Sinh trưởng, phát triển của cây lúa

Một phần của tài liệu hiệu quả của chế phẩm penacp và phân hữu cơ khoáng trong cải thiện năng suất lúa trên đất phèn (Trang 32)

3.2.1. Số chồi

Đặc tính đẻ nhánh là yếu tố quan trọng để quyết định năng suất lúa, vì cây lúa đẻ nhánh nhiều và khỏe sẽ có số bông trên một đơn vị diện tích cao. Những giống lúa đẻ nhánh mạnh và tập trung thì có khả năng cho nhánh hữu hiệu cao, những giống đẻ nhánh kéo dài sẽ cho nhánh hữu hiệu thấp vì dinh dưỡng nuôi những nhánh đẻ muộn không đủ để hình thành bông. Theo dõi quá trình đẻ nhánh của cây lúa ở công thức bón phân khác nhau (Hình 3.5) ta thấy số chồi của các nghiệm thức ở các giai đoạn không có khác biệt. Bón phân hữu cơ chưa có khuynh hướng cải thiện số chồi của lúa so với việc không bón phân hữu cơ trong canh tác. Giai đoạn 30 NSKS là giai đoạn lúa nảy chồi tích cực giảm dần loại bỏ chồi vô hiệu qua các giai đoạn sau.

ns 500 700 900 1100 1300 1500 1700 1900 SC-30N SC-45N SC-90N Phèn tiềm tàng (Vĩnh Viễn A) S c h i/ m 2 ns ns Ghi chú:

SC-30N: Số chồi/m2 giai đoạn 30 ngày sau xạ NT1: Phân vô cơ 100-30-30

SC-45N: Số chồi/m2 giai đoạn 45 ngày sau xạ NT2: Phân vô cơ 100-15-30 + 2kg Penac P

SC-90N: Số chồi/m2 giai đoạn 90 ngày sau xạ NT3: Phân hữu cơ 84-42-28 (700kg phân bã bùn mía)

Hình 3.5 Số chồi lúa ở các giai đoạn 30, 45, 90 ngày.

ns 500 700 900 1100 1300 1500 1700 1900 SC-30N SC-45N SC-90N Phèn nhẹ (Hòa Hưng) S c h i/ m 2 ns ns

19

3.2.2. Chiều cao

Theo dõi sinh trưởng chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức bón phân và thời kì sinh trưởng khác nhau (Hình 3.6) ta thấy:

Chiều cao cây lúa của các nghiệm thức ở các giai đoạn không có khác biệt. Ở Hậu Giang giai đoạn 30 ngày cao nhất ở NT3 là 44,7cm so với NT2 thấp nhất là 41,7cm. Giai đoạn 45 ngày có sự thay đổi cao nhất NT2 59,3cm, thấp nhất NT3 54,8. Ở Kiên Giang chiều cao cũng tăng dần theo các giai đoạn, không có khác biệt giữa các NT ở các giai đoạn; giai đoạn 90 ngày chiều cao cây lúa qua các NT lần lượt là 66,2; 66,4; 65,7. Các nghiệm thức chưa ghi nhận được sự khác biệt. Nhìn chung ở các NT bón phân hữu cơ chưa cải thiện trong tăng chiều cao lúa.

ns 30 40 50 60 70 80 90 CC-30N CC-45N CC-90N Phèn tiềm tàng (Vĩnh Viễn A) C h iề u c a o ( c m ) ns ns Ghi chú:

SC-30N: Số chồi/m2 giai đoạn 30 ngày sau xạ NT1: Phân vô cơ 100-30-30

SC-45N: Số chồi/m2 giai đoạn 45 ngày sau xạ NT2: Phân vô cơ 100-15-30 + 2kg Penac P SC-90N: Số chồi/m2 giai đoạn 90 ngày sau xạ NT3: Phân hữu cơ 84-42-28 (700kg phân bã

bùn mía)

Hình 3.6 Chiều cao cây lúa ở các giai đoạn 30, 45, 90 ngày.

ns 30 40 50 60 70 80 90 CC-30N CC-45N CC-90N Phèn nhẹ (Hòa Hưng) C h iề u c a o ( c m ) ns ns

