Về điều kiện sinh họat trong gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng nghèo đói của người raglay xã khánh nam khánh vĩnh khánh hòa hiện nay (Trang 29 - 36)

Khi nói về thực trạng nghèo đói, có rất nhiều yếu tố để minh chứng cho điều đó, ngoài thu nhập chi tiêu như đã phân tích ở trên tôi sẽ đề cập tới điều kiện sinh hoạt trong gia đình của các hộ người Raglay trên địa bàn. Có thể nói điều kiện sinh hoạt cũng cho người đọc hiểu rõ và hiểu một cách toàn diện hơn về thực trạng đói nghèo ở địa bàn đang diễn ra như thế nào? Nói về điều kiện sinh hoạt của các hộ dân ở đây, tôi sẽ phân tích rõ về các lĩnh vực sau: Điều kiện nhà ở và trang thiết bị trong gia đình , thành phần bữa ăn và vệ sinh môi trường.

Điều kiện nhà ở và trang thiết bị trong gia đình

Điều kiện nhà ở và trang thiết bị trong gia đình luôn là yếu tố thiết yếu của mổi hộ gia đình. Nó đánh giá được mức sống của gia đình đó cao hay thấp, qua đó cho ta thấy rõ được thực trạng nghèo đói ở địa bàn.

Nói đến nhà ở, không ai phủ nhận vai trò của nó. Nó chính là nơi để con người chúng ta nghĩ ngơi và hưởng thụ sau một ngày làm việc mệt nhọc, là nơi che mưa chắn gió để bảo vệ sự sống cho con người chúng ta. Nó là một nhu cầu thiết yếu mà gia dình nào cũng cần phải có. Tuy vậy, nhà ở của mổi hộ gia đình sẽ khác nhau, vì mổi người trong xã hội không ai giống ai, ai cũng có một hoàn cảnh một điều kiện riêng. Nếu những hộ giàu họ thường có thu nhập cao thì tất nhiên họ sẽ ở trong những ngôi nhà sang trọng, ngược lại với những hộ nghèo đói, thu nhập rất thấp miếng cơm manh áo lo còn chưa xong, ắt hẳn họ sẽ ở trong những ngôi nhà nghèo nàn, hoặc nhà của nhà nước cho trong điều kiện rất thiếu thốn.

Năm 2009, địa phương xã Khánh Nam đã có kế hoạch xóa nhà tạm bợ, dột nát nhưng chưa có kinh phí nên không thực hiện được, vì thế mà tình trạng nhà tạm, dột nát vẫn còn. Trong xã có 333 nhà, nhà ở tạm, dột nát là 39 nhà chiếm 11,72% và nhà ở kiên cố có 60 nhà chiếm 18,02%. Tình trạng về xây dựng nhà ở dân cư đa số là tự phát, chưa đảm bảo tính khoa học kỷ thuật, tổ chức quy mô bố trí dân cư chưa thực hiện, không có thiết kế mẫu, hệ thống thoát nước chưa đẩm bảo theo quy định, diện tích nhà ở chưa đạt chuẩn theo

yêu cầu kỷ thuật của bộ xây dựng. (Nguồn: TLSC: Đề án Nông thông mới ở xã Khánh Nam- Khánh Vĩnh- Khánh Hòa).

Theo như quan sát tại địa bàn nghiên cứu, tôi nhận thấy nhà ở của các hộ gia đình ở đây chủ yếu ở trong loại nhà bán kiên cố, tức là nhà gỗ, còn lại số ít ở loại nhà kiên cố (nhà xây), và đặc biệt vẫn còn khá nhiều hộ sống trong loại nhà tạm bợ (nhà tranh). Dưới đây là biểu đồ sẽ minh chứng cho điều mà tôi đã nói ở trên:

Biểu đồ 3: Hình thức nhà ở.

