Còn thành phần công suất tín hiệu trong tách sóng homodyne giữ giống như trong tách sóng heterodyne. Do đó, thế các giá trị của ISH và vào (2.49), ta được:
(2.50)
Trong trường hợp này, tốc độ bit bằng băng thông của tín hiệu dải nền. Đối với tách sóng homodyne PSK, xác suất lỗi có thể dựa trên biểu thức (2.45) và sửa đổi giống như trường hợp của tách sóng homodyne ASK, ta được:
(2.51)
Và sau khi thế các giá trị của ISH và vào (2.51), ta được kết quả: (2.52)
Kết quả theo phương trình (2.52) cho thấy xác suất lỗi là thấp nhất và độ nhạy ở bộ thu là cao nhất trong tất cả các cơ chế tách sóng coherent.
2.4 Ưu nhược điểm và ứng dụng của hệ thống Coherent2.4.1. Ưu điểm: 2.4.1. Ưu điểm:
a. Nâng cao độ nhạy thu
Về mặt lý thuyết, hệ thống thông tin quang Coherent có nhiều đặc điểm hấp dẫn mà mấu chốt là sự cải thiện độ nhạy thu. Do đó nếu hệ thống quang coherent sử dụng phương pháp tách sóng heterodyne hay homodyne sẽ cho phép kéo dài khoảng cách giữa hai trạm lặp, tăng tốc độ truyền dẫn trong các tuyến thông tin đường trục và tăng số kênh trong trong mạng nội hạt hoặc thuê bao.
Hình 2.11. Sự phụ thuộc độ nhạy vào tốc độ truyền dẫn b. Nâng cao khả năng truyền dẫn
Với phương pháp ghép kênh theo tần số, các hệ thống thông tin quang coherent có dung lượng truyền rất lớn. Ví dụ, nếu trong vùng bước sóng hoạt động 1550nm chọn độ rộng phổ để truyền thì trong vùng này có thể truyền khoảng 109 kênh thoại tương đương.
Hình 2.12. Khoảng cách trạm lặp phụ thuộc vào tốc độ truyền c. Khả năng kết hợp thu coherent với kỹ thuật khuếch đại quang
Sự kết hợp giữa thu coherent và kỹ thuật khuếch đại quang cố thể tạo nên các tuyến thông tin số có dung lượng truyền dẫn rất lớn và kéo dài khoảng cách trạm lặp (có thể đạt tới 10.000 Km). Khả năng này được ứng dụng trong các tuyến đường trục và cáp quang thả biển.