Mô phỏng phối hợp truyền động chính với truyền động ăn dao.

Một phần của tài liệu ĐỒ Án TBĐ Máy TIện (Trang 39 - 43)

Như đã nghiên cứu ta biết được ở các máy tiện đứng và máy tiện cơ nặng cần có 2 yêu cầu quan trọng là:

• Phải duy trì tốc độ cắt là không đổi VZ = const

• Duy trì lượng ăn dao không đổi ω C / ω AD = const

Điều đó tương đương với ω ct.dct = const điều này có nghĩa là khi dao ăn vào chi tiết => bán kính chi tiết giảm dần dct giảm thì tốc độ góc chi tiết tăng lên điều đó nghĩa là tốc độ động cơ truyền động chính phải tăng lên. Đồng thời tốc độ động cơ truyền động ăn dao cũng tăng lên để đảm bảo lượng ăn dao không đổi.

Ta có hệ mô phỏng phối hợp 2 động cơ truyền động cho máy tiện là động cơ truyền động chính và động cơ truyền động ăn dao như sao

Hình 3.11. Mô hình mô phỏng phối hợp 2 động cơ truyền đông. • Kết quả mô phỏng ở khối Scope4 nhận được:

Hình 3.12. Đáp ứng tốc độ 2 động cơ truyền động.

Từ đáp ứng trên ta nhận thấy đường phía trên là đáp ứng tốc độ động cơ truyền động chính, đường phía dưới là đáp ứng tốc độ động cơ truyền động ăn dao. Động cơ truyền động chính được khởi động trước sau đó động cơ ăn dao được khởi động. tại thời điểm 3(s) là giai đoạn dao ăn vào chi tiết, ta thấy được khi dao ăn vào chi tiết thì đường kính chi tiết giảm dần dCT giảm để đảm bảo tốc độ cắt không đổi thì tốc độ động cơ truyền động chính đã tăng lên đảm bảo tích số dCT . ω CT = const (tức thỏa mãn được 1 điều kiện đầu tiên). Ta nhận thấy tốc độ động cơ ăn dao cũng tăng tốc theo động cơ truyền động chính đảm bảo thương số ω C / ω

AD = const (thỏa mãn điều kiện thứ 2). Ở phần mô phỏng này ta chưa làm rõ được quá trình giảm tốc của động cơ khi đã đạt giá trị tới hạn của động cơ.

KẾT LUẬN

Qua 13 tuần thực hiện em đã hoàn thành đồ án với các yêu cầu đặt ra.Xây dựng được bộ điều khiển truyền động chính và truyền động ăn dao cho máy tiện hệ T-Đ. Đã thiết kế được sơ đồ điều khiển phối hợp 2 truyền động cho máy tiện. Trong thời gian thực hiện em đã dành nhiều thời gian tìm hiểu các thiết bị, trang bị điện, điện tử cho các máy gia công kim loại. Từ đó em có nhiều kiến thức về tổng hợp và thiết kế, cải tiến các thiết bị này để đạt được năng suất cao, tính tự động hóa cao. Đồng thời hiểu sâu hơn về trang bị điện- điện tử cho máy tiện hệ T – Đ.

Được sự giúp đỡ của thầy Phạm Văn Toàn và các thầy giáo trong bộ môn đã hướng dẫn tận tình đóng góp cho đồ án của em hoàn thành và giúp em hoàn thiện nhiều kiến thức về các môn ngành tự động hóa.

Tuy rằng đã thực hiện tương đối đầy đủ yêu cầu đề bài nhưng thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi thiếu sót nên em mong các thầy cô sẽ giúp đỡ em để hoàn thành tốt hơn. Mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Điều chỉnh tự động truyền động điện – Bùi Quốc Khánh, Nguyễn Văn Liễn Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[2]. Matlab & Simulink dành cho kỹ sư điều khiển tự động – Nguyễn Phùng Quang Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[3]. Giáo trình Trang bị điện-điện tử các máy sản xuất - Hoàng Xuân Bình Trường đại học hàng hải Việt Nam.

[4]. Trang bị điện- điện tử các máy gia công kim loại – Nguyễn Mạnh Tiến , Vũ Quang Hồi - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu ĐỒ Án TBĐ Máy TIện (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w