Chương trình nội suy hai trục toạ độ trong hệ toạ độ phẳng

Một phần của tài liệu Thiết kế trang bị điện - điện tử điều khiển cho máy hàn tự động (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU KHIỂN MÁY HÀN TRONG HỆ TOẠ ĐỘ PHẲNG

3.1. Thiết kế phần cứng

3.1.1. Trình tự thiết kế mộ hệ thống tự động điều khiển bằng vi xử lí

Để thiết kế một hệ thống tự động điểu khiển bằng vi xử lí cần theo các bước sau :

Bước 1 : Xác định chức năng của hệ thống điều khiển

Đầu tiên chúng ta phải quyết định thiết bị hoặc hệ thống nào mà chúng ta muốn điều khiển. Mục đích chủ yếu của bộ điều khiển được lập trình là để điều khiển một hay nhiều phần tử thực hiện của đối tượng. Để xác định được chức năng của một hệ thống điều khiển chúng ta cần xác định thứ tự hoạt động thông qua việc miêu tả bằng lưu đồ

Bước 2 : Xác định các đầu vào và đầu ra

Tất cả các thiết bị đầu vào và đầu ra bên ngoài được nối với bộ điều khiển được lập trình hoá phải được xác định. Những thiết bị đầu vào là những chuyển mạch, cảm biến, nút ấn, tay điều khiển. Những thiết bị đầu ra là : Van điện từ, rơle, công tắc tơ, đèn chỉ báo

Sau việc nhận dạng các thiết bị đầu vào và đầu ra, chúng ta tiến hành xác định các modul địa chỉ cho phù hợp

Bước 3 : Sau khi đã xác định được các đầu vào, đầu ra, ta tiến hành viết chương trình điều khiển

Bước 4 : Chạy thử chương trình

Để đảm bảo cấu trúc chương trình và các tham số đã cài đặt chính xác trước khi đưa vào hệ thống điều khiển. Ta cần phải chạy thử chương trình, nếu có lỗi hoặc chưa hợp lí thì ta phải sửa chữa trong khi chạy thử chương trình. Cuối cùng ghép nối với đối tượng và hoàn chỉnh chương trình theo hoạt động của máy

Một phần của tài liệu Thiết kế trang bị điện - điện tử điều khiển cho máy hàn tự động (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w