Chiều cao cây

Một phần của tài liệu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp bèo tai tượng (pistia stratiotes) tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 32)

Theo Đào Thanh Vân (2007) chiều cao cây là một trong những yếu tố quan trọng đánh giá sự sinh trưởng của cây trồng và bị chi phối bởi điều kiện dinh dưỡng cung cấp. Kết quả phân tích về chiều cao cây được trình bày ở hình 4.1

Hình 4.1: Diễn biến chiều cao cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian (n=6)

Ghi chú: các cột có cùng ký tự a, b thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Duncan) tại cùng một thời điểm.

Kết quả phân tích ở hình 4.1 cho thấy chiều cao cây ở các nghiệm thức tăng có ý nghĩa thống kê 5% theo thời gian 1, 15, 30, và 45 ngày sau khi trồng (NSKT). Ở giai đoạn 15 NSKT chiều cao cây không có sự chênh lệch lớn giữa các nghiệm thức chiều cao dao động trong khoảng (14,5 - 15,8cm), ở nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas (NT1) cây đạt chiều cao lớn (15,8 ± 0,7cm), cao hơn cả nghiệm thức ĐC (14,3± 0,3cm) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều này phù hợp do cây mới phục hồi sinh trưởng sau khi trồng nên nhu cầu dinh dưỡng cây chưa cao, vì vậy ở các mức pha loãng khác nhau đều đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho cây tăng trưởng nên không có sự khác biệt nhiều giữa các nghiệm thức sử dụng nước thải biogas. Chiều cao cây ở các nghiệm thức sử dụng nước thải biogas cao hơn cả nghiệm thức sử dụng phân hóa học. Điều này có thể do cây trồng

b 0 5 10 15 20 25 30 35 1 15 30 45

Ngày sau khi trồng

C hi ều c ao ( cm ) ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 a a b ab ab ab a c ab ab b

23

trong giai đoạn đầu nhu cầu dinh dưỡng để tăng trưởng chiều cao trong chủ yếu là đạm. Dạng cây trồng dễ hấp thụ là NH4+, NO3- trong khi đó dinh dưỡng trong nước thải biogas cung cấp đạm chủ yếu là NH4+ và NO3- nên cây hấp thu tốt hơn đạm

phân hóa học (đạm chủ yếu NO3-) vì vậy ở các nghiệm thức tưới nước thải cây có

xu hướng tăng chiều cao tốt hơn phân hóa học.

Giai đoạn 30 NSKT chiều cao cây khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (p<0,05). Nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas (NT1) cây đạt chiều cao lớn nhất 28 ± 0,7cm, cao khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức 25%

nước thải biogas (NT4) 25,8 ± 0,4cm và nghiệm thức đối chứng (ĐC) có chiều cao

14,3± 0,3cm, và không khác biệt với các nghiệm thức 75% nước thải biogas (NT2)

có chiều cao 30,3 ± 0,2cm, nghiệm thức 50% nước thải biogas (NT3) có chiều cao 30,7 ± 0,8cm. Kết quả trên cho thấy chiều cao cây giảm ở nghiệm thức có tỉ lệ pha loãng cao là do nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của cây trồng khi đã phục hồi sinh trưởng thích nghi với môi trường và tăng cường hấp thu dinh dưỡng để phát triển. Nghiệm thức sử dụng nước thải biogas cây phát triển chiều cao tốt hơn nghiệm thức đối chứng. Theo Võ Thị Gương và ctv (2010) phân hữu cơ từ dung dịch và chất cặn hầm ủ biogas giúp cải thiện pH, tăng hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu cơ dễ phân hủy, lân dễ tiêu trong đất giúp cây trồng hấp thụ tốt hơn đây có thể là nguyên nhân các nghiệm thức sử dụng nước thải biogas chiều cao tốt hơn nghiệm thức sử dụng phân hóa học (ĐC). Vì vậy, nước thải có tác dụng thúc đẩy cây tăng trưởng chiều cao nhanh hơn so với phân hóa học.

Giai đoạn 45 NSKT, chiều cao giữa các nghiệm thức tương đối đồng đều nhau và dao động trong khoảng (30,3 - 31,3cm). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương ( 2009) khi trồng hoa vạn thọ với giá thể (Xơ dừa + trấu + đất (1:1:1) ) cho chiều cao cây đạt 30cm. Điều này có thể do đến thời điểm thu hoạch cây đạt chiều cao tối đa ở các nghiệm thức nên chiều cao các cây khá đồng. Lê Thị Thu Hương (2009) khi trồng hoa vạn thọ với giá thể (Xơ dừa + trấu + đất (1:1:1)) cho chiều cao cây đạt 30cm, khi đến thời điểm thu hoạch các cây đều đạt chiều cao tối đa nên không có sự biến động nhiều ở các nghiệm thức.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao qua các giai đoạn là hiệu số của chiều cao giai đoạn sau và chiều cao giai đoạn trước chia với với số ngày theo dõi tương ứng. Kết quả bảng 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây vạn thọ ở giai đoạn 1 - 15 ngày sau khi trồng (NSKT) không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức pha loãng nước thải biogas (p>0,05) và dao động trong khoảng (0,57 - 0,67cm/ngày). Nghiệm thức tưới 100% nước thải biogas (NT1) tốc độ tăng trưởng chiều cao (0,67 ± 0,04cm/ngày) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ĐC (0,56 ± 0,02cm/ngày). Giai đoạn từ 16 - 30 NSKT tốc độ tăng trưởng chiều cao cây khá mạnh ở các nghiệm thức và có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức sử dụng nước

