Kiến nghị của nhóm

Một phần của tài liệu SINH VIÊN đi làm THÊM, tốt HAY KHÔNG t ốt (Trang 29)

Và sau đây là một số kiến nghị của nhóm:

Điềuđầu tiên,trước khi đi làm thêm phải tìm hiểu kĩ thông tin về nơi mình sẽ làm. Nên lấy thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, nếu cảm thấy có nghi vấn, cần phải kiểm tra lại. Trước những công việc có quá nhiều ưu đãi, các bạn nên cẩn thận!

Tham khảo ý kiến bạn bè, những người có kinh nghiệm. Đồng thời nên hỏi ý kiến gia đình trước khi đi xin việc.

Khi đi làm thêm, có thêm thu nh ập, nhưng các bạn vẫn nên lập một kế hoạch chi tiêu cho hợp lí, tránh lãng phí. Nên tiết kiệm để dùng cho sau này, khi tạm thời bạn phải nghỉ làm thêm một thời gian, không nên để diễn ra tình trạng bạn “ không thể nghỉ làm” nếu thật sự không cần thiết.

Ngoài ra, sinh viên có thể tổ chức làm thêm theo nhóm, có kế hoạch làm việc cụ thể, sắp xếp phù hợp với thời gian của mỗi thành viên, có phê bình hoặc có thể phạt khi thành viên của nhóm không hoàn thành công việc mà không có lí do hợp lí, có khen thưởng nếu làm việc tích cực, hiệu quả! Thực sự tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh và bổ ích.

Sau đây là một bài viết ví dụ mà nhóm đã sưu tầm được trên báo Thanh niên số đăng ngày 26/11/2007: TẬP ĐOÀN “SINH VIÊN LÀM THÊM”

TT - Những nhân viên phục vụ rất trẻ tại các buổi tiệcở các nhà hàng TP.HCM phần lớn là những sinh viên (SV) đến từ Contributor Group (Nhóm cộng tác). “Tập đoàn” này thành lập cách đây gần bảy năm, hiện có 700 bạn trẻ.

Ngay từ năm 1 Nguyễn Trọng Tuấn (CĐ Tài chính kế toán 4) đã là nhân viên phục vụ có nghề. “Khi đến Trung tâm Hỗ trợ SV TP tìm việc, nghe nói cần người phục vụ tiệc, chưa biết phải làm gì nhưng thấy công việc phù hợp với thời gian học nên mình nộp đơn xin làm ngay” - Tuấn nhớ lại.

Đi làm một thời gian, Tuấn nhận thấy đội quân phục vụ tiệcở các nhà hàng không chỉ có dân chuyên nghiệp mà phần lớn là SV! Tuấn nảy ý tưởng: “Sao không có một

nhóm tập hợp SVở các trường chuyên cung ứng nhân viên phục vụ?”.

Ra trường, dù được nhận vào làm việcở một công ty viễn thông lớn, nhưng lúc rảnh Tuấn vẫn làm anh phục vụ tiệc như một đam mê và để “tích lũy kinh nghiệm chờ khi có cơ hội”- Tuấn nói. Trong thời gian làm phục vụ, Tuấn đã “bật mí” dự định lớn lao của mình cho nhiều bạn bè và họ đềuủng hộ. Và Contributor Group ra đ ời với hơn 50 SV về đầu quân cùng cộng tác...

“Tập đoàn” này có lúc tư ởng chừng sập tiệm bởi những lần bị đối tác phạt hợp đồng. Đi làm đúng giờ thường là yêu cầu hàng đầu từ phía nhà hàng với lực lượng nhân viên phục vụ tiệc.

Khi hợp đồng với các đối tác, Contributor Group luôn chấp nhận điều khoản “thiếu người, đi trễ... phạt 200% tiền lương/nhân viên”.