(Nguồn: dữ liệu thực tập xã Khánh Nam - Khánh Vĩnh – Khánh Hòa)

Qua biểu đồ trên ta thấy số hộ gia đình có nhà bán kiên cố( nhà gỗ) chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm tới 65.4%. Còn số hộ ở trong nhà kiên cố(nhà gạch) chỉ chiếm 18.7% , đặc biệt số hộ ở trong loại nhà tạm bợ (nhà tranh, lều lán) tuy thấp hơn nhà bán kiến cố nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao, vẫn còn tới 15.4 % và số người ở trong những loai nhà khác chiếm tỷ lệ là 0.5 %. Điều này cho thấy rằng điều kiện sống của người dân Raglay ở đây điều kiện về nhà ở vẫn còn thấp, mặc dù số hộ có loại nhà tạm bợ không cao nhất nhưng vẫn chiếm tới 18.7% số hộ ở trong những ngôi nhà tranh và lều lán. Các hộ gia đình ở đây điều kiện

sống rất thấp, thu nhập thấp không đủ lo miếng cơm manh áo hành ngày, các hộ nghèo như vậy thường ở trong những loại nhà tạm bợ, điều kiện rất thấp.

Trước điều kiện ở khó khăn như vậy, địa phương cũng đã có những chính sách hỗ trợ cho những hộ nghèo về nhà ở. Khi được phỏng vấn về vấn đề nhà ở một hộ đã nói:

“uhm, chứ nhà chị đâu có tiền đâu mà xây nhà, xây nhà cũng phải do nhà nước cho chứ, chứ không cho làm nhà tranh ở chứ (dạ) đây nè chị làm nhà bếp cũng không có tiền mua tôn đó, một bên tranh một bên tôn đó (cười) khổ lắm… (dạ) may mắn nhà nước cho được nhà chứ không ở nhà tranh chứ, ở nhà tranh cây lồ ô làm nhà còn không có nữa, khó lắm đi kiếm xa mới có một cây hai cây à, chứ gần đây không có câu lồ ô nào hết á, cây làm nhà không có”.

(Nguồn: PVS nữ 32 tuổi, hộ nghèo nhất thôn)

Điệu kiện ở của ngườ dân ở đây còn quá thấp, nhà của chủ hộ trên rất khó khăn, nhà có mình chống đi làm nuôi năm miệng ăn trong gia đình. Gia đình chị không có tiền để xây nhà, cũng may được sự hỗ trợ của nhà nước mà gia đình chị có nhà ở, một ngôi nhà xây nhưng không trát xi măng, nhà xây nhưng cửa được làm bằng tre. Điều này chứng tỏ cuộc sống của người Ragkay ở đây còn rất khổ cực, vẫn còn rât nghèo đói.

Trong điều kiện sinh hoạt, ngoài điều kiện nhà ở nhà như đã phân tích ở trên thì điều kiện trang thiết bị trong nhà của các hộ gia đình cũng một phần nói lên được sự nghèo đói của các hộ gia đình ở đây. Hầu hết các hộ gia đình trong địa bàn nghiên cứu đều trong thực trạng nghèo và rất nghèo, trong gia đình không có vật dụng gì đáng giá ngoài những thứ dùng cho nấu ăn hàng ngày. Khi được hỏi về các vật dụng trong gia đình thì các hộ đã nói:

“Không có cái gì hết còn thiếu thốn lắm, coi như là chỉ kiếm ăn hàng ngày thôi chứ nói về vật chất hay tivi thì như người ta thì làm gì có. chứ có cái vật dụng gì đâu ngoài mấy cái nồi nấu ăn hàng ngày ra thôi chứ chẳng có cái gì”

“Ti vi cũng không... nhà chẳng có cái gì hết, gường nằm cũng không có toàn nằm đất không. Cả nhà ngủ trên đất cả.”

(Nguồn:PVS nữ 40 tuổi, chủ hộ nghào nhất) Thật vậy, các hộ gia đình ở đây trong nhà không có tài sản gì đáng giá, họ kiếm ăn hàng ngày còn chưa đủ thì làm sao mua sắm được cái gì cho gia đình. Có nhiều hộ gia đình khi chúng tôi đến trò chuyện và quan sát, thì thấy trong gia đình chỉ có mấy cài nồi để nấu ăn ngoài ra không có cái gì đáng giá. Như chủ hộ nữ 40 tuổi nói ngay cả cái gường còn không có để nằm, cả gia đình phải nằm đất . Cuộc sống của người dân ở đây còn thiếu thốn rất nhiều.

Qua đó, ta thấy điều kiện nhà ở và trang thiết bị trong gia đình của các hộ Raglay còn rất nhièu khó khăn và thiếu thốn. Các hộ ở đây hầu như rất nghèo, họ sống trong những ngôi nhà bán kiên cố (nhà gỗ) và không ít hộ sống trong những ngôi nhà dột nát. Đặc biệt, trong gia đình các hộ này không có trang thiết bị hay vật dụng gì đáng giá, cuộc sống của họ chỉ lo miếng cơm manh áo hàng ngày.