3.2.3. Năng suất

Năng suất lúa trên đất phèn tiềm tàng ở Vĩnh Viễn A dao động từ 6,4-6,8 tấn/ha không có khác biệt. Tương tự trên đất phèn nhẹ ở Hòa Hưng năng suất từ 7,2-7,8 tấn/ha. Ta thấy nghiệm thức bón Penac-P kết hợp với phân vô cơ giảm 50% P2O5 có năng suất cao nhất, không có khác biệt. Có thể cho rằng hiệu quả của Penac P trong duy trì năng suất lúa trên các nhóm đất phèn nhẹ. Mặc dù, NT bón phân hữu cơ trên đất phèn tiềm tàng ở Vĩnh Viễn A có hàm lượng lân hữu dụng cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với các NT khác; nhưng chưa hiệu quả trong cải thiện năng suất lúa. Theo thí nghiệm của Nguyễn Thị Huyền Trang (2010), trên đất có hàm lượng lân thấp việc bón lân với hàm lượng càng cao thì năng suất cũng tăng theo hàm lượng lân. Nhưng theo kết quả thí nghiệm Đoàn Vũ Nam và ctv. (2011), thì năng suất không khác biệt giữa nghiệm thức không bón lân với NT có bón lân với lượng 45kg và 90 kgP2O5/ha. Kết quả thí nghiệm của Phạm Văn Phước (2011) thực hiện trong điều kiện nhà lưới cho thấy năng suất không có khác biệt giữa NT có bón và không bón lân. Có thể nhận thấy trong điều kiện thí nghiệm có hàm lượng lân dể tiêu trong đất đủ cung cấp cho cây trồng thì việc bón lân sẽ không làm tăng năng suất rõ rệt. Tuy nhiên do năng suất có khuynh hương giảm về lâu dài nếu không bón lân. Do đó, cần cung cấp lân cho đất với hàm lượng vừa đủ.

ns 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 NT1 NT2 NT3 Phèn tiềm tàng (VĨnh Viễn A) T n /h a

Ghi chú: NT1: Phân vô cơ 100-30-30 NT2: Phân vô cơ 100-15-30 + 2kg Penac P NT3: Phân hữu cơ 84-42-28 (700kg phân bã bùn mía)

Hình 3.7 Năng suất lúa sau thu hoạch.

ns 5,0 5,5 6,0 6,5 7,0 7,5 8,0 8,5 NT1 NT2 NT3 Phèn nhẹ (Hòa Hưng) T n /h a

21

3.3. Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế Bảng 3.1 ta thấy tổng chi phí giữa ba nghiệm thức không có khác biệt. Chủ yếu là loại và lượng phân bón khác nhau. Tổng chi phí cho các nghiệm thức ở cả hai điểm thí nghiệm lần lượt là 21.045; 21.171; 22.350 triệu đồng. Qua đó cho bón phân hữu cơ có chi phí cao nhất nhưng không đáng kể.

Bảng 3.1 Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm tại Vĩnh Viễn A và Hòa Hưng.

Ngàn đồng/ha

Phèn tiềm tàng (Vĩnh Viễn A) Phèn nhẹ (Hòa Hưng) Hạng mục NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3 Chi phí phân bón 3,595 3,721 4,900 3,595 3,721 4,900 Thuốc BVTV 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 6,000 Công lao động 9,500 9,500 9,500 9,500 9,500 9,500 Giống 1,950 1,950 1,950 1,950 1,950 1,950 Tổng chi phí 21,045 21,171 22,350 21,045 21,171 22,350

Năng suất (tấn/ha) 6,4 6,6 6,4 7,2 7,8 7,6

Giá bán (ngàn

đồng/kg) 5,7 5,7 5,7 5,6 5,6 5,6

Tổng thu nhập 36,678 37,883 36,445 40,320 43,680 42,560 Lợi nhuận 15,633 16,712 14,095 19,275 22,509 20,210

Tỷ số B/C 0,74 0,79 0,63 0,92 1,06 0,90

Ghi chú: NT1 Phân vô cơ 100-30-30 NT2 Phân vô cơ 100-15-30 + 2kg Penac P NT3 Phân hữu cơ 84-42-28 (700kg phân bã bùn mía)

