Tuyển chọn vi khuẩn acetic chịu nhiệt có khả năng sinh acid mạnh

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid acetic chịu nhiệt từ trái cây có múi (Trang 34)

Từ các kết quả thí nghiệm trên, về kích thước vòng halo, độ rộng vùng sáng màu vàng khi thử nghiệm khả năng sinh acid, khả năng phát triển ở các nhiệt độ khác nhau cũng như phát triển được ở các nồng độ acid ban đầu khác nhau đã chọn ra được mười chủng trội nhất để tiếp tục tiến hành thử nghiệm cả khả năng phát triển và lên men trên môi trường YPGD lỏng có bổ sung 4% ethanol để tuyển chọn các chủng vi khuẩn vừa có khả năng chịu nhiệt vừa lên men acid mạnh.

Mười chủng vi khuẩn AAB được tăng sinh khối trong môi trường PM trong 24 giờ sau đó cho phát triển và sinh acid trong môi trường YPGD lỏng có bổ sung 4% ethanol và đem ủ lắc ở 30, 37, 38 và 39o

C. Sự phát triển của vi khuẩn được theo dõi bằng cách đo mật số bằng máy đo OD và theo dõi nồng độ acid trong 7 ngày.

Hình 9. Sự phát triển của mƣời chủng vi khuẩn AAB ở 30o

C

Ở 30o

C, các chủng vi khuẩn phát triển tương đối tốt, nhưng không đồng đều. Trong đó 2 chủng phát triển tương đối ổn định nhất là RB.ST2 và VQ.BT, đến ngày thứ 7 thì chủng VQ.BT vẫn có tăng mật số nhưng chậm hơn chủng RB.ST2, tuy nhiên khả năng sinh acid của hai chủng này lại khá thấp so với những chủng còn lại ở ngày thứ 7, trội hơn hẳn là chủng RC.KG1 với hàm lượng acid là 1,68% w/v (Hình 9 và 10).

Hình 10. Sự biến đổi hàm lƣợng acid của mƣời chủng vi khuẩn AAB ở 30o

Ở 37o

C, chủng RB.ST2, RC.KG1 và VQ.BT vẫn phát triển tương đối đều nhưng đến ngày thứ 5 bắt đầu giảm, qua ngày thứ 6 thì tăng lại, ở nhiệt độ này mật độ vi khuẩn phát triển mạnh nhất lại là chủng RB.ST1 với chỉ số OD (550 nm ) đo được ở ngày thứ 7 là 2,550. Nhưng khả năng sinh acid của chủng này gần như là thấp nhất chỉ 0,32% w/v tính ở ngày thứ 7. Ở nhiệt độ này, chủng RC.KG1 có hàm lượng acid sinh ra cao nhất ( 1,846% w/v ở ngày thứ 7).

Hình 11. Sự phát triển của mƣời chủng vi khuẩn AAB ở 37oC

Hình 12. Sự thay đổi hàm lƣợng acid sinh ra của mƣời chủng AAB ở 37o

C

VQ.BT có mật độ cao hơn mà khả năng sinh acid lại kém hơn nhiều gần như là thấp nhất so với những chủng khác, hàm lượng acid lần lượt là 0,32% w/v và 0,48% w/v ở ngày thứ 7. Chủng RC.KG1 được xem là ổn nhất về khả năng chịu nhiệt với chỉ số đo OD (550 nm) ở ngày thứ 7 là 2,516 và hàm lượng acid là 0,76% w/v. (Hình 11 và 12).