Vào mùa thi, tình trạng thiếu người xảy ra thường xuyên nên việc nhóm bị phạt gần cả triệu đồng không phải hiếm. Đó là chưa kể những vụ nhân viên mới vào nghề chưa thạo việc, run tay làm bể đồ của nhà hàng... Vậy là nhóm phải xuất quĩ ra đền.

Contributor Group dần được củng cố, đầu tư qui mô và áp dụng mô hình như một đơn vị kinh doanh. Có trưởng nhóm phụ trách, kế đến là các bộ phận nhân sự, hành chính, marketing, khánh tiết... Đầu tuần đều có lịch công việc chi tiết mỗi ngày, mọi hoạt động dần hướng tới chuyên nghiệp.

Ngoài lương, các trư ởng nhóm còn có tiền phụ cấp trách nhiệm. Làm việc trong nhóm một thời gian ai cũng có “máu” tìm tòi, phát triển công nghệ phục vụ. “Tỏa nhau

thăm dò, liên hệ nhà hàng mới, tìm các phong cách phục vụ khác nhau... Ai cũng muốn tìm tòi ý tưởng kinh doanh mới cho nghề phục vụ” - Phạm Văn Liêm (SV năm 3 CĐ Kinh tế kỹ thuật công nghiệp 2) nói.

Bây giờ nhóm nhận phục vụ: thôi nôi, sinh nhật, tiệc cưới - hỏi, hội nghị, buffet... Như tiệc cưới, ban đầu là tư vấn tiệc, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, đ ến tổ chức lễ tân, khai tiệc... đều hoàn chỉnh, tới khi bàn ghế sạch sẽ, gọn gàng, đó là lúc khép l ại một qui trình.

trong tháng 10-2007 vừa qua, nhóm đã cung cấp hơn 3.000 lượt nhân viên phục vụcác nhà hàng.

Có việc làm đều, nhiều SV cũng có thu nhập khá: 1-2 triệu đồng/tháng. Phụ trách nhóm Nguyễn Trọng Tuấn khẳng định: “SV cộng tác với nhóm phải bảo đảm không được

sao nhãng việc học”.

Contributor grouplà đại diện tiêu biểu cho việc làm thêm có tổ chức của sinh viên hiện nay, chúng tôi đưa ra bài vi ết này để là để chứng minh nếu làm thêm một cách có tổ chức, sẽ làm hạn chế những tiêu cực của việc đi làm thêm, đồng thời hiệu quả làm việc cũng sẽ được nâng cao.

Ở mỗi trường đại học, Đoàn trường nên tổ chức các buổi giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên.Hoặc nên thành lập câu lạc bộ “Những người đi làm thêm” và tổ chức họp định kìđể trao đổi thông tin, kinh nghiệm với nhau,đồng thời giúp đỡ các bạn sinh viên muốn đi làm thêm nhưng chưa có nhi ều thông tin.

Ý kiến cũng như lời khuyên của các chuyên gia là rất có ích và sát thực với tình hình sinh viên đi làm thêm hiện nay. Nhóm cũng đãđưa ra một số kiến nghị, tuy nhiên, đó cũng là những ý kiến chủ quan của nhóm, hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn một phần.

CHƯƠNG IV. KT LUN

Nhu cầu làm thêm của sinh viên ngày càng nhiều, đa số việc làm thêm đều đem lại những ý nghĩa tích cực: có thêm thu nhập, rèn luyện kỹ năng, tìm cho mình hướng đi đúng trong tương lai…

Đối với nhiều bạn sinh viên, đi làm không chỉ là “thêm” mà nếu không đi làm, có thể các bạn sẽ không thể tiếp tục việc học. Thực tế là có Nhiều SV phải tạm dừng học để đi làm một vài năm rồi học tiếp, sau đó lại thành công hơn những người học thuận lợi, nhưng ra trường "loay hoay" vì chưa xác định rõ "đích" phải tới.

Nhưng bên cạnh đó, làm thêm cũng có thể đem lại nhưng tiêu cực như các trường hợp mà chúng tôi đưa ra ở trên.