24

thải biogas (p<0,05). Nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất 0,81 ± 0,04cm/ngày và cao khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) 0,7 ± 0,03cm/ngày và nghiệm thức ĐC 0,61 ± 0,05cm/ngày. Điều này có thể do cây đã thích nghi với môi trường, bén rể và tăng cường hút chất dinh dưỡng, nước thải biogas ở NT1 đáp ứng tốt và kịp thời nhu cầu nên cây tăng trưởng khá mạnh. Đồng thời việc tăng lượng nước thải tưới cho cây vạn thọ (230 mL/cây) sẽ giúp chiều cao cây tăng nhanh hơn. Theo nghiên cứu Phan Văn Lưu (2011) khi trồng cải bẹ xanh, nghiệm thức sử dụng nước thải biogas góp phần tăng trưởng chiều cao cây và chiều rộng lá cải bẹ xanh.

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các nghiệm thức theo thời gian

Đơn vị (cm/ngày) Nghiệm thức Giai đoạn 1 – 15 16 – 30 31 – 45 ĐC 0,56b ± 0,02 0,61b ± 0,05 0,52a ± 0,04 NT1 0,67a ± 0,04 0,81a ± 0,04 0,20c ± 0,03 NT2 0,61ab ± 0,04 0,79a ± 0,06 0,23bc ± 0,05 NT3 0,61ab ± 0,02 0,76ab ± 0,06 0,28bc ± 0,03 NT4 0,57ab ± 0,03 0,7b ± 0,03 0,34b ± 0,05

Các cột cùng ký tự a, b thể hiện không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Duncan) giữa nghiệm thức theo thời gian.

Ghi chú: ĐC: phân hóa học; NT1: 100% nước thải biogas; NT2: 75% nước thải biogas; NT3: 50% nước thải biogas; NT4: 25% nước thải biogas.

Giai đoạn 30 NSKT đến thu hoạch tốc độ tăng trưởng chiều cao có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (p<0,05). Nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) cho kết quả tốc độ tăng trưởng thấp nhất (0,20 ± 0,03cm/ngày) và khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức NT4 (0,34 ± 0,05cm/ngày) và thấp hơn so với nghiệm thức NT2 (0,23 ± 0,05cm/ngày) và NT3 (0,28 ± 0,03cm/ngày). Nghiệm thức ĐC (0,52 ± 0,04cm/ngày) cho kết quả tăng trưởng lớn nhất trong tất cả các nghiệm thức và cao khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức sử dụng nước thải biogas. Điều này do các nghiệm thức có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn trước (16 - 30 NSKT) như nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1), nghiệm thức 75% nước thải biogas (NT2), nghiệm thức 50% nước thải biogas (NT3) bước sang giai đoạn tăng trưởng ổn định và đạt chiều cao tối đa sớm hơn so với các nghiệm thức có mức tăng trưởng thấp trước đó (nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) và nghiệm thức đối chứng (ĐC)), nên tốc độ tăng trưởng có phần ổn định lại dinh dưỡng sẽ tập trung tạo chồi và nuôi hoa. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương (2009) và Trần Thị Tuyết Ngọc (2009) khi trồng cây vạn thọ

25

(Tagetes patula L.), giai đoạn từ 30 đến thu hoạch chiều cao cây và số lá dần đi vào ổn định, sự gia tăng là không đáng kể do ở thời điểm này cây bắt đầu ra hoa.

4.2.2 Số nhánh

Theo Đặng Phương Trâm (2005) nhánh là bộ phận trọng quyết định đến đường kính tán cây và năng suất hoa sau này. Kết quả theo dõi số nhánh của vạn thọ trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở hình 4.3

Hình 4.2: Diễn biến số nhánh cây vạn thọ giữa các nghiệm thức theo thời gian (n=6)

Ghi chú: các cột có cùng ký tự a,b thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Duncan) tại cùng một thời điểm.