Hình 13. Sự phát triển của mƣời chủng vi khuẩn AAB ở 38o

C

Hình 14. Sự thay đổi hàm lƣợng acid sinh ra của mƣời chủng AAB ở 38o

C

Ở 38o

C, chủng RC.KG1 có mật số tương đối cao (1,663) đứng thứ 2 sau chủng VCh.VL1 (1,738) vào ngày thứ 7. Tuy chủng RC.KG1 có khả năng chịu nhiệt tương đối tốt ở mốc nhiệt độ này nhưng ngược lại khả năng sinh acid của nó thì lại rất kém chỉ có 0,28% w/v. Chủng VCh.VL1 có khả năng chịu nhiệt cao nhất và khả năng sinh acid ở ngày thứ 7 của mốc nhiệt độ này tốt cũng không kém (0,48% w/v). Xét riêng

chủng VCh.VL3, ở mốc nhiệt độ này có khả năng sinh acid tốt, cao nhất so với các chủng khác (0,56% w/v) nhưng khả năng phát triển chỉ ở mức trung bình (1,439). Riêng 2 chủng, RB.ST2 và VQ.BT có mật số phát triển tương đối cao nhưng khả năng sinh acid yếu vào những ngày cuối, đến ngày thứ 7 lần lượt chỉ còn 0,28% w/v và 0,24% w/v, chủng RB.ST2 có khả năng sinh acid đạt cực đại là 0,92% w/v vào ngày thứ 4 nhưng lại có khuynh hướng giảm và sau đó xảy ra quá trình chuyển hoá acid acetic thành CO2 và H2O nên làm giảm lượng acid (Hình 13 và 14).

Hình 15. Sự phát triển của mƣời chủng vi khuẩn AAB ở 39o

C

Hình 16 . Sự thay đổi hàm lƣợng acid sinh ra của mƣời chủng AAB ở 39o

C

Ở 39o

C, mật số và khả năng sinh acid của chủng VCh.VL1 vượt trội hơn những chủng còn lại, ở ngày thứ 7 lần lượt là 1,537 và 0,44% w/v. Kết quả cho thấy không

VCh.VL1 là tốt. Mặc dù ở những ngày đầu khả năng sinh acid tương đối kém nhưng từ ngày 3 có sự thích nghi và phát triển vượt trội hơn. Tiếp đến là chủng VQ.BT, ở nhiệt độ này khả năng chịu nhiệt và sinh acid vượt trội hơn hẳn chủng VCh.VL1, từ 0,48% ở 380

C tăng lên 0,52% w/v vào ngày thứ 7 ở 390

C. Chủng RB.ST2 có khả năng chịu nhiệt gần như là khá cao (1,346) và khả năng sinh acid của chủng RB.ST2 là 0,36% w/v thấp hơn chủng VCh.VL1 và VQ.BT và khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc dù ở mốc 37o

C, chủng RC.KG1 được xem là có khả năng chịu nhiệt và sinh acid tốt nhưng ở mốc nhiệt độ này chỉ đạt ở mức trung bình lần lượt là 1,235 và 0,24% w/v. Trong thí nghiệm này, khả năng sinh acid của chủng VQ.BT ở ngày 7 gọi là cao nhất trong mười chủng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết thúc thí nghiệm trên đã tuyển chọn được hai chủng vi khuẩn chịu nhiệt và có khả năng lên men acid mạnh là VCh.VL1 và VQ.BT, trong đó chủng VCh.VL1 vượt trội hơn chủng còn lại ở 2 mốc nhiệt độ cao về cả mật số và khả năng sinh acid, đạt đến 0,6% w/v ở ngày 5. Kết quả thử khả năng phát triển trên môi trường có bổ sung acid acetic cho thấy cả 2 chủng VCh.VL1 và VQ.BT có thể phát triển đến trên nồng độ 0,24% w/v ở cả 37o

C và 39oC và khác biệt có ý nghĩa. VCh.VL1 có khả năng có khả năng sinh acid cao nhất trong môi trường có 4,0% w/v ethanol ở 37o

C đạt đến 0,64% w/v. Ở mốc 38oC và 39oC sau 7 ngày lên men, acid sinh ra của chủng VCh.VL1 dường như không tăng lên nữa mà có khuynh hướng giảm nhẹ, còn chủng RB.BT2 acid sinh ra có khuynh hướng tăng từ 0,24% w/v lên 0,52% w/v.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn vi khuẩn acid acetic chịu nhiệt từ trái cây có múi (Trang 34)