Ở Vĩnh Viễn A lợi nhuận mang lại từ 14,1-16,7 triệu đồng/ ha Lợi nhuận mang lại ở Hòa hưng dao động trong khoảng 19,2-22,5 triệu đồng/ha. Ở NT2 mặc dù chi phí có cao hơn nhưng cho năng suất cao do đó mang lại hiệu cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Kết quả thí nghiệm cho phép rút ra một số kết luận sau:

- Qua canh tác ngắn hạn 1 vụ lúa, kết quả chưa thể hiện hiệu quả của phân Penac-P. Phân hữu cơ bả bùn mía khoáng vô cơ có khuynh hướng giúp tăng pH và lượng chất hữu cơ trong. Trên đất phèn nhẹ và đất phèn tiềm tàng, phân hữu cơ giúp tăng P hữu dụng và tăng hoạt động của vi sinh đất.

- Hiệu quả của Penac-P chưa rõ trong cải thiện năng suất lúa, nhưng giúp duy trì năng suất lúa trên các nhóm đất phèn nhẹ dù giảm 50% lượng phân P theo khuyến cáo. Phân hữu cơ khoáng với lượng 700kg/ha chưa giúp tăng năng suất lúa có ý nghĩa.

Kiến nghị

- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của Penac-P và phân hữu cơ khoáng trong thời gian dài hạn hơn, với liều lượng phân bón cao hơn.

- Đánh giá trên các loại đất khác và ở nhiều vùng khác nhau để biết thêm rõ hơn hiệu quả chế phẩm Penac-P và phân hữu cơ.

23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Brady, N.C., R.R, Well. 1996. In the nature and properties of soil. Pp:378-379. Bùi Đình Dinh, 1998. Trong những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam

nhà xuất bản thế giới. Hà Nội 2001.

Can Tho University (CTU) and DANIDA (1996). Flood Forecasting and Damage Reduction Study in the Mekong Delta. Can Tho University, Can Tho, Vietnam.

Chang. E. H., R. S. Chung, Y. H. Tsai (2007). Effect of diffect applicaton rates of organic fertilizer on soil enzyme activity and microbial population, Soil acience and Plant nutrition, 53, 2:132 – 140.

Cục Thông kê Hậu Giang, 2011. Niên giám thống kê 2011. Hậu Giang Đinh Thế Lộc, 2006. Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa, NXB Hà Nội.

Đỗ Thị Thanh Ren, 1997. Giáo trình nông hóa. Khoa Nông nghiệp & sinh học ứng dụng, trường ĐHCT.

Đỗ Thị Thanh Ren, 1999. Bài giảng Phì nhiêu đất và phân bón, trường Đại Học Cần Thơ.

Đỗ Thị Thanh Ren, Nguyễn Thị Ngọc Minh (1993). Hiệu quả của hỗn hợp phân hữu cơ-vô cơ đối với lúa trên đất phèn, tuyển tập công trình nguyên cứu khoa học, trường ĐHCT.

Dương Minh Viễn ,2003. Giáo trình Thổ nhưỡng. Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ.

Dương Minh Viễn, 2007. Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bả bùn mía. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

Dương Minh Viễn, Trần Kim Tính, Võ Thị Gương, 2011. Ủ phân hữu cơ vi sinh và hiệu quả trong cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng đất. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP HCM. 150p.

Huỳnh Hiệp Thành, 2007. Điều tra khảo sát hiện trạng sản xuất lúa 2 vụ và 3 vụ tại huyện Chợ Mới, An Giang 1999-2000. Luận án Thạc sĩ Khoa học nông học. Khoa NN&SHƯD trường ĐHCT.

James Camberato (2001). Irigation water quality, Update from the Carolinas GCSA Annual Meeting.

Lê Đức và Trần Khắc Hiệp (2006), Giáo trình Đất và bảo vệ đất, dùng trong các trường Trung học chuyên nghiệp, NXB Hà Nội.

Lê Huy Bá, 2000. Sinh thái môi trường – đất, NXB ĐHQG TPHCM. Lê Văn Căn (1978). Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Lê Văn Căn, 1979. Giáo trình Nông hóa. NXB Nông nghiệp Hà Nội. Lê Văn Căn,1985. Sử dụng phân P miền Nam, NXB Nông nghiệp.

