Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Đức

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại (Trang 91)

Sự áp dụng tư tưởng nhà nước pháp quyền ở Đức được thể hiện trước hết qua bản Hiến pháp Phổ năm 1850 đã thể hiện sự phân chia quyền lực nhà nước khi lập ra hai viện với quyền lập pháp. Nhưng quyền lập pháp của viện

bị vô hiệu hóa bởi quyền phủ quyết tuyệt đối của Nhà Vua. Thông qua quyền phủ quyết tuyệt đối đối với các nghị quyết của hai viện, Hiến pháp đã tạo cho

Nhà Vua Phổ sáng kiến lập pháp. Ông ta trở thành người đứng đầu chính quyền hành pháp. Nhà vua có quyền giải tán và triệu tập Quốc hội tùy theo ý muốn của mình và thực tế ông ta đã làm như vậy. Trong khi đó các Bộ trưởng không phải bảo cáo trước Quốc hội, họ không sợ Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm. Họ không biết trách nhiệm tập thể là gì. Người đứng đầu thực sự của họ là Nhà Vua, ông bổ nhiệm và thay thế họ. Điều này cho thấy quyền lực của vua là rất lớn cả về lập pháp và hành pháp. Được bao phủ bằng các hình thức nghị viện nhưng Hiến pháp Phổ vẫn còn là Hiến pháp quân chủ tuyệt đối về mặt nội dung của nó.

Sau đó, Hiến pháp Liên bang được ban hành ngày 16/4/1871. Hiến pháp năm 1871 quy định Đức là một Nhà nước Liên bang gồm 22 vương quốc và 3 thành phố tự do. Các bang thành viên vẫn giữ Chính phủ và Vua riêng, có quyền hạn riêng về hành chính, thu thuế, giáo dục, nhà thờ. Liên

bang Đức theo chính thể quân chủ lập hiến và thể thiện rõ rết tinh thần “Phổ

hóa” nước Đức.

Sự phân chia quyền lực trong nhà nước Phổ được thể hiện trong Hiến pháp năm 1871 như sau:

Hoàng đế là người đứng đầu nhà nước. Vua Phổ đồng thời là Hoàng đế Đức. Hoàng đế có quyền hạn khá lớn: thống lĩnh quân đội, bổ nhiệm hoặc cách chức các quan chức cao cấp của Liên bang, Thủ tướng, Thượng nghị sĩ… kí các điều ước quốc tế, tuyên chiến. Hoàng đế có quyền triệu tập, giải tán, hoãn các phiên họp của Hội đồng Liên bang (Thượng viện), Hạ nghị viện và không chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

Cơ quan lập pháp là Nghị viện, gồm hai viện:

- Hội đồng liên bang (Thượng nghị viện) có 58 thành viên, trong đó Phổ chiếm 17 ghế. Các bang khác có từ 1 đến 6 đại biểu trong mỗi bang. Đạo luật do Hạ nghị viện đã thông qua vẫn có thể bị Hội đồng Liên bang bác bỏ. Hội đồng không thể thông qua một quyết định khi có 14 phiếu trống (trong đó

riêng Phổ đã có 17 phiếu và sau này là 22 phiếu).

- Hạ nghị viện (Quốc hội) có nhiệm kì 3 năm, từ năm 1887 là 5 năm. Hạ nghị sĩ do dân bầu. Nhưng quyền bầu cử của người lao động bị hạn chế nhiều. Hạ nghị viện có thể bị Thượng nghị viện giải tán.

Chính phủ là cơ quan hành pháp. Quyền hạn của Chính phủ tập trung vào thủ tướng. Các Bộ trưởng chỉ giữ vai trò như những người tư vấn, phụ tá cho thủ tướng. Quyền hạn của Chính phủ (thực chất là quyền hạn của Thủ tướng) khá lớn về mọi lĩnh vực quân sự, kinh tế, hành chính, tư pháp. Thủ tướng do Hoàng đế bổ nhiệm hoặc cách chức. Nhưng các văn bản của hoàng đế phải có chữ kí kèm theo của thủ tướng.

Như vậy, trong bộ máy nhà nước Đức, Thượng viện có quyền hơn Hạ nghị viện. Và quyền lực nhà nước tập trung vào Hoàng đế và Thủ tướng. Chính thể quân chủ lập hiến là sản phẩm của cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến không triệt để. Nhà nước tư sản Đức thể hiện rõ nhất sự cấu kết giữa đại tư sản với tầng lớp quý tộc tư bản hóa và mang nặng tính quân phiệt.

Yếu tố dân chủ của một nhà nước pháp quyền ở Pháp được thể hiện qua một số cải cách chế độ bầu cử.

Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Đức nói chung đã diễn ra, mặc dù rất chậm chạp. Tháng 1 - 1848 đã diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Phổ. Những người theo phái tự do tư sản trung gian chiếm số đông các đại biểu. Hiến pháp Phổ năm 1849 do Quốc hội thông qua chứa đựng một số yếu tố của chủ nghĩa tự do, đảm bảo một số yếu tố dân chủ tuy nhiên vẫn còn những hạn chế khi những cử tri chỉ là tất cả các đàn ông ở lứa tuổi nhất định - được chia làm ba đẳng cấp - những curi. Hai curi đầu là những người đóng thuế cỡ bự. Curi thứ ba là phần lớn người dân Phổ đóng thuế ít. Hai curi đầu về mặt số lượng thì không lớn nhưng lại chiếm 2/3 đại biểu cử tri. Curi cuối cùng gồm hàng triệu người lại chỉ chiếm 1/3.

Hiến pháp năm 1871 đảm bảo tính dân chủ hơn được thể hiện qua việc bầu Hạ viện theo chế độ phổ thông đầu phiếu đối với đàn ông và bỏ phiếu kín không còn căn cứ vào số tiền đóng thuế của cử tri.

Một phần của tài liệu Tư tưởng nhà nước pháp quyền thời cận đại (Trang 91)