Nâng cao vị thế của VND Tạo môi trường đầu tư trong nước có khả năng hấp thụ số ngoại tệ có trong dân

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIỀN tệ VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 35 - 46)

giữa các thành phần kinh tế trong cả sản xuất, thương mại, dịch vụ và kể cả lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Mở rộng các dự án đầu tư của Chính phủ: dầu khí, cầu đường, điện lực, thủy điện, bưu chính viễn thông… khuyến khích sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.

Phát triển các công cụ tài chính như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, đa dạng hóa các danh mục đầu tư trong nước.

Phát triển các công cụ tài chính phái sinh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường ngoại tệ một cách công khai, dễ dàng nhằm dịch vụ hóa cao độ các nghiệp vụ hối đoái, bình thường hóa vai trò ảnh hưởng của ngoại tệ. Vì hiện nay việc kinh doanh phòng ngừa rủi ro tỷ giá vẫn chỉ thực hiện đối với các doanh nghiệp còn đối với người dân việc kinh doanh ngoại tệ yêu cầu số tiền kinh doanh khá lớn (100.000 USD) do đó thực sự chưa tạo nên kênh đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư. Việc phát triển các công cụ tài chính phái sinh không những tạo thêm kênh đầu tư cho người dân và các doanh nghiệp, họ vừa vừa kinh doanh kiếm lợi nhuận vừa có thể phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

2.6.3. Gi i pháp cho v n ả ấ đề ă g m gi USDữ

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng có 2 giải pháp giải có thể khai thông cho thị trường ngoại hối :

• Thứ nhất, là cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu ngoại tệ để huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ được coi là thừa của ngân hàng thương mại.

• Giải pháp thứ hai, tạo cơ chế mua đứt bán đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp và ngân hàng và tính thị trường trong quan hệ ngoại hối.

“Tuy nhiên những giải pháp trên có lẽ chỉ giải quyết tạm thời trong giai đoạn trước mắt, còn về lâu dài theo. TS. Tự Anh: "Để giải quyết vấn đề này, Việt Nam cần có chính sách rõ ràng và nhất quán. Nếu kiên quyết giữ tỷ giá thì phải “bơm” USD ra để “hạ nhiệt” thị trường, nhưng phải đề phòng khả năng thị trường hiện nay như mảnh đất

cằn thiếu nước bơm ra bao nhiêu thị trường hút hết bây nhiêu”. Tuy nhiên với lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện nay khoảng trên 20 tỷ USD thì hoàn toàn có thể làm được điều này.

Hoặc phải giảm giá từ VNĐ và xem phản ứng của thị trường, thu hẹp khoảng cách giữa thị trường tự do và thị trường chính thức. Khi giảm giá VNĐ phải xem xét phản ứng thị trường cũng giống như người bệnh được uống thuốc nếu thấy thị trường ổn định thì thôi.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, thành viên hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia, nâng tỷ giá sẽ khuyến khích xuất khẩu nhưng nâng lúc này là chưa có lợi vì Việt Nam vẫn đang nhập siêu lớn.

Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế khác thì cho rằng nâng tỷ giá sẽ hạn chế được nhập khẩu, giảm tình trạng nhập siêu hiện nay bởi Việt Nam vẫn đang nhập khẩu nhiều mặt hàng mà trong nước cũng sản xuất được. Nếu hạn chế được nhập khẩu thông qua công cụ tỷ giá thì có thể sẽ tạo ra thị trường tốt hơn cho nhiều nhà sản xuất trong nước.

NHNN khẳng định trong thời gian tới sẽ tiếp tục điều hành tỷ giá theo hướng ổn định, linh hoạt trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường, bảo đảm sự ổn định kinh tế vĩ mô, hài hòa lợi ích các chủ thể kinh tế và sự bền vững của cán cân thanh toán quốc tế, bảo đảm việc sử dụng ngoại tệ cho các mục đích cần thiết, đáp ứng ngoại tệ phục vụ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế.

2.6.4. Các gi i pháp khácả

Cần nhất quán chủ trương quản lý lưu hành ngoại tệ theo hướng “trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành tiền đồng Việt Nam”. Hạn chế tối đa việc lưu thông và sử dụng đô la Mỹ, niêm yết giá bằng đô la Mỹ trên thị trường Việt Nam. Đây là công việc không phải chỉ riêng của Ngân hàng nhà nước mà của của tất cả các ban ngành, phải có sự phối hợp triệt để đồng bộ mới có thể hạn chế được đôla hóa.

