Về hạch toán các khoản tạm ứng ngân sách

Một phần của tài liệu thực trạng chi tiêu công tại việt nam (Trang 38 - 40)

2. Các giải pháp cụ thể

2.2. Về hạch toán các khoản tạm ứng ngân sách

Khi thực hiện tạm ứng NS, KBNN hạch toán, kế toán theo quy địnhcủa Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN và MLNSNN; trong đó, đối với những trường hợp đã rõ nội dung chi, có thể chi tiết đến tiểu mục thì phải hạch toán chi tiết đến tiểu mục; trường hợp chưa rõ về nội dung, không thể xác định được tiểu mục thì nên cho phép hạch toán tạm ứng vào nhóm mục của MLNSNN nhằm hạn chế sự điều chỉnh mục khi thực hiện thanh toán tạm ứng, tăng cường tính chủ động của ĐVSD NSNN; khi thanh toán tạm ứng thực hiện hạch toán theo đúng các tiểu mục thực tế phát sinh.

2.3.Thủ tục kiểm soát chi:

- Đối với đơn vị không thực hiện tự chủ: Khi thanh toán các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn, ngoài thủ tục như qui trình kiểm soát chi, đơn vị vẫn phải cung cấp

hồ sơ và tài liệu liên quan ( kể cả văn bản riêng chuyên ngành) để KBNN kiểm soát theo chế độ qui định.

- Đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ: Khi thanh toán chỉ cần lập bảng kê chứng từ có nội dung phù hợp với từng khoản chi và định mức chi tiêu qui định tại qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. KBNN không kiểm soát từng hồ sơ, tài liệu, chứng từ có

liên quan và thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách ký tên trên bảng kê chứng từ này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm liên quan đến tổng số tiền trên bảng kê.

- Đối với đơn vị sự nghiệp có thu: KBNN xây dựng qui trình, chương trình tin học kiểm soát toàn bộ các khoản chi có trong dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả phần thu sự nghiệp được để lại sử dụng theo qui định cho phép. Tuy nhiên điều kiện kiểm soát chi cũng nên áp dụng như đối với các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ về tài chính.

2.4.Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở thực hành tiết kiệm, chống lãng phí:

Việc cần làm ngay là phải tiến hành công tác rà soát các định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực quản lý, sử dụng NSNN; ĐTXDCB; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, công trình phúc lợi công cộng và tài sản công khác.. Yêu cầu đặt ra là không để xảy ra tình trạng không có định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc định mức, tiêu chuẩn, chế độ có nhưng lại quá lạc hậu, không phù hợp với thực tế. Việc sửa đổi, bổ sung định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong các lĩnh vực theo hướng: hạn chế số lượng định mức cứng (áp dụng thống nhất trong cả nước), tăng số lượng các khung định mức, trần định mức để các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng ngân sách tại Bộ, ngành, địa phương mình; phù hợp với phương thức lập dự toán ngân sách và phân bổ DTNS cho các cơ quan, đơn vị theo kết quả đầu ra; phải bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tế, tiến bộ khoa học công nghệ.

2.5.Phân công rành mạch, khắc phục những trùng lắp, chồng chéo trong quản lý và kiểm soát chi:

Phân công rành mạch, rõ ràng việc kiểm soát NS giữa CQTC và cơ quan KBNN cũng là một trong những nội dung thuộc lĩnh vực tổ chức bộ máy, là công việc quan trọng trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Chức năng cụ thể, rõ ràng, không trùng lắp, không chồng chéo, không bỏ trống quản lý là hết sức cần thiết trong thực tiễn kiểm soát chi giữa cơ quan Tài chính và KBNN bởi lẽ hiệu lực quản lý của CQTC có quan hệ rất mật thiết đến xử lý công việc của cơ quan KBNN và ngược lại. Theo quy định hiện nay, CQTC kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi

tiêu và sử dụng NS ở các cơ quan, ĐVSDNS. Để kiểm tra, CQTC cũng phải đưa cán bộ đến đơn vị để kiểm tra chứng từ chi NS có trong dự toán, có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức không? trong khi đó, khi thanh toán cho ĐVSDNS theo dự toán được giao thì KBNN cũng đã thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi đối với quyết định chi của thủ trưởng ĐVSDNS tức đã kiểm tra khoản chi có trong dự toán được giao không, có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức không. Như vậy, ở đây có sự trùng lắp trong kiểm tra của ngành “Tài chính”. Trong trường hợp này, CQTC (Phòng Tài chính, Sở Tài chính, các vụ thuộc BTC) chỉ nên thực hiện sự kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc kiểm tra theo chuyên đề có như thế hiệu quả công tác quản lý chi NS sẽ tốt hơn và đơn vị sử

dụng NS cũng không phải “bị kiểm tra trùng lắp” như hiện nay. Và số liệu của KBNN là số liệu chính xác để CQTC thực hiện quyết toán với các ĐVSDNS.

Một phần của tài liệu thực trạng chi tiêu công tại việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w