Thành phần bữa ăn và vệ sinh môi trường.

Khi phân tích thực trạng nghèo đói, ngoài những yếu tố đã phân tích trên thì thành phần bữa ăn và vệ sinh môi trường cũng góp phần nêu rõ thực trạng nghèo đói của người Raglay tại xã Khánh Nam sống cuộc sống như thế nào.

Bữa ăn là nhu cầu vô cùng thiết yếu của con người, dù giàu hay nghèo họ cũng phải ăn để sống, tuy nhiên sẽ có sự khác biệt về thành phần bữa ăn giữa các hội gia đình. Bữa ăn gia đình của người Raglay là những sản phẩm mà họ đã làm ra. Họ sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên như rau xanh, thịt… đều được lấy từ trong rừng. Họ chỉ mua nước mắm, muối và một số gia vị khác. Bữa ăn được bắt đầu khi gia đình đã đi làm về. Khi tập họp đông đủ thì mọi người trong gia đình cùng nhau ăn và xem những chương trình ưa thích trên tivi.

Khi quan sát trực tiếp bữa ăn của người Raglay, họ nói với chúng tôi là “nhà mình nghèo, không có thức ăn”. Bữa ăn của người Raglai rất đơn giãn và không cầu kỳ như người kinh. Chúng tôi tham gia quan sát một bữa ăn của một gia đình có chồng, vợ và 3 người con thì thức ăn chỉ bao gồm một món thịt và một món rau. Cả gia đình cùng ngồi

xoay vòng bên mâm thức ăn. Người vợ có nhiệm vụ là bới cơm cho những người con. Khi chúng tôi trực tiếp tham gia một bữa ăn khác của một gia đình mới cưới, chỉ có vợ và chồng thì bữa ăn của họ lại càng đơn giản hơn. Bữa ăn được người vợ đi làm về nấu một cách rất đơn giản, bữa ăn chỉ bao gồm một món thịt được người chồng lấy từ rừng mang về.

Điểm đặc biệt trong mỗi bữa ăn là khi họ tham gia vào bữa ăn thì họ thường bật tivi và xem những chương trình phim. Sau bữa ăn, nhóm chúng tôi đặc câu hỏi về bữa cơm tại sao lại đơn giản như vậy thì người vợ liền trả lời là “tại đi rẫy mới về”; “không có tiền nên không mua được thức ăn”; “nhà nghèo thì lấy tiền đâu”; “nhà mình có nhiều con”; “mình lấy thức ăn từ trong rừng” và một lý do khác là chợ cách xa nơi ở.

Bữa cơm gia đình trước kia với bây giờ có khác nhau không: theo ghi nhận có được thì người Raglay trước kia sử dụng nguồn thức ăn sẵn có do việc săn bắt ở trong rừng. Nhưng trong những năm gần đây, nguồn thức ăn săn có này bị giảm dần và phần thức ăn trong gia đình cũng phần nào bị giảm đi và không còn đa dạng như trước kia. Nguyên nhân làm cho nguồn thực vật và động vật trong rừng bị giảm sút là do việc mở rộng diện tích đất rừng phục vụ cho nhu cầu canh tác đã khiến cho diện tích đất rừng giảm xuống một cách nghiêm trọng. Do săn bắt thú rừng để bán, để làm thức ăn dẫn đến hệ động vật trong rừng bị giảm xuống và mất đi. (Nguồn: Nhóm quan sát tại địa bàn nghiên cứu)

Hiện nay không còn nhiều hộ rơi vào tình trạng thiếu đói như trước, tức là họ đã có gạo có cơm để ăn. Tuy nhiên bữa ăn của họ không có nhiều đồ ăn, đôi khi chỉ ăn với rau với muối cho qua ngày để sống. Bên cạnh đó cũng có những hộ đi làm lo cơm ăn không đủ, có những bữa không có cơm ăn phải nhịn đói hoặc ăn lung tung để sống. Khi được hỏi về thành phần bữa ăn trong gia đình, một hộ đã nói:

khổ lắm lúc để thằng bé thì ăn củ khoai, ăn canh bậy bạ, ăn cơm muối, năm đó khổ nhất với chị đó, năm nay thì đỡ anh đi làm thì có cơm ăn, có lúc thiếu thiếu, có lúc đi làm được thì có cơm ăn, có lúc thiếu thì nhịn đói chứ đi lấy ở đâu mà ra”.