Qua kết quả ở hình 4.3 cho thấy việc khác nhau giữa các mức pha loãng đã dẫn đến sự khác nhau về số nhánh giữa các nghiệm thức. Kết quả phân tích về số nhánh 15 NSKT cho thấy có sự chênh lêch (p<0,05) về số nhánh giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) có 12 ± 0,0 nhánh nhiều nhất trong tất cả các nghiệm thức còn lại và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhiệm thức 50% nước thải biogas (NT3) có 10,3 ± 0,3 nhánh và nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) có 10,3 ± 0,3 nhánh, không khác biệt (p>0,05) so với nghiệm

thức 75% nước thải biogas (NT2) có 11 ± 0,5 nhánh và nghiệm thức ĐC có 11,3 ±

0,1 nhánh. Theo Nguyễn Như Hà (2006) cho rằng giai đoạn sinh trưởng cây hoa rất cần nhiều dinh dưỡng đạm, lân để cung cấp cho quá trình đẻ nhánh quan trọng là lân (P). Lân (P) có tác dụng giúp cây đẻ nhánh và thúc đẩy quá trình hút đạm tốt

0 2 4 6 8 10 12 14

15 30 45 Ngày sau khi trồng

S ố n h án h /c ây ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 ab a bc c c

26

hơn. Thế nên ở các mức pha loãng nước thải biogas khác nhau lượng dinh dưỡng (đạm, lân…) cung cấp cho cây cũng khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số nhánh giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức NT1 (12 ± 0,0 nhánh) có số nhánh cao hơn nghiệm thức ĐC (11,3 ± 0,1 nhánh). Điều này có thể do sự hình thành nhánh ngoài nhu cầu về đạm, lân các nguyên tố trung và vi lượng rất cần thiết cho cây, trong khi đó nghiệm thức đối chứng sử dụng phân vô cơ chỉ cung cấp đơn thuần đạm hoặc lân cho cây trồng, đồng thời nước thải biogas cung cấp dinh dưỡng dễ tiêu cây trồng hấp thu tốt hơn. Theo Nguyễn Đăng Nghĩa và ctv (2005), ngoài dinh dưỡng đạm, lân các nguyên tố trung và vi lượng rất cần thiết cho cây trồng khi thiếu cây sẽ sinh trưởng kém, ít nhánh, ít hoa và quả, năng suất thấp.

Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy số nhánh giảm và không có sự khác biệt về số nhánh giữa các nghiệm thức từ 30 NSKT cho đến thu hoạch (45 NSKT) (p>0,05). Số nhánh giảm do quá trình tỉa bỏ cặp nhánh dưới cùng của cây theo kỹ thuật trồng vạn thọ truyền thống của nông dân. Việc tỉa bỏ cặp nhánh này sẽ tạo cho cây có tán đẹp hạn chế nguồn sâu bệnh giúp cây phát triển cân đối. Theo Đặng Phương Trâm (2005) ở những loại cây trồng trong chậu hay túi bầu số lượng nhánh cần phải vừa đủ để tạo một tán cây đẹp, tránh đổ ngã và cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi hoa. Số nhánh không thay đổi điều này do đặc tính cây vạn thọ nhánh mọc đối xứng qua thân cây sinh trưởng đầy đủ chỉ khoảng 5 - 6 cặp nhánh phân ra từ trục chính nên sau 15 phân nhánh số lượng nhánh phân ra từ trục chính ít thay đổi trừ trường hợp gãy hoặc rụng.

Có thể nói nước thải biogas giúp cây phân chồi và hình thành nhánh sớm hơn so với phân hóa học. Theo nghiên cứu của Phạm Minh Trí (2010) khi sử dụng nước thải hầm ủ biogas trồng cải xanh cũng kết luận rằng cây sinh trưởng nhanh và thu hoạch sớm hơn sử dụng phân hóa học.

27

4.2.3 Số hoa

Số hoa trên cây được tính bằng cách lấy trung bình số lượng hoa trên 06 cây ở những thời điểm thu mẫu. Số hoa được trình bày ở hình 4.4

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 Nghiệm thức S ho a

Hình 4.3: Số hoa cây vạn thọ giữa các nghiệm thức (n=6)

Ghi chú: các cột có cùng ký tự a, b thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% (Duncan) tại cùng một thời điểm.