Tuy nhiên, các bạn không nên chỉ nhìn vào mặt tiêu cực, hãy tin rằng, bằng bản lĩnh của mình, bản lĩnh củangười sinh viên thời đại mới, bạn sẽ vượt qua mọi thử thách, mọi cám dỗ… Còn nếu bạn đã “lỡ”?Hãy đừng quá bi quan, không những bạn, mà còn rất nhều người khác đã mắc sai lầm, điều quan trọng là cách bạn đứng lên sau sai lầm đó!

Vậy, “Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt?”. Câu trả lời sẽ là tốt nếu bạn tìm được công việc phù hợp, đáp ứng được mục đích bạn đề ra và giúp ích được cho bạn nhiều điều khác. Câu trả lời sẽ là không tốt nếu bạn không tìm một công việc “đàng hoàng”, hoặc bạn không thể vượt qua những “cám dỗ” khi đi làm thêm.

Xin mượn lời của một bài báo mà nhóm đãđọc được để thay cho lời kết của bài nghiên cứu này: “Họ làm việc bằng sức trẻ, bằng sự quyết tâm và nghị lực phi thường của mình. Dẫu biết rằng cân bằng được giữa việc làm và việc học là điều không dễ, nhưng có lẽ đây chính là những thử thách đầu tiên mang lại cho các bạn những kinh nghiệm quý giá từ thực tế mà không thể nào có được trên ghế giảng đường đại học, để chuẩn bị tốt hành trang vào đời.” “Họ” ở đây là những bạn sinh viên đã, đang và sẽ đi làm thêm, hi vọng rằng, một ngày không xa, sẽ có thêm nhiều Contributor Group, có thêm nhiều công việc làm thêm phù hợp và “không nguy hiểm” dành cho các bạn sinh viên! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Một số bài viết trên báo thanh niên và website thanhniên.com.vn 2) Các bài viết trên các website mà nhóm đã tham khảo:

Bài viết: “Nhiều sinh viên muốn biết”

http://www2.thanhnien.c om.vn/Thegioitre/2007/5/11/192286.tno

Bài viết: “Khi nữ sinh làm thêm chốn "đèn mờ"”

http://hcm24h.com/tintuc/?p=9&IDT=2744

Bài viết: “Sinh viên đi làm thêm, cái đư ợc và cái mất”

http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Sinh-vien-di-lam-them-cai-duoc-va-cai- mat/55137123/402/

Bài viết: Chương trình "Sinh viên với làm thêm"

http://blog.360.yahoo.com/blog -.1lveWAofqWYdArpPDJ7lMjpEg --?cq=1&p=71

(blog của câu lạc bộ nhà kinh tế trẻ)

Bài viết: “Sinh viên làm thêm: L ợi hay hại?”

Sau đây là mẫu bảng thăm dò ý kiến mà chúng tôi đã sử dụng để điều tra: BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN

Chào các bạn!

Chúng mình là nhóm sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, chúng mìnhđang có một bài tập về việc đi làm thêm của sinh viên, sau đây là m ột số câu hỏi nhóm chúng mình muốn tìm hiểu, rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn!

1. Hiện giờ bạn đang theo học trường nào?……… 2. Bạn đang học năm thứ mấy? ...

3. Giới tính: A. Nữ B. Nam

4. Mỗi tháng, gia đình gửi cho bạn bao nhiêu tiền?

A.Dưới 500k C. 1 triệu- 1,5 triệu

B. 500k– 1 triệu D. Trên 1,5 triệu

5. Theo bạn, số tiền đó so với mức chi tiêu của bạn là:

A. Không đủ B. Vừa đủ C. Còn dư

6. Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian để tự học

A. Dưới 2giờ B. 2 – 3giờ C. Trên 3giờ

7. Với thói quen sinh hoạt hiện giờ, bạn cảm thấy thời gian trong một ngày đối với bạn là: A. Rất ít

B. Tương đối phù hợp

C. Không biết làm gì cho hết ngày

8. Hiện tại (hoặc trước đây) bