Chân lý và cái cười

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiểu thuyết “tên của đóa hồng” của umberto eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc (Trang 98)

V. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Chân lý và cái cười

Là một tiểu thuyết viết về sách – nơi đại diện cho chân lý, tác phẩm là sự tư duy của nhà văn về những vấn đề học thuật như kí hiệu học, thần học và cả những tư tưởng của thời kì trung cổ. Có thể nói, chân lý và tiếng cười là hai phạm trù cốt lõi trong tác phẩm được lồng ghép khéo léo qua câu chuyện về án mạng, về Quỷ dữ, về Chúa trời, về sự tranh giành quyền lực,… Liệu chân lý và cái cười có đối lập nhau. Chân lý có cười hay không? Chúa đã từng cười hay chưa? Cười vào chân lý là hiện thân của Quỷ dữ? Hàng loạt những vấn đề được

97

đặt ra và từ đó dẫn đến tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Với một số nhân vật, tiếng cười và chân lý là những phạm trù đối chọi mâu thuẫn và tiêu trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, một số khác lại ủng hộ và cổ súy cho cái cười, xem nó như thước đo chân lý.

Với Jorge, tiếng cười được cho là: “sự yếu đuối trụy lạc, dại dột của xác thịt chúng ta. Nó là cách tiêu khiển của tên nông dân, sự quá trớn của gã say rượu...” [28, tr.517]. Jorge luôn chối bỏ tiếng cười. Lão khó chịu khi nghe các tu sĩ cười một cách thích thú những bản thánh vịnh đầy sáng tạo về thế giới lộn ngược của Adelmo, lão luôn cau có và không bao giờ cười, vì hắn cho rằng:

tiếng cười vẫn là thứ đê tiện, là vật bảo hộ của kẻ khờ dại, là điều huyền nhiệm mất thiêng cho bọn bình dân.[…] Thay vì nổi loạn để chống lại trật tự được kiến lập của Chúa, cứ việc đem nó ra mà cười cợt và vui đùa thỏa thích qua những nhạo báng thô lỗ sau bữa ăn, khi đã nốc cạn bình này hũ nọ, cứ việc bầu một tên vua của bọn ngu ngốc, rồi sống buông thả theo nghi thức của lũ heo, bầy lừa [28, tr. 518]. Toàn bộ câu và bí ẩn trong thư viện đều nằm trong tay sự sắp đặt của Jorge, vì quyền lực, vì lòng ham mê trí thức đến điên cuồng và độc tài, hắn là người đã gián tiếp tiếp tay cho những cái chết xảy ra trong tu viện, đồng thời cũng bưng bít và đánh lừa những người đang đi tìm ra sự thật. Hắn làm được tất cả những điều này nhờ vào tay Malachi – một kẻ đầy tớ trung thành. Thế nhưng, trên tất cả, niềm ham mê chân lý hay trí thức của chỉ là lý do ngụy biện cho những hành động và ý đồ của hắn: được trọng vọng tại tu viện và phong tỏa mọi thứ theo ý muốn của mình. Những gì Jorge rắp tâm bảo vệ bằng mọi giá chính là những cuốn sách viết về hài kịch của Aristotle. Không phải ngẫu nhiên mà hắn cố dùng mọi nỗ lực để giam giữ hai cuốn sách này. Đơn giản vì chúng là đại diện của tiếng cười, và do triết gia viết ra. Những ý đồ cá nhân bị bao phủ bởi lời giảo trá về Quỷ dữ và Tên Phản Chúa. Jorge chi phối cả tu viện, đến phút cuối hắn còn nhẫn tâm lừa chết tu viện trưởng – kẻ mà hắn cho rằng không xứng

98

đáng để giữ chức vụ ấy. Thậm chí nếu có thể, có lẽ hắn đã giết luôn cả thầy trò Wiliam vì sự thông thái của ông. Những cái chết liên tiếp xảy ra vừa nằm trong chủ ý của Jorge, vừa thuộc về chính nạn nhân. Trí tò mò, lòng cuồng mộ tri thức khiến họ trúng độc mà chết, nhưng kẻ đã giam giữ những trí thức ấy là kẻ đáng trách hơn cả. Jorge đã lấy cắp lọ thuốc độc từ phòng thí nghiệm của Severinus, đem thấm vào từng trang sách. Và kẻ đọc nó có chết hay không phụ thuộc vào mức độ của trí tò mò của hắn.

Như một giải pháp hoàn hảo, cuốn sách được giữ trong sự im lặng và vĩnh viễn không được phép công bố rộng rãi đến nhân loại, những kẻ biết về nó cũng phải im lặng, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Jorge đã trao cho mình quyền năng này, đó là bưng bít, che giấu những tri thức, những sự thật. Cái cười đối với hắn là một điều xa xỉ. Hắn căm thù triết học, tôn sùng mù quáng Thánh Kinh:

Vì nó do Triết Gia viết ra1

. Tác phẩm nào của hắn cũng đều hủy diệt một phần kiến thức mà Cơ Đốc giáo đã tích lũy qua hàng bao thế kỉ. Các bậc giáo phụ đã rao giảng về mọi điều cần biết về sức mạnh của Lời; nhưng chỉ cần Boethius chú giải lời của Triết Gia, sự bí nhiệm thiêng liêng của Lời biến thành trò chế nhạo của những phạm trù và tam đoạn luận của con người. […] Nếu quyển sách này trở thành… nếu nó đã trở thành đối tượng để diễn dịch công khai, thì hẳn chúng ta đã vượt qua lằn ranh cuối cùng mất rồi. [28, tr.517].

Hắn cất giấu cuốn sách vì lo sợ sức mạnh của nó, sợ một ngày nó sẽ phá hủy mọi điều mà hắn đang tôn thờ. Nói cách khác, bằng cách đả phá tiếng cười Jorge không thừa nhận, không cho phép sự phát triển và tiến bộ có thể được diễn ra sau này. Vì quyển sách ấy, theo y sẽ khiến cho thế giới bị đảo ngược, “mọi dấu vết của trung tâm sẽ biến sạch” [28, tr.579]. Hắn lo sợ một thế giới loạn luân với đầy rẫy điều tai ác sẽ xảy đến với thế giới nếu cuốn sách được công bố,

1

99

nhưng đâu biết rằng chính hắn lại là kẻ đem đến những biến cố đến hủy diệt cả tu viện. Con người ấy tôn sùng chân lý bằng cách giết chết nó, đóng kín và đưa nó vào cõi chết. Quyển sách của Aristotle về tiếng cười chính là bí mật mà hắn muốn nắm giữ cho đến cùng: “Quyển sách này có thể làm bùng lên đốm lửa của quỷ Lucifer, gây nên trận hỏa tai mới cho toàn thế giới và tiếng cười có lẽ sẽ được định nghĩa là một nghệ thuật mới để xóa bỏ sợ hãi, mà ngay cả Prometheus cũng không biết được” [28, tr.519]. Không phải ai khác mà chính Jorge đã tiếp tay cho ngọn lửa. Và như vậy, ở khía cạnh nào đó, hắn chính là hiện thân của Quỷ dữ mà không hề hay biết. Quỷ dữ có thể không phải là Satan, nhưng con quỷ tinh thần – sự kiêu căng, ngạo mạn – “là đức tin mà không chút

mỉm cười” [28, tr.522] của Jorge cũng giống như Quỷ, hắn sống trong bóng tối và làm bạn với bóng tối, quá tin chẳng một chút hoài nghi. Jorege không thừa nhận điều này, hắn tự cho mình là “bàn tay của Chúa”, nhưng hắn không nhận

ra một điều rằng: “bàn tay của Chúa chỉ tạo dựng chứ không che giấu” [28, tr. 523].

Trong khi đó, như Wiliam đã nói, nhiệm vụ của loài người là làm cho chân lý cười lên, những kẻ yêu mến chân lý thực sự thì phải biết cười vào chân lý: “Có lẽ, sứ mạng của những ai yêu nhân loại là làm cho con người cười nhạo chân lý, là làm chân lý bật cười, vì chân lý duy nhất là học cách giải thoát chúng ta khỏi sự điên cuồng đam mê chân lý” [28, tr.536]. Như vậy, chân lý chính là chúng ta phải biết hoài nghi, có như thế nó mới không tàn lụi. Sự thật đôi khi đến từ những điều ta không ngờ tới, có khi từ chính việc bóp méo sự thật. Cách thầy trò Wiliam tìm ra tất cả sự thật được che giấu tại tu viện cũng theo con đường đảo ngược đó. Manh mối sự thật hiện ra từ giấc mơ củ Adso – về thế giới bị đảo lộn, bí mật “tận cùng châu Phi” đến từ một câu nói vô thưởng vô phạt của Adso về ngựa. Những chân lý luôn đến từ những ngẫu nhiên chứ không phải chính nó. Như vậy, tiếng cười không hề đối lập mà là một phần hiện thân của chân lý chúng ta đang đi tìm kiếm:

100

Aristotle coi khuynh hướng cười là một sức mạnh có tác dụng tốt, hàm chứa luôn giá trị nhận thức: những câu nói dí dỏm và những ẩn dụ bất ngờ - trong đó sự vật được trình bày khác chúng vốn là, tưởng như nói dối thực ra buộc ta phải xem xét kĩ hơn, để rồi bảo ta rằng: à sự vật hóa ra như vậy đấy, thế mà mình không biết. Chân lý đạt được nhờ miêu tả con người và thế giới xấu xa hơn chúng vốn là, hoặc như chúng ta vẫn nghĩ; dù thế nào đi nữa chúng vẫn không được như trong những thiên anh hùng ca, những bi kịch và cuộc đời các vị thánh. [28, tr.513]. Bằng tiếng cười, chúng ta đến gần với chân lý hơn, diễn đạt nó một cách trọn vẹn và đa diện hơn. Chính những kẻ tôn sùng chân lý một cách mù quáng mới là kẻ đáng thương nhất, vì chúng mãi mãi không chạm đến được cửa ngõ của chân lý. Chỉ có cách nghi ngờ nó, sống chung và phát triển nó thì chân lý ấy mới tồn tại. Không ai được cho phép mình là chân lý, hay hành động thay Chúa Trời. Jorge cực đoan đến ác độc khi giam giữ tri thức, phỉ báng tiếng cười. Ở một khía cạnh nào đó, hắn chính là Juda – kẻ Phản Chúa. Jorge cho rằng Juda là công cụ của Quỷ, thì ở một đoạn khác, hắn cũng tự nhận mình là một công cụ dù là để vinh danh Chúa, bảo vệ thư viện. Nhưng với những gì đã diễn ra, hẳn người đọc cũng có câu trả lời cho mình về sứ mệnh của Jorge.

Tất cả các vụ án đều xoay quanh những cuốn sách. Chân lý dường như không nằm trên trang sách mà ở cách nhận thức của con người. Cuốn sách bí mật của Aristotle đã trở thành niềm khao khát của những tu sĩ ham mê tri thức. Ngược lại, sự cố chấp mù quáng và xuẩn ngốc của kẻ luôn cho mình là chân lý lại chính là kẻ đi diệt trừ chân lý. Có thể nói, ranh giới của những khái niệm là hết sức mong manh. Không thể tìm ra một đối sách nào là duy nhất cho chân lí. Tất cả những tranh luận dẫn đến xung đột trong tác phẩm bắt nguồn từ những đối cực này mà ra. Và để tìm đến một kết luận cuối cùng cho những cặp đối lập không thể. Vì đến cuối cùng kẻ tôn sùng mù quáng chân lý (theo cách hiểu của hắn) vẫn không chịu thừa nhận sự thất bại của mình. Đến cuối cùng, Jorge đã

101

cười, nhưng có là cái cười gằn trong cuống họng, không phải cái cười của sự thông tuệ mà là âm thanh của tuyệt vọng và mù quáng.

Sự kéo dài và mở rộng khái niệm của những cặp phạm trù đem đến cho tác phẩm nội dung tư tưởng của thời đại. Khép mình trong những kí hiệu chính là ta đã bỏ đi nhiều ý nghĩa mà ta không ngờ tới. Những cặp phạm trù chính là cái ta luôn theo cố gắng làm cho chúng thật khác biệt, trong khi đó là một và ý nghĩa của nó không nằm ở sự đối lập mà là sự chuyển hóa. Nếu không khéo léo ta dễ dàng sa vào cái mình đả phá từ lúc nào không hay. Tính mở rộng của biểu tượng vì thế khiến cho tác phẩm những giá trị, những luận giải không ngừng biến đổi và gia tăng.

Tiểu kết chương 3:

Sự trì biệt đến với văn bản như một lẽ tất nhiên trong quá trình sáng tạo. Khi tạo ra sự trượt dài về nghĩa, tính chất xác định của văn bản hay biểu tượng trở nên nhòe mờ. Đặt các khái niệm trong thế đối lập không phải để phủ định một trong hai, đến một lúc nào đó, khái niệm này là sự chuyển hóa của khái niệm kia và ngược lại. Dấu vết của mỗi đối tượng thuộc về đối tượng phủ định nó và từ đó sự kéo dài, trì biệt xuất hiện. Khi đưa lên bàn cân là Chúa Trời, hay Quỷ dữ, là chân lý hay ngụy chân lý không thể đưa đến một kết luận thống nhất. Trong cách nhìn nhận, quan điểm của mỗi nhân vật, khái niệm được hiểu theo nhiều phương cách khác nhau. Tiểu thuyết khép lại là lúc những vấn đề nhân loại được mở ra. Tính chất trì biệt của tác phẩm làm đọng lại dư ba của những thông điệp. “Tên của đóa hồng” gợi ra vô vàn ý nghĩa, sự trượt nghĩa nhằm đem lại điều gì? Phải chăng nhà văn muốn phủ định tất cả những ranh giới, những khái niệm? Tác phẩm không đưa người đọc đến sự phá bỏ, chỉ là nó giúp gợi lên những mâu thuẫn, những kẽ hở của khái niệm. Thế giới kí hiệu là một thế giới mở, chúng móc xích với nhau trong vòng chuyển nghĩa không ngừng. Tác phẩm

102

văn học cũng thế, nó gợi ra cho độc giả những nhận thức mới giữa những điều đã cũ.

