Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoạ

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức tất cả các ngành năm 2012 có đáp án chi tiết (Trang 36)

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ ĐỐI NGOẠI 1 Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoạ

3. Nội dung quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoạ

3.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Về pháp luật, trong quản lý về kinh tế đối ngoại gồm có Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại nói chung, các chế định về ngoại thương nói riêng, danh mục các hàng hoá cấm xuất nhập, Luật Khoa học và Công nghệ, các Luật Thuế, các quy chế hoạt động của các khu chế xuất, đặc khu kinh tế…

Pháp luật phải đồng bộ, rõ ràng và nhất quán, ít thay đổi. Phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế nhằm tạo nên hành lang pháp lý rõ ràng cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Pháp luật phải được thực thi một cách nghiêm túc. Các công chức thực thi nhiệm vụ QLNN về kinh tế đối ngoại phải căn cứ vào luật pháp, không gây trở ngại cho đối tác.

3.2 Xây dựng quy hoạch đối với kinh tế đối ngoại

Thông qua quy hoạch thể hiện các dự định về khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế nước ngoài, bộ phận kinh tế của nước nhà ở nước ngoài (Tư bản được xuất khẩu).

Toàn bộ viễn cảnh trên phải được thể hiện thành các dự án đầu tư. Những dự án là tài liệu để thu hút gọi vốn đầu tư nước ngoài, là cơ sở để nước nhà thực hiện những công việc cần thiết cho việc tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời các dự án trên cũng là định hướng của Nhà nước để thu hút, khuyến khích đầu tư trong nước, hoặc đầu tư của chính ngân sách nhà nước.

3.3 Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ và công nhân kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng bao gồm điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lach, các cơ sở phục vụ đời sống văn hoá, y tế, giáo dục, ngân hàng, thương nghiệp phải trở thành một hệ thống đồng bộ. Kết cấu hạ tầng có thể xây dựng chung cho cả quốc gia, cũng có thể đầu tư có trọng điểm, tạo thành các đặc khu kinh tế.

Nhà nước có thể đầu tư trực tiếp vào kết cấu hạ tầng, hoặc mời thầu đối với các nhà đầu tư trong, ngoài nước, có sự tổ chức của Nhà nước.

Việc đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật với cơ cấu thích hợp, có đủ năng lực cũng như việc chuẩn bị kết cấu hạ tầng là để tiếp ứng ngoại lực, khai thác ngoại lực, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

3.4 Bảo đảm ổn định về chính trị, kinh tế để phát triển kinh tế đối ngoại

Sự ổn định về chính trị, kinh tế thể hiện ở sự rõ ràng và nhất quán về đường lối chính trị, các đạo luật cơ bản, các quan hệ ngoại giao, các chính sách kinh tế (tỷ giá hối đoái, cán cân thương mại và thanh toán quốc tế).

3.5 Thu hút đầu tư nước ngoài

- Giới thiệu các dự án đầu tư qua các cuộc hội thảo, các diễn đàn đầu tư trong và ngoài nước, các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thực hiện các hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận môi trường đầu tư để họ thực hiện các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với nước sở tại một cách thuận lợi, nhanh chóng nhất.

3.6 Điều hành hoạt động ngoại thương, đầu tư và chuyển giao khoa học công nghệ qua các hoạt động QLNN về

các mặt trên, như:

- Ban bố danh mục các mặt hàng cấm xuất nhập khẩu. - Cấp phép cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn thi công chức tất cả các ngành năm 2012 có đáp án chi tiết (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w