Lê Văn Khoa, 1998. Giáo trình Thổ nhưỡng, Bộ môn Khoa học đất, trường Đại Học Cần Thơ.

Lê Văn Khoa, 2003. Sự nén dẻ trong đất lúa thâm canh ở ĐBSCL, Việt Nam. Trong “Tạp chí khoa học 2003”, chuyên ngành Khoa học đất và quản lý đất đai, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng, trường Đâị Học cần Thơ.

Lê Văn Khoa, Trần Khắc Hiệp, Trịnh Thị Thanh (1996). Hóa học nông nghiệp. NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM.

Lê Văn Quân, 1999. Bước đầu khảo sát sự khoáng hóa đạm và ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật ở đất 3 vụ lúa, 2 vụ lúa và chuyên màu ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, Luận án Thạc Sĩ Khoa học nông học, chuyên ngành Nông học, ĐHCT.

Lê Văn Tri, 2002. Hỏi đáp về phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Lưu Hồng Mẫn, Nguyễn Ngọc Hà, Phạm Sĩ Tân, Takao Kon and Hiroyuki Hiraoka (2001). Integrated Nutrient Management for a sustainable Agriculture at Omon Vietnam Omonrice 9:62-67.

Mai Văn Quyền, 1990. Nguyên cứu xây dựng hệ thống lúa và cây trồng cạn trên nhóm đất phù sa chua và đất xám nhờ nước trời huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Một số hề thống canh tác lúa ở ĐBSCL. Viện Nguyên Cứu Và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác, trường Đại Học Cần Thơ.

Mark, V.H. 1995. Compost production an utilization, A growerrs guide, Division of Asriculture and Natural Resources, University of California.

Ngô Ngọc Hưng, 2009. Tính chất tự nhiên và những tiến trình làm thay đổi độ phì nhiêu đất ĐBSCL. NXB Nông nghiệp, TPHCM.

Ngô Ngọc Hưng, Đỗ Thị Thanh Ren, Võ Thị Gương và Nguyễn Mỹ Hoa (2004).

25

Ngô Ngọc Hưng, Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Thành Hối, Phạm Đức Trí và Nguyễn Văn Nhiều Em (2002). Ảnh hưởng của độ phì nhiêu tự nhiên và kỹ thuật canh tác đối với sinh trưởng và năng suất lúa Hè-Thu ở ĐBSCL. Khoa học đất số 16/2002.

Ngô Thị Hồng Liên, 2006. Biện pháp cải thiện sự suy thái về hóa học và vật lý đất liếp vườn trồng cam tại Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Khoa NN&SHƯD trường ĐHCT.

Nguyễn Bảo Vệ, 2003. Khả năng khoáng hóa đạm ở một số đất lúa ĐBSCL. Khoa học đất Việt Nam, số 17/2003. trang 70-80.

Nguyễn Chí Thuộc, 1975. Giáo trình Trồng trọt. Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Hệ Thống Canh Tác, trường ĐHCT.

Nguyễn Mỹ Hoa và Lê Văn Khoa (2012). Giáo trình hóa lý đất. Nhà xuất bản trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Mỹ Hoa và Trịnh Thị Thu Trang (2002). Sự amôn hóa và nitrat hóa trên đất phèn trồng lúa và đất liếp trong điều kiện yếm khí và thoáng khí, trong “Tuyển tập công trình khoa học 2002”, trường ĐHCT.

Nguyễn Ngọc Đệ (2008). Giáo trình cây lúa, Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác. Trường Đại Học Cần Thơ.

Nguyễn Ngọc Nông, 1999. Giáo trình Nông hóa học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Như Hà, 2006. Giáo trình Phân bón cho cây trồng. NXB Nông nghiệp Hà

Nội.

Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng (1999). Giáo trình đất. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Luật, 2003. Cây lúa Việt Nam thế kỷ 20 (tập III), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Vy và Đổ Đình Thuận (1977). Các loại đất chính của nước ta, Khoa Khoa Học & Kỹ Thuật. Trường Đại học Nông Nghiệp.

Nguyễn Xuân Cự, 2005. Thành phần và tính chất đặc trưng của chất hữu cơ trong một số loại đất ở Việt Nam, Hội Khoa học đất Việt Nam, tạp chí Khoa học đất, số 21/2005.

