Theo nhiều dự báo, kinh tế thế giới đang có những dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiềudiễn biến phức tạp, khó lường. Tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, thiên tai, dịch bệnh còn tiềm ẩn, nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn; lãi suất tín dụng còn cao; áp lực tăng giá của một số loại hàng hóa là đầu vào của sản xuất sẽ tiếp tục gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh cũng như điều hành kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, có thể thấy rằng một số lĩnh vực của nền kinh tế như nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng trong nước, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến, điện tử… vẫn đang có mức tăng khá. Đây chính là những yếu tố quan trọng cần phát huy, tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành để vượt qua khó khăn, thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.Căn cứ các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 mà các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã đề ra đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn khó khăn của nền kinh tế trong những tháng gần đây, Chính phủ xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là: Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững; từng bước thực hiện có kết quả chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.Trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp thiết thực, phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là về vốn, mặt bằng, nhân lực, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu theo các cơ chế, chính sách đã ban hành, tập trung thực hiện tốt Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Đặc biệt cần điều chỉnh giảm lãi suất vay phù hợp với mức giảm của lạm phát; tăng khả năng vay vốn cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện việc kéo dài thời hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài đối với một số đối tượng doanh nghiệp; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư nhà nước; đồng thời trình Quốc hội xem xét miễn giảm thêm một số loại thuế. Tăng cường thu hút, giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Triển khai áp dụng các giải pháp xử lý nợ phù hợp đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển nhưng đang gặp khó khăn tạm thời (cơ cấu lại nợ, giãn nợ, thay đổi thời hạn, lãi suất…). Xoá bỏ các rào cản đầu tư bất hợp lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm lạm phát mục tiêu năm 2012 khoảng 8 - 9%, tạo tiền đề cho việc kiềm chế lạm phát xuống mức thấp hơn trong những năm sau, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc và sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong trung và dài hạn. Cần quán triệt tư tưởng chỉ đạo quan trọng này trong hành động của mỗi cấp, mỗi ngành. Thực hiện lành mạnh hoá tài chính quốc gia theo hướng: Phấn đấu thực hiện bội chi ngân sách nhà nước năm 2012 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và giảm dần trong những năm tiếp theo; tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ nợ Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô.
Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp tục có giải pháp hỗ trợ phù hợp đối vớicác ngành hàng xuất khẩu chủ lực, có lợi thế, có thị trường và có khả năng cạnh tranh; tăng cường kiểm định chất lượng hàng xuất khẩu… đồng thời có các giải pháp linh hoạt nhằm tranh thủ cơ hội tăng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và thị trường đang có triển vọng phục hồi. Tập trung phát triển thị trường trong nước, nhất là hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua, tiêu thụ, đưa hàng hóa về nông thôn. Quản lý giá đi đôi với việc tăng cường quản lý thị trường, giá cả, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; ngăn chặn tình trạng chuyển giá, trốn, lậu thuế, găm hàng và thao túng thị trường giá cả. Thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng để giảm giá thành sản phẩm, thay đổi mẫu mã phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tập trung nguồn lực phát triển nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chuẩn bị tốt các yếu tố giống, phân bón, thuốc trừ sâu, phổ biến kỹ thuật nuôi trồng mới, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ các công trình phòng chống lụt bão, thiên tai, tăng cường các biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, kết hợp với bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hai là, thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế phân cấp quản lý đầu tư theo hướng vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội của cả nước, của ngành, vùng, vừa bảo đảm lợi ích của địa phương cả trong ngắn, trung và dài hạn.
Thực hiện có kết quả lộ trình cơ cấu lại hệ thống tài chính, ngân hàng mà trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh doanh và bảo đảm an toàn của cả hệ thống; thực hiện các giải pháp xử lý phù hợp đối với nhóm ngân hàng yếu kém, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.Đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo hướng xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp nhà nước để khu vực doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu tổ chức hợp lý, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, thực hiện tốt hơn vai trò, nhiệm vụ được giao. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước, chức năng giám sát của chủ sở hữu. Đổi mới phương thức quản lý, thực hiện có hiệu quả cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cần tập trung rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ và liên kết giữa các loại quy hoạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý phát triển theo quy hoạch của các ngành,địa phương.
Quan tâm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh việc đào tạo theo nhu cầu xã hội, nâng cao hiệu quả chuyển dịch lao động gắn với tăng năng suất lao động xã hội. Triển khai quyết liệt các chương trình đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển sản phẩm quốc gia, thị trường khoa học công nghệ để phát huy vai trò quan trọng của khâu đột phá này trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng.
KẾT LUẬN
Có thể nói trong giai đoạn 1986-2012 mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng nền kinh tế nước ta vẩn đang hòa nhập và đạt được hiều thành tựu rực rỡ. Từ đó tạo ra những chuyển biến lớn, tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Đồng thời góp phần nâng cao tiềm lực cho nền kinh tế, chất lượng cuộc sống cho nhân dân và khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Điều đó cho thấy sự lãnh đạo sáng suốt và kịp thời của Đảng và nhà nước
Để khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, không thể giản đơn mà phải đổi mới toàn diện, bắt đầu từ đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế để đi lên một mô hình mới về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời đại mới. Đổi mới về kinh tế là cơ bản, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện dân chủ XHCN phải làm đồng thời nhưng có bước đi vững chắc, đồng thời sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của thế lực thù địch nhằm xuyên tạc phá hoại công cuộc đổi mới. Sau khi đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, còn phải tiếp tục công cuộc đổi mới để khắc phục tình trạng tụt hậu khá xa về kinh tế so với các nước trong khu vực, phấn đấu vì Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
Mỗi nước cần có chiến lược phát triển lực lượng sản xuất, giải phóng sức sản xuất, kết hợp với đường lối mở cửa hướng ra bên ngoài. Khai thác có hiệu quả và thuận lợi bên ngoài để nhân lên sức mạnh bên trong. Xác định đúng các giải pháp chiến lược để vượt qua cửa ải đói nghèo, lạc hậu tiến tới giàu mạnh và phát triển. Đánh giá đúng ảnh hưởng và tác dụng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhận rõ đặc điểm của thời đại hiện nay và những thời cơ thách thức của nó. Làm sống động nền kinh tế hướng vào mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, dựa trên cơ sở lợi ích người sản xuất, người lao động, coi đó là động lực trực tiếp của sự phát triển XH.Việt Nam dám chấp nhận thách thức nắm lấy thời cơ, gấp rút xây dựng đất nước để tiến kịp và rút ngắn khoảng cách giữa mình với cộng đồng thế giới. Nhiệm vụ của chúng ta là phải phấn đấu không mệt mỏi, phát huy đầy đủ cố gắng chủ quan và tìm mọi cách hạn chế, khắc phục những khó khăn khách quan nhằm tạo ra cho mình một môi trường quốc tế thuận lợi để có thể tập chung xây dựng đất nước đuổi kịp và sánh ngang hàng với các nước phát triển