So với hệ xử lý tập trung thì hệ xử lý phân tán có những lợi thế: - Chi phí xây dựng hệ thống thu gom nước thải thấp,
- Ít gây xáo trộn về hạ tầng có sẵn (đường xá, nhà cửa, các công trình xây dựng mà hệ thống thu gom chạy qua)
- Lợi dụng địa hình có sẵn để giảm chi phí vận hành (ví dụ lợi dụng độ dốc để duy trì dòng chảy nhờ áp lực thủy tĩnh)
- Dễ quản lý lưu vực nhận nước (do phương thức thải là bốc hơi, thấm vào đất, tưới cây, nạp vào nước ngầm...).
Bên cạnh đó còn có những hạn chế:
- Dễ làm mất cảnh quan do việc xây dựng trạm XLNT bên trong đô thị.
- Nếu không đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật, nước thải có thể gây mùi hôi thối. - Mặt khác nếu hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng như N và P trong nước thải sau
khi xử lý còn cao, trong điều kiện quang hợp tốt, các sông hồ đo thị tiếp nhận nước thải có thể bị phú dưỡng và dẫn đến nhiễm bẩn thứ cấp
- Các trạm XLNT phân tán có quy mô, mức độ và công nghệ xử lý khác nhau. Việc kiểm soát, quản lý vận hành chúng rất phức tạp,
- Tìm kiếm đất đai cho việc xây dựng trạm XLNT trong nội thành thường rất khó khăn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán công trình, Lâm Minh Triết, NXB ĐHQG TPHCM, 2010
Xử lý nước thải, PGS.TS Hoàng Văn Huệ, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 2002
Tài liện nghiên cứu Công nghệ và công trình xử lý quy mô nhỏ, PGS.TS Trần Đức Hạ.
Công nghệ xử lý nước thải Dewats, TS Nguyễn Tùng Phong, Trung tâm đào tạo và HTQT – Viện KHTL Việt Nam (VAWR)