Bên cạnh vấn đề về thành phần bữa ăn trong gia đình, thì vấn đề về sinh môi trường đang được chú ý và quan tâm của địa phương. Môi trường ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của con người. Từ trước tới nay khi nói về nông thôn thì ta nghĩ ngay tới một môi trường trong sạch và là nơi lý thú cho việc nghỉ ngơi. Nhưng quả thực môi trường ở xã Khánh Nam hiện nay vẫn đang là một vấn đề cần quan tâm , ở đây tôi muốn nói đến vấn đề: Sử dụng nhà vệ sinh, vấn đề tưởng như không quan trọng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính người dân trong xã. Dưới đây là biểu đồ thể việc sử dụng nhà vệ sinh của các hộ tại xã Khánh Nam:

Biểu đồ 4: Sử dụng nhà vệ sinh của các hộ gia đình

(Nguồn: dữ liệu thực tập tại xã Khánh Nam- Khánh Vĩnh-Khánh Hòa)

Theo biểu đồ trên ta thấy số hộ có nhà vệ sinh loại đơn giản (đào,1 ngăn) chiếm tỷ lệ 47%, số hộ không có nhà vê sinh riêng là 23.8% và đặc biệt là số hộ đi vệ sinh trên ao, sông suối, kênh mương là chiếm tới 8.3%. Tuy số hộ không có nhà vệ sinh và số hộ đi vệ sinh ở sông suối, kênh mương thấp hơn những hộ có nhà vệ sinh, nhưng những con số đó vẫn là một vấn đề mà xã hội cần phải quan tâm đến. Vì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chính các hộ dân ở nơi này, nó làm ô nhiễm môi trường rất lớn. Khi được hỏi về vấn đề đi vệ sinh ở đâu, một hộ đã nói:

“Đâu có đâu, đào lỗ đi à, đâu có đi ở nhà đâu.(cười)”

(Nguồn: PVS nữ 32 tuổi chủ hộ nghèo nhất)

Một số không ít hộ gia đình ở đây nhà không có nhà vệ sinh, họ có thói quen lên rừng hoặc sông suối đi vệ sinh mà không nghĩ tới vấn đề ô nhiễm môi trường, họ sống rất

vô tư không nghĩ tới ngày mai sẽ ra sao. Ta nhận thấy rằng nhận thức của các hộ gia đình Raglay ở đây còn rất thấp, họ sống trong điều kiện rất thấp.

Thực tế thấy rằng điều kiện sinh hoạt của người Raglay địa bàn còn rất thấp. Họ là những hộ nghèo sống trong điều kiện rất khó khăn và còn nhiều thiếu thốn về mọi mặt. Từ điều kiện nhà ở , các loại trang thiết bị trong gia đình đến thành phần bữa ăn và vệ sinh môi trường ở đây còn nhiều thiếu thốn và càn được sự quan tâm. Các hộ ở đây chủ yếu sống trong điều kiện nhà ở còn thấp, tuy một số hộ được hỗ trợ nhà ở nhưng trong gia đình còn nhiều thiếu thốn, trong nhà không có vật gì đáng giá. Các bữa ăn trong gia đình còn thiếu thiếu và nghèo nàn, có nhiều hộ còn không đủ ăn vì thu nhập quá thấp, bên cạnh đó vấn đề môi vệ sinh môi trường người dân ở đây còn chưa nhận thức được, họ không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trường.

Qua những phân tích trên, ta thấy thực trạng nghèo đói của xã Khánh Nam đang là vấn đề nổi cộm mà xã hội cần quan tâm đến. Các hộ gia đình ở đây hầu hết sống bằng nghề nông nghiệp, việc làm thì không ổn định. Trên thực tế đó ta thấy thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình ở đây quá thấp, họ chị lo miếng cơm manh áo còn chứ đủ no, nhiều gia đình khá hơn chút thì cũng đủ ăn. Chính vì thu nhập thấp đã kéo theo điều kiện sống của người dân ở đây rất thấp. Những phân tích trên đã minh chứng cho thực trạng nghèo đói ở địa bàn đang diễn ra như thế nào?

Một phần của tài liệu Thực trạng nghèo đói của người raglay xã khánh nam khánh vĩnh khánh hòa hiện nay (Trang 29 - 36)