Những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp 10 năm tới:

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay (Trang 28 - 30)

tới:

Ngày 15/06/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị quuyết về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo đó, trong 10 năm tới, những ngành sản xuất hàng hoá quan trọng của nông nghiệp nước ta cần phát triển theo định hướng sau.

• Về sản xuất lương thực: lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh. Mức sản lúa ổn định khoảng 33 triệu tấn/năm, trong đó lúa gạo để ăn và dự trữ khoảng 25 triệu tấn/năm. Giữ ổn định khoảng 4 triệu ha đất có điều kiện tưới tiêu chủ động để sản xuất lúa. Cây màu lương thực chủ yếu là ngô, cần phát triển đạt mức 5-6 triệu tấn/năm đủ nguyên liệu để làm thức ăn chăn nuôi.

• Về cây công nghiệp ngắn ngày : Không xây dựng thêm các nhà máy đường mới, phát triển mạnh các loại cây có dầu như lạc (đậu phụng), đậu tương (đậu nành), vừng (mè), hướng dương…để cung cấp dầu ăn, các loại cây có sợi như bông, dâu tằm gắn với ngành ươm tơ, dệt lụa phát triển thuốc lá nguyên liệu để giảm lượng thuốc lá nhập khẩu.

• Những cây công nghiệp lâu năm truyền thống có giá trị kinh tế cao là: cà phê với mức 400.000 ha cà phê với hiện có, tập trung phát triển cà phê chè, sản lượng cà phê trong tương lai giữ mức khoảng 600.000 tấn/năm. Phát triển mạnh cây điều ở miền Trung, tăng diện tích lên 500.000 ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn nhân điều/năm. Hồ tiêu là cây lâu năm có hiệu quả kinh tế cao, cần nâng diện tích lên 50.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/năm. Tập trung thâm canh 400.000 ha cao su hiện có, mở rộng vườn cây cao su để đạt 600.000 tấn cao su mủ khô/năm. Bên cạnh đó phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mủ cao su, gỗ cao su. Chè là cây dài ngày chủ lực ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Cần mở rộng 100.000 ha với công nghệ thâm canh để đạt sản lượng 100.000 tấn chè các loại/năm.

• Về rau, hoa quả và cây cảnh, ngoài các loại rau truyền thống, phát triển các loại rau cao cấp mới như: các loại đậu rau, ngô rau, măng, nấm ăn, nấm dược liệu…là những loại rau có giá trị dinh dưỡng cao, có thị trường tiêu thụ, tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả có khả năng xuất khẩu: vải, nhãn, dứa, thanh long…

• Về lâm nghiệp: ngoài việc bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh, trồng rừng phòng hộ, cần phát triển rừng sản xuất. Cụ thể: phát triển các loại tre, trúc, keo, thông, các loại bạch đàn…làm nguyên liệu phát triển ngành giấy. Tiếp tục phát triển các ngành sản xuất ván gỗ nhân tạo gồm ván

ghép thành, ván dăm, ván sợi, công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ…Phát triển các loại quế, hồi…,các loại cây gỗ quý hiếm như giáng hương, sao, lim, lát, pơmu, tếch…các loại cây đặc sản, cây lấy gỗ làm nguyên liệu để chế biến sản phẩm thủ công, mỹ nghệ.

• Về chăn nuôi: phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, một số vùng nuôi lợn chất lượng cao để xuất khẩu, phát triển đàn bò thịt theo hướng bò Zêbu có năng suất cao, phấn đấu trong 10 năm tới có 200.000 con bò sữa, trong đó có 100.000 con bò cái vắt sữa với sản lượng 300.000 tấn sữa tươi/năm. Phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà vịt.

• Về thuỷ sản: Cùng với việc phát triển đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư phát triển bền vững ngành nuôi trồng thuỷ sản. Tôm là ngành chủ lực trong ngành nuôi trồng thuỷ sản gồm tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh). Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 100.000 ha, sản lượng 300.000 tấn/năm. Đồng thời phát triển mạnh nuôi trồng các loại cá nước ngọt, nước lợ, nước mặn và các loại đặc sản khác.

Theo định hướng trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản. Cụ thể, nhanh chóng ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp. Khoa học công nghệ phải phục vụ mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững, nâng cao năng xuất , chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mặt hàng mới, quý hiếm, trái vụ để nâng cao sức cạnh tranh.

Trong thập kỷ tới, phải đưa trình độ khoa học công nghệ của nhiều ngành trong nông nghiệp Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngày

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách của ngành nông nghiệp tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam kể từ thời kỳ đổi mới kinh tế đến nay (Trang 28 - 30)