Nguyễn Xuân Trường, Lê Văn Nghĩa, Lê Quốc Phong, Nguyễn Đăng Nghĩa (2000).

Sổ tay sử dụng phân bón, Hiệu đính: Mai Văn Quyền, NXB Nông nghiệp TPHCM.

Olk D.C., K.G. Cassman (2002), The roil of organic matter quality in nitrogen cycling and yied trends in intensively cropped paddy soils, In the 17th World Congress Soil science, 14-21 August 2002, Thailand, Paper no: 1535.

Olk D.C., K.G. Cassman, N. Mahieu, and E.W. Randall (1998), conserved chemical properties of young humic acid fractions in tropicallowland soil under intensive irrigated rice cropping, Eur.J.Soil Sci.

Ota, K.,T. Yasue, and M. Iwatsuka (1956). Studies on the salt injury to crops. X. Relation between salt injury and the pollen germination in rice (in Japanese, English Sumary). Res. Fac. Agric. Gifu Unir. 7:15-20.

Pan C. L. (1964). The effect of salt concentrations of irrigation water on the growth of rice and other related problems, Int. Rice Comm. Newsl. 13(2),pp. 4-13. Patrick. W. H. Jr. And m.e. Tusneem, 1972. Nitrogen losses from flooded soil.

Ecology 53:753-737.

Pearson G. A. and L. Bernstein (1959). Salinity effects at Several growth stages of rice, Agron, Soil Sci. 102.

Phạm Thị Phấn và Nguyễn Kim Chung (2005). Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên năng suất và chất lượng lúa thơm MTL250, Tạp chí khoa học, Đại Học Cần Thơ.

Phạm Tiến Hoàng, 2003. Phân hữu cơ trong hệ thông quản lý dinh dưỡng tổng hợp cho cây trồng. Tạp chí khoa học đất, Trường Đại Học Cần Thơ, Hội Khoa học đất Việt Nam. 49-52.

Phan Thanh Sĩ, 1991. Đánh giá khả năng tổng kết thí nghiệm phân bón cho lúa theo nhóm đất phèn hoạt động vùng Tây Nam Sông Hậu.

Pon L.J. 1973. Outline of geneosis, characteristies, classification andimprovement of acid sulfate soil. Prosseity of international.

Soil Survey Division Staff (1993). Soil survey manual.United States Department of Agriculture. Handbook No.18 US Government printing office,Washington D.C., USA.

Theo tính toán của Cục trồng trọt, http://www.cuctrongtrot.gov.vn

Trần Bá linh, Nguyễn Minh Phượng và Võ Thị Gương (2008). Hiệu quả của phân hữu cơ trong cải thiện dung trọng và độ bền đơàn lạp của đất ở ĐBSCL. Tạp chí khoa học ISSN 1859-2333, số 10: 145-150.

27

Trần Bá Linh, Võ Thị Gương, Nguyễn Văn Trường (2002). Hiệu quả phân hữu cơ Cropmaster trên năng suất lua vùng đất phù sa và đất phèn tại Cần Thơ, Vĩnh Long, trong “Tuyển tập công trình khoa học 2002”, trường Đại Học Cần Thơ, trang 360-368.

Trần Kim Tính, 2003. Giáo trình Thổ nhưỡng. Tủ sách trường ĐHCT

Trần Kông Tấu và ctv. (1986). Thỗ nhưỡng học, NXB đại học và chung học chuyên nghiệp Hà Nội.

Võ Đức Nguyên, 1982. Đất phèn ở ĐBSCL. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Võ Thị Gương, Dương Minh Viễn, Nguyễn Minh Đông. 2010. Cải thiện độ phì

nhiêu đất và năng suất lúa canh tác ba vụ trong đê bao tại ĐBSCL. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP HCM. 160p.

Võ Thị Gương, Dương Minh, Trần Kim Tính và Nguyễn Khởi Nghĩa (2004). Nghiên cứu sự suy thoái hóa học và vật lý đất vườn trồng cam quýt ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu hiệu quả của chế phẩm penacp và phân hữu cơ khoáng trong cải thiện năng suất lúa trên đất phèn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)