Ngăn chặn và giảm dần các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát chặt chẽ tình trạng buôn lậu.

KẾT LUẬN

Thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường tiền tệ đã thật sự đóng góp một phần quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Trong những thập niên gần đây sự phát triển của thị trường tài chính đã góp phần không nhỏ trong chức năng điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với quá trình cung cầu về tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Trên cơ sở thu hút những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội vào những mục tiêu đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn,…Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương còn thông qua thị trường tài chính đặc biệt là thị trường tiền tệ để vận dụng linh họat những công cụ điều tiết vĩ mô như lãi suất thị trường, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,.. để thực thi chính sách tiền tệ nhằm mục đích kiểm sóat lạm phát và ổn định tiền tệ.

Từ khi hình thành cho đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam cũng trải qua những bước thăng trầm của nó. Sự ổn định và phát triển của thị trường tiền tệ góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.

Xuất phát từ vai trò của thị trường tiền tệ đối với nền kinh tế, cũng như những biểu hiện của thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian gần đây, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tìm hiểu hoạt động của thị trường tiền tệ Việt Nam từ năm 2008-2009 . Trên cơ sở vận dụng lý thuyết đã học, sự hướng dẫn của Giảng viên và kết hợp vơi kiến thức thực tế, nhóm đã phản ánh được thực trạng thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian từ năm 2008-2009.

Cụ thể: đề tài đã phân tích thực trạng cho từng thị trường như: Thị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thấu tín phiếu, trái phiếu, nghiệp vụ thị trường mở và thị trường hối đoái, đề tài đã chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế cũng như những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của thị trường tiền tệ Viêt Nam giai đoạn 2008- 2009. Trên cơ sở đó nhóm đã đưa ra một số giải pháp trước mắt và giải pháp thường xuyên, lâu dài với tham vọng góp phần ổn định và phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015.

Mặc dù nhóm có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian và kiến thức có hạn, hơn nữa đề tài có nội dung tương đối rộng nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của Giảng viên và các bạn học viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

Phụ lục 01

Danh sách thành viên thị trường đấu thầu TPCP tại NHNN

TT Tên thành viên Ngày công nhận

01 Deutsche Bank, CN Hồ Chí Minh 01/11/2004

02 NH TMCP Nhà Hà Nội 01/11/2004

03 NH TMCP Sài gòn công thương 17/11/2004

04 NH VID Public 17/11/2004

05 NH TMCP Kỹ thương 17/11/2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

06 NH Đầu tư & Phát triển VN 17/11/2004

07 NH TMCP Phát triền Nhà HCM 17/11/2004

08 NH TMCP Xuất nhập khẩu 17/11/2004

09 NH Nông nghiệp & PTNT VN 17/11/2004

10 NH Ngoại thương Việt Nam 18/11/2004

11 NH TMCP Đông á 18/11/2004

12 NH TMCP Tân Việt 23/11/2004

13 NH TMCP Hàng Hải VN 01/12/2004

14 NH Công thương Việt Nam 25/02/2005

15 NH ANZ Hà Nội 11/3/2005 16 NH TMCP Á Châu 11/4/2005 17 NH TMCP Quân đội 06/6/2005 18 NH TMCP Sài gòn thương tín 25/8/2005 19 NH Phát triển Nhà ĐBSCL 12/9/2005 20 NH TMCP Đông Nam Á 07/06/2006 (Nguồn: www.sbv.gov.vn)

Phụ lục 02:

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỊ TRƯỜNG MỞ

TT Tên thành viên Ngày tham gia

01 NH Đầu tư & PTVN 07/7/2000

02 NH TMCP Đông á 07/7/2000 03 NH TMCP Sài gòn thương tín 07/7/2000 04 NH TMCP Quân đội 07/7/2000 05 NH Chinfon Commercial, HN 07/7/2000 06 NH TMCP Quốc tế VN 07/7/2000 07 NH TMCP Phương Nam 07/7/2000

