều nhất ở độ dày than bùn từ 60 - 80 cm (14 loài). Và mật độ (% diện tích so với diện tích ô mẫu) của các loài thảm tươi ở 3 độ dày than bùn khác nhau cũng có sự chênh lệch đáng kể. Xu hướng tăng mật độ (%) của các loài thực vật khi tăng độ dày than bùn: thấp nhất ở độ dày than bùn 20 - 40 cm (30% diện tích ô mẫu), kế đến là độ dày 40 - 60 cm (32%) và cao nhất là độ dày 60 - 80 cm (47% diện tích ô mẫu). Ngoài ra, khi xét về mặt cảm quan do quan sát từ thực địa thấy rằng, khả năng sinh trưởng cũng như mức độ xanh tốt của các loài dây leo, thực vật thảm tươi tại vị trí có độ dày 20 - 40 cm cũng kém xa so với hai độ dày than bùn còn lại là 40-60 cm và 60-80 cm. Nguyên nhân lý giải cho hiện trạng trên có thể là, ở độ dày than bùn thấp mật độ tràm còn cao, vì vậy các loài thực vật bậc cao khác phải cạnh tranh để giành không gian sống và các yếu tố về dinh dưỡng, ánh sáng,…nên có rất ít loài TVBC (trừ cây tràm) có thể sống sót và phát triển tốt được. Và tính chất khắc nghiệt của sự cạnh tranh giảm dần khi đến độ dày than bùn cao (40-60 cm và 60-80 cm) vì mật độ tràm ở đây đã giảm xuống. Kết hợp với điều kiện ẩm ướt và
độ tơi xốp cao của đất than bùn thì đây là một vị trí lí tưởng cho sự phát triển các loài TVBC khác.
Hình 4.1 Các loài thực vật bậc cao ở độ dày than bùn 20-40 cm
Luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lí Tài Nguyên và Môi Trường Theo Nguyễn Văn Thêm (2008), Đất có độ dày than bùn càng cao thì độ xốp của đất làm ảnh hưởng phần nào đến mật độ cây. Điều này cũng được nhắc đến trong nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv (2009): Đất than bùn ở U Minh Hạ được hình thành trên nền đất khoáng có sa cấu sét, có dung trọng và tỉ trọng thấp, độ xốp cao (81,4 - 87,2%). Do đất có độ xốp nên xu hướng cây sẽ dễ ngã đổ hơn, điều này có thể là nguyên nhân làm cho các khu tràm trên đất than bùn có mật độ thấp hơn trên đất không có than bùn. Ngoài ra, độ dày lớp than bùn càng dày số lượng loài TVBC có chiều hướng tăng lên: Trong đó, cây bụi, dây leo sẽ chiếm ưu thế dần (Thái Văn Trừng, 1999). Từ những nhận xét trên, đã giải thích tại sao, khi tăng độ dày than bùn số lượng các loài thực vật bậc cao lại tăng lên, còn mật độ tràm thì giảm dần. Tuy nhiên, sự khác biệt về số lượng TVBC ở các độ dày than bùn khác nhau là không lớn: ở độ dày than bùn bùn từ 20 - 40 cm có số loài ít nhất (10 loài), kế đến là độ dày than bùn từ 40 - 60 cm (12 loài) và cao nhất tại độ dày than bùn 60 - 80 cm (15 loài). Nguyên nhân do các OTC được thiết lập trên cùng một tiểu khu có điều kiện sống khá giống nhau.