Giai đoạn 45 NSKT số hoa có sự khác biệt rõ rệt (p<0,05) giữa 4 nghiệm thức sử dụng nước thải biogas. Mức pha loãng càng cao số lượng hoa càng ít. Nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) có số hoa 37,1 ± 1,2 hoa và không có sự khác biệt (p>0,05) so với nghiệm thức đối chứng (ĐC) có 40,3 ± 1,4 hoa. Nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) có số hoa thấp nhất 12,7 ± 1,5 hoa và thấp khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 75% nước thải biogas (NT2) có 28,7 ± 1,6 hoa và nghiệm thức 50% nước thải biogas (NT3) có 21,5 ± 1,1 hoa. Theo Nguyễn Bảo Vệ (2003) nhu cầu dinh dưỡng đối với cây trồng cho sự sinh trưởng và hình thành các bộ phận của cây khá lớn tùy vào giai đoạn, giai đoạn hình thành chồi, hoa…nhu cầu của cây khá cao. Vì vậy, các nghiệm thức với liều lượng nước thải biogas càng thấp thì tương ứng số hoa của các nghiệm thức tương ứng thấp. Trong giai đoạn này nghiệm thức ĐC chuyển từ phân ure sang phân DAP (46% lân, 18% đạm) ngoài đạm còn chứa thành phần chủ yếu là lân (46%) và đây có thể là lý do số hoa cao. Theo Nguyễn Kim Quyên (2011) lân (P) có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bộ rễ, độ cứng của cây, kích thích đâm chồi, nhánh, hoa và làm

d c

b a

28 0 1 2 3 4 5 6 7 ĐC NT1 NT2 NT3 NT4 Nghiệm thức Đ ư n g k ín h h oa ( cm )

tăng năng suất cho cây trồng. Theo Lê Văn Tri (2002), thời gian ra hoa và số lượng hoa ảnh hưởng rất nhiều bởi lân. Lân cũng kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Vì vậy, mức pha loãng nước thải cao dinh dưỡng cấp không đủ đáp ứng nhu cầu cho cây phát triển tạo nhiều hoa nên số hoa tương ứng thấp ở các NT3 và NT4.

4.2.4 Đường kính hoa

Độ lớn của hoa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sản xuất hoa. Kết quả đường kính hoa được trình bày ở hình 4.5

Hình 4.4: Đường kính hoa của các nghiệm thức khi thu hoạch (n=6)

Ghi chú: các cột có cùng ký tự a, b thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Duncan.

Đường kính hoa có sự chênh lệch giữa các nghiệm thức (p<0,05) và tương ứng nhỏ dần theo các mức pha loãng càng cao. Nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) cho đường kính (5,80± 0,11cm) và cao khác biệt hoàn toàn có ý nghĩa

(p<0,05) so với nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) có đường kính hoa 5,22±

0,12cm và không có sự khác biệt so với nghiệm thức sử dụng phân hóa học (ĐC) có đường kính hoa 6,22 ± 0,15cm. Theo Đào Thanh Vân (2007) sự tăng kích thước hoa có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng tốt hay không tốt đối với nhu cầu của cây. Kết quả trên cho thấy nước thải biogas đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho cây nở hoa và tăng đường kính hoa. Ở các mức pha loãng khác nhau đồng nghĩa với việc cung cấp lượng dinh dưỡng khác nhau vì vậy đường kính

a

ab bc

bc

29

hoa cũng tương ứng khác nhau. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) cho rằng NPK mà cây sử dụng sẽ ảnh hưởng đến đường kính hoa, khi cung cấp đủ chất dinh dưỡng cây sinh trưởng và phát triển tốt quang hợp nhiều nên đường kính hoa lớn. Vì vậy, nghiệm thức 100% nước thải biogas (NT1) không pha loãng dinh dưỡng nên đường kính hoa lớn 5,80 ± 0,11cm và nghiệm thức 25 % nước thải biogas ( NT4) đường

kính hoa nhỏ nhất 5,22± 0,12cm vì tỷ lệ pha loãng cao (75% nước ao + 25% nước

biogas).

Tuy nhiên, các nghiệm thức 75% nước thải biogas (NT2) có đường kính hoa

5,58± 0,13cm, nghiệm thức 50% nước thải biogas (NT3) có đường kính hoa 5,52 ±

0,11cm và nghiệm thức 25% nước thải biogas (NT4) có đường kính hoa 5,22 ± 0,12cm nước thải biogas có đường kính hoa nhỏ hơn nghiệm thức đối chứng (ĐC) có đường kính 6,22 ± 0,15cm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ngoài yếu tố đạm và lân thì kali cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới năng suất của các loài thực vật có hoa, thiếu kali hoa nhỏ và dễ dập nát (Phạm Văn Duệ, 2005). Trong giai đoạn 30 NSKT nghiệm thức đối chứng chuyển sang loại phân NPK 16-16-8 đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cho cây ra hoa và tăng đường kính hoa. Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải biogas cho thấy hàm lượng kali trong nước thải cung cấp cho cây trồng thấp chỉ 32,3mg/cây, trong khi đó nghiệm thức đối chứng sử dụng phân hóa học 160mg/cây. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân năng suất hoa ở các nghiệm thức sử dụng phân hóa học cao hơn các nghiệm thức sử dụng nước thải biogas.

Một phần của tài liệu sử dụng nước thải túi ủ biogas với nguyên liệu nạp bèo tai tượng (pistia stratiotes) tưới cây vạn thọ (tagetes patula l.) (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)