08 Công ty Tài chính bưu điện 07/7/2000

09 NH TMCP các DN ngoài QD 07/7/2000

10 ABN AMRO Bank, CN Hà Nội 07/7/2000

11 NH Ngoại thương VN 07/7/2000

12 Quỹ Tín dụng nhân dân TW 07/7/2000

13 NH Công thương VN 07/7/2000

14 NH Nông nghiệp & PTNT VN 07/7/2000

15 NH TMCP Tân Việt 11/7/2000

16 STANDARD CHARTERED, CN HN 24/7/2000

17 NH TMCP Á châu 25/7/2000

18 NH TMCP Hàng Hải VN 01/8/2000

19 Citi Bank, CN Hà Nội 16/10/2000

20 NH VID Public 27/10/2000

21 NH TMCP Sài gòn công thương 18/5/2001

22 Ngân hàng ANZ 22/01/2002 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

23 NH TMCP Kỹ thương VN 12/6/2003

24 NH PT nhà đồng bằng SCL 10/11/2003

25 NH TMCP Xuất nhập khẩu 15/6/2004

26 NH TMCP Nhà Hà Nội 30/9/2004

27 Deutsche Bank,CN Hà Nội 28/12/2004

28 NH TMCP Nam Á 30/9/2005

29 NH United Overseas, CN HCM 30/9/2005

30 NH TMCP An Bình 15/12/2005

32 NH TMCP Đông Nam Á 24/5/2006

33 NH TMCP Việt Á 24/5/2006

34 NH TMCPNT Đồng Tháp Mười 12/9/2006

35 NH ANZ 12/9/2006

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Sách:

- Sử Đình Thành và Vũ Thị Minh Hằng (2006) Nhập môn Tài chính – Tiền tệ, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

- Trần Đình Ty (2006) Đổi mới quản lý nhà nước đối với tiền tệ, tín dụng,NXB Lao động.

- Lê Văn Tư (2004) Thị trường Hối đoái, NXB Thống kê

- Hoàng Hoa Sơn (2006) Tìm hiểu Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2006,

NXB Lao động.

* Tạp chí * Website

- Phùng Khắc Kế (2006), Thị trường tiền tệ trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, www.sbv.gov.vn.

- Đoàn Phương Thảo: Phát triển thị trường liên ngân hàng Việt Nam

www.gov.vn

- Trang Web www.sbv.gov.vn: Chính sách tiền tệ/thị trường tiền tệ - http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinHDNH.jsp?tin=4382

- http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tinnghiencuu.jsp?tin=498

- http://www.sbv.gov.vn/vn/tintuc/thnh/cnth03/tin/HT-tuyen.doc

- http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=633

- http://www.sbv.gov.vn/vn/home/tintapchi.jsp?tin=629

Văn bản quy phạm pháp luật:

- Luật Ngân hàng Nhà nước năm (1996); - Luật các tổ chức tín dụng (1996); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Ngân hàng Nhà nước (2003);

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng các tổ chức tín dụng (2003);

- Các văn bản về thị trường liên ngân hàng:

+ Quyết định số 114/QĐ-NH14 ngày 21/6/1993 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng.

+ Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 của Thống đốc NHNN về việc bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng.

- Các văn bản về thị trường đấu thầu tái phiếu chính phủ:

+ Nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

+ Thông tư 19/2004/TT-BTC ngày 18/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

+ Quy chế đấu thầu Trái phiếu chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/7/2004 của Thống đốc NHNN.

+ Quy trình số 1872/QT-SGD ngày 15/9/2004 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn Quy trình nghiệp vụ đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Ngân hàng Nhà nước.

- Các văn bản về nghiệp vụ thị trường mở:

+ Quy chế hoạt động thị trường mở được ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/3/2000 và các Quyết định sửa đổi: Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế nghiệp vụ TTM, Quyết định số 877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002 về việc sửa đổi điều 1 Quyết định 1439/2001/QĐ-NHNN ngày 20/11/2001; Quyết định số 1085/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế nghiệp vụ TTM ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN và Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN.

+ Quyết định số 1909/2005/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN về việc các tổ chức tín dụng sử dụng một số loại trái phiếu trong các giao dịch tái cấp vốn của NHNN.

+ Quy trình nghiệp vụ thị trường mở số 608/2000/QT-SGD ngày 08/5/2000 của Ngân hàng Nhà nước.

+ Công văn số 1273/NHNN-SGD ngày /02/2006 về việc hướng dẫn sử dụng một số loại trái phiếu trong giao dịch tái cấp vốn của NHNN.

+ Quyết định 1452/2003/QĐ-NHNN ngày 03/11/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá;

+ Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN ngày 20/01/2004 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

+ Quyết định 1509/QĐ-NHNN ngày 14/11/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay có bảo đảm bằng cầm cố trái phiếu đặc biệt

+ Quyết định 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng

+ Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN đối với các ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỊ TRƯỜNG TIỀN tệ VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 35 - 46)