103

KẾT LUẬN

Giải cấu trúc là một trong những cách đọc tác phẩm xuất hiện ở thế kỉ XX, nó phản ánh một thời đại tư duy từ hoài nghi chuyển sang chấp nhận và thách thức. Lý thuyết giải cấu trúc tuy đã có mặt trên thế giới thế kỉ trước, nhưng tại Việt Nam, nó chưa được phổ biến rộng rãi và người ta còn dè dặt khi nhắc đến giải cấu trúc. Chính vì thế, việc vận dụng một lý thuyết còn khá mới mẻ để nghiên cứu một tác phẩm lớn như “Tên của đóa hồng” của Umberto Eco là một việc cần làm.

Với tiểu thuyết “Tên của đóa hồng”, Umberto Eco đã vén bức màn bí ẩn

của thế giới kinh viện thời kì trung cổ. Nhìn về thế giới ấy, người ta không khỏi ngưỡng vọng về một thời kì mà trí tuệ con người đã sáng tạo ra những tuyệt phẩm vể kiến trúc và những kiến giải xuất sắc về triết học. Đồng thời, tác phẩm cũng vạch ra những mâu thuẫn, biến cố, những góc khuất của thời kì tăm tối ấy, mà đến nay những tranh luận thậm chí những cuộc tàn sát đẫm máu vẫn còn là nỗi ám ảnh. Eco không chủ trương đem đến một vụ án đơn thuần, cái ông hướng đến là một nội dung sâu sắc cùng biểu hiện hết sức đa dạng. Trong cái vĩnh hằng của nhân loại, các tác phẩm văn chương luôn đi tìm chỗ đứng cho mình bằng tất cả những kiến giải mà nó tạo ra. Với một kiệt tác văn học, giá trị của nó từ trước đến sau vẫn hướng con người về với Chân – Thiện – Mĩ.

Với những ý nghĩa sâu xa của tác phẩm, đề cập đến những vấn đề của nhân loại qua bối cảnh tu viện và nhà thờ, tiểu thuyết “Tên của đóa hồng” ẩn chứa trong nó những vỉa tầng ý nghĩa mang tầm thời đại. Với cách đọc của giải cấu trúc theo tư tưởng của Jacques Derrida, những xung đột về biểu tượng, kí hiệu, những diễn giải và sự thật được vạch ra rõ ràng và tạo sự tranh luận đa thanh trong tác phẩm. Với một tác phẩm có dung lượng ý nghĩa đồ sộ, nơi hội tụ đầy đủ tất cả những yếu tố cần có của một văn bản “mở”, giải cấu trúc đi tìm mạch ngầm của văn bản và làm cho nên rõ ràng trước mắt người đọc. Tuy nhiên,

104

một tác phẩm văn học luôn chứa đựng nhiều hơn những yếu tố nhà văn bày ra trên văn bản. Tìm ra những mạch ngầm ấy không hề dễ dàng. Cái cốt yếu là đề tài đã vạch ra bản chất của tác phẩm qua cách đọc giải cấu trúc. Tác phẩm luôn sinh nghĩa ngay cả khi tác giả của nó không chủ ý như thế, vì vậy, những kiến giải của chúng tôi sẽ có thể tạo nên những ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, đối chiều với những đơn vị kiến thức trong tác phẩm, chúng tôi tin rằng luận văn đã đem đến những tiếng nói mới và phù hợp với tiểu thuyết.

Đi xa hơn những thủ pháp viết tiểu thuyết, “Tên của đóa hồng” là một cuốn sách chứa đựng những tầng sâu về biểu tượng, những kí hiệu và các kiến thức uyên bác mà Umberto Eco đã gửi gắm. Vấn đề tư tưởng trong tác phẩm đem đến cho thời đại những cái nhìn bao quát và rõ ràng về bối cảnh trung cổ nay đã lùi vào dĩ vãng. Qua đó, lời nhắn nhủ đến hiện tại cũng không kém phần ý nghĩa. Dù ở thời đại nào, con người ta cũng cần biết nghi ngờ chân lý. Quá tôn

Một phần của tài liệu nghiên cứu tiểu thuyết “tên của đóa hồng” của umberto eco nhìn từ lý thuyết giải cấu trúc (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)