Giải pháp nâng cao việc thu thuế tài nguyên Việt Nam:

Một phần của tài liệu Thuế tài nguyên và giải pháp nâng cao thu thuế tài nguyên ở việt nam (Trang 26 - 29)

Thực hiện các biện pháp chống thất thu thuế tài nguyên:

- Cơ quan chức năng phải tăng cường kiểm tra, đối chiếu thực tế bản dự toán, hoàn công của các công trình mà doanh nghiệp thực hiện để ước tính sản lượng tiêu dùng nội bộ nhằm hạn chế trường hợp các doanh nghiệp kê khai thấp số thuế tài nguyên phải nộp.

- Một trong những giải pháp chống thất thu nữa là gia tăng phụ thu phí môi trường từ các hoạt động khai thác. Việc nâng phụ thu phí môi trường nhằm giúp cho cơ quan chức năng có thêm nguồn dự phòng để có các hoạt động sửa chữa, khôi phục khi có các dấu hiệu bất ổn xảy ra. Ngoài ra, nhằm tránh thất thoát sản lượng khai thác thực tế so với kê khai, cơ quan chức năng cũng cần tiến hành các hoạt động khảo sát thăm dò chi tiết trước khi cấp giấy phép cho các doanh nghiệp nhằm ước tính trữ lượng hiện có của tài nguyên. Điều này, phục vụ cho công tác đối chiếu khi cần thiết và điều chỉnh sản lượng khai thác được từ các doanh nghiệp, hoặc áp dụng mức thuế khoán cụ thể cho từng dự án của doanh nghiệp.

- Cần có sự xiết chặt trong công tác cấp phép, quản lý và kiểm tra việc khai thác tài nguyên tại các tỉnh trên cả nước.

Xây dựng hoàn thiện luật quản lý thuế theo hướng qui định rõ chế độ tự chịu trách nhiệm khai báo và nộp thuế của từng đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh nộp thay thuế.

Chính sách miễn thuế phải được quy định một cách cụ thể, chi tiết và xem xét đến tính công bằng cho các Doanh nghiệp.

Chế độ ân hạn thuế rõ ràng theo tiêu chí và thời gian cụ thể, trách chung chung rất khó trong công tác xử lý như hiện nay.

Đối với công tác giá, tính thuế: Chi cục phải phân công cán bộ giá chuyên trách, không kiêm nhiệm. Cán bộ làm công tác giá, thuế phải được phân công dựa trên kiến thức chuyên môn được đào tạo (tốt nghiệp các trường kinh tế, tài chính, kế toán, thương mại, ngoại thương). Ưu tiên bố trí những cán bộ đã làm công tác thuế, giá lâu năm, dày dặn kinh nghiệm thực tế.

Công tác đào tạo: Song song với việc hoàn thiện mô hình tổ chức, tiếp tục thực hiện công tác đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ làm công tác thuế, giá tại các Chi cục trực thuộc đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm tra.

Xây dựng quy chế kiểm soát nội bộ: xây dựng và công khai các qui trình nghiệp vụ cụ thể trong từng khâu nghiệp vụ, có chế độ trách nhiệm cho từng đối tượng, chế độ báo cáo cấp trên và chế độ kiểm tra định kỳ.

Xây dựng chế độ khen thưởng: khen thưởng định kỳ, đột xuất đối với những trường hợp có thành tích trong công tác phát hiện gian lận, truy thu thuế cho Nhà nước và các Chi Thuế Tài Nguyên cần được hoàn thiện theo hướng đơn giản hóa cơ cấu thuế suất để nâng cao khả năng kiểm soát, chống gian lận thương mại, theo đó cần giảm bớt số lượng các mức thuế suất, loại bỏ việc áp dụng nhiều mức thuế suất đánh vào các sản phẩm cùng loại. Đồng thời cần xác lập rõ hệ thống phân loại các mức thuế suất.

Kiến nghị hoàn chỉnh các qui trình, qui chế thực hiện các biện pháp chế tài để đảm bảo thực thi nghiêm túc Luật thuế Tài Nguyên…cục không để nợ thuế quá hạn hàng quí, năm.Để phát triển công nghiệp khai khoáng và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn các tỉnh phải bắt đầu từ các dự án khai thác mỏ, cần theo đúng Luật Khoáng sản và theo cam kết của các doanh nghiệp, nếu dự án không triển khai theo đúng tiến độ thì sẽ bị thu hồi. Các dự án hết hạn đều không cho gia hạn.

Việc cấp phép mỏ mới cho các doanh nghiệp nên dừng lại và phải tập hợp các điểm mỏ, lập danh sách theo nhóm nguyên liệu và tổ chức đấu thầu theo nhóm. Tiếp đến là lựa chọn nhà đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm trong ngành khai khoáng, có dự án đầu tư chế biến và có

khả năng tiêu thụ sản phẩm. Yêu cầu nhà đầu tư lập đề án và triển khai đánh giá thăm dò địa chất, quy hoạch các điểm mỏ làm nguồn nguyên liệu, báo cáo kết quả đánh giá thăm dò địa chất.

KẾT LUẬN

Việt Nam với nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú và dồi dào. Trong công cuộc phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên sẽ ngày càng nhiều, do đó, việc thu thuế tài nguyên đóng góp vào nguồn ngân sách quốc gia cũng như để phát triển các công tác nghiên cứu phát triển các nguồn tài nguyên thay thế tài nguyên thiên nhiên là một vấn đề cần được quan tâm và ưu tiên. Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009 ra đời đã phát huy một số yếu tố tích cực và hoàn thiện hơn Pháp lệnh số 07/2008/PL-UBTVQH12 ngày 22/11/2008 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tuy nhiên,với sự phát triển kinh tế hội nhập kinh tế toàn cầu, các điều khoản trong Luật thuế tài nguyên cần có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Song song đó, cần có nhiều hơn nữa sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể có liên quan và các chủ thể kinh tế trực tiếp tham gia khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cần hoàn thiện hơn nữa các văn bản luật thi hành Thuế tài nguyên, nhiều biện pháp giám sát, quản lý việc khai thác bừa bãi, và ngăn chặn tình trạng thất thu thuế tài nguyên như thực trang những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Thuế tài nguyên và giải pháp nâng cao thu thuế tài nguyên ở việt nam (Trang 26 - 29)