Việc tăng lãi suất huy động thường xuyên mà kết quả là tăng lãi suất cho vay; một mặt sẽ làm tăng rủi ro TD cho NH, mặt khác sẽ làm cho KH tìm đến NH bạn có lãi suất thấp hơn để yêu cầu cấp TD. Vì vậy, NH phải tính đến chiến lược lãi suất phù hợp, song vẫn đảm bảo tính cạnh tranh để thu hút KH và đảm bảo tính ổn định cho NH. Hơn thế, NH phải tính đến thời hạn sử dụng vốn nào là nhu cầu cần thiết cho NH mình để có chính sách huy động vốn phù hợp.
• Đa dạng hóa các hình thức kinh doanh đầu tư
Việc đầu tư của NH sẽ làm giảm rủi ro TD cho NH, mang lại nguồn thu cho NH. Song những dự án đầu tư đều là dài hạn và NH sẽ phải đem nguốn vốn ngắn hạn của mình để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều đó sẽ dẫn tới rủi ro thanh khoản cho NH. Vì vậy, trong hoạt động đầu tư, NH cần phải quan tâm đến cân đối giữa các khoản đầu tư vì thanh khoản (hay đầu tư vì lợi tức) và đầu tư dự án (hay đầu tư trên thị trường chứng khoán).
Bên cạnh đó, NH còn phải phát triển hình thức kinh doanh mới như: kinh doanh vàng, ngoại tệ thông qua các nghiệp vụ Spot, Forward, Option,... trên thị trường quốc tế nhằm đem lại lợi nhuận cho NH, mặt khác phát triển các hình thức nghiệp vụ đối với KH trong nước.
• Đa dạng hóa các đối tượng KH của VAB và tăng cường chất lượng phục vụ KH
Bên cạnh việc cho vay đối với ND vừa và nhỏ, NH cần tiếp cận với những KH lớn có tình hình SXKD hiệu quả để có nguồn thu ổn định. Ngoài ra, đối với KH cá nhân cần đặc biệt quan tâm vì với đặc điểm của đời sống kinh tế xã hội Việt Nam, nhu cầu vay tiền của KH này là rất lớn. Việc đa dạng hóa đối tượng KH lúc nào cũng phải đi kèm với chất lượng phục vụ KH, vì chỉ có phục vụ tốt, NH mới làm vừa lòng, mới thu hút được sự quan tâm của KH đối với NH.
• Mở rộng các nghiệp vụ hiện đại và cung cấp các tiện ích cho KH
Việc phát triển thẻ NH là hình thức để NH mở rộng TD cho KH mà không phải đến NH xin vay với những thủ tục phức tạp và mất thời gian. Những khoản thu được thông qua nghiệp vụ thẻ, lệ phí thường niên, phí phát hành thẻ...làm tăng thêm lợi nhuận cho NH. Ngoài ra, nghiệp vụ thẻ còn làm phân tán rủi ro cho NH trong hoạt
động kinh doanh của mình. Do đó, NH cần chú trọng những tiện ích cho KH trong giao dịch: NH có thể cung cấp dịch vụ thu lãi, vốn tại đơn vị của KH, thông báo lãi hàng tháng của KH qua các dạng E-Banking, Phone-Banking, Mobile-Banking để bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu KH cũng có thể có được thông tin mới nhất về tình hình LS của NH và những tiện ích liên quan khác từ NH.
• Chú trọng các sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo
TSĐB không phải là yếu tố quan trọng nhất khi xét duyệt khoản vay mà đó chính là thiện chí và khả năng trả nợ của KH. Thực tế, TSĐB chỉ là động lực thúc đẩy người vay trong việc trả nợ. NH khi sử dụng biện pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản sẽ tốn kém về chi phí và thủ tục hành chính khá phức tạp, vì thế sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng TD của NH. Hiện nay, trong quá trình hội nhập, với sự tham gia của các NH nước ngoài mà hoạt động TD của họ không cần đến TSĐB mà vẫn phát triển mạnh thì các NHTMCP Việt Nam nói chung, VAB nói riêng không thể lệ thuộc vào phương án đảm bảo bằng TSĐB nhằm giảm rủi ro TD.
• Quản lí chặt chẽ việc cho vay hỗ trợ lãi suất
VAB cần có những chính sách hợp lí để quản lí việc cho vay hỗ trợ lãi suất. Muốn được hỗ trợ lãi suất, các DN đang vay sẽ tiến hành đảo nợ. Để đảo nợ, các DN phải “nặn” ra dự án, phương án SXKD mới, trong khi kế hoạch năm nay đã làm từ năm ngoái. Nhằm hợp thức hóa, nhiều DN dùng cách hủy những hợp đồng kí năm 2010 và kí mới các hợp đồng trong năm 2011 để được hưởng hỗ trợ lãi suất. Một hành vi tiêu cực khác có thể xảy ra là việc DN đủ điều kiện vay vốn, lấy tiền vay lãi suất thấp sử dụng vào mục đích cho vay lại, thậm chí quay vòng gửi vào NH để lấy lãi lớn hơn. Đối với DN có nợ xấu, làm ăn không hiệu quả, NH phải nghiêm túc cấm đảo nợ; còn DN kinh doanh tốt nhưng lại vướng lãi suất cao thời kì thắt chặt tiền tệ, nên cho họ vay mới trả cũ, một mặt giúp DN làm lành mạnh hóa sổ sách kế toán, mặt khác, giảm bớt chi phí vốn trước mắt cho DN.
NH cần thực hiện việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo việc hỗ trợ lãi suất theo đúng qui định của pháp luật. Nếu phát hiện KH sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì thu hồi số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trước đó. Trường hợp không thu hồi được thì báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí hoặc khởi kiện việc vi phạm HĐTD của KH.
• Kiểm soát nợ quá hạn
Để ngăn ngừa nợ quá hạn, NH phải xây dựng chiến lược KH chi tiết cụ thể, từng bước, trước mặt và lâu dài; phân loại KH để từ đó đề ra các biện pháp tiếp cận thị trường và KH. Một trong những thành công trong việc nâng cao chất lượng cho vay đó là biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh món vay mới cho đến khi thu hồi hết nợ gốc và lãi.
Về xử lí nợ quá hạn, việc đề ra biện pháp xử lí cần rõ ràng, hợp lí và cụ thể để đạt được kết quả tối ưu nhằm thu hồi nợ và lãi tồn đọng. NH đang áp dụng một số biện pháp theo qui định là gia hạn, điều chỉnh kì hạn nợ, miễn giảm tiền lãi vay...
Bên cạnh đó, việc thu hồi nợ quá hạn là công việc rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Việc thành lập và tổ chức Ban thu hồi nợ phải đảm bảo có đủ khả năng, thẩm quyền giải quyết xử lí các món nợ. Sau khi thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử lí nợ mà KH vẫn không trả được nợ, NH phải tiến hành xử lí TSĐB để thu hồi nợ.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế thị trường và yêu cầu của quá trình đổi mới đất nước đòi hỏi các ngân hàng hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình, trong đó có hoạt động cơ bản là hoạt động tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng mà còn có ý nghĩa trực tiếp trong việc kích thích kinh tế phát triển, đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Đối với hầu hết các Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần ở nước ta hiện nay nói chung và Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á nói riêng việc nâng cao chất lượng tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh đang là vấn đề thu hút được sự quan tâm. Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng cho vay sản xuất kinh doanh ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á tại Phòng Giao Dịch Cộng Hòa, báo cáo đã rút ra được những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và nhận định nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. Từ đó mạnh dạn đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại đó và tạo điều kiện để thực hiện những biện pháp nâng cao chất lượng cho vay. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng để phát huy được tác dụng của các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thì nhất thiết phải có sự phấn đấu nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng,
ngoài ra cũng cần có sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước và các cấp ngành có liên quan.
Nội dung đề tài tương đối rộng, mặc khác bản thân còn nhiều hạn chế về lý luận cũng như thực tế nên không tránh khỏi thiếu sót. Nhưng tôi hy vọng những đề xuất giải pháp trong báo cáo sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á – Phòng Giao Dịch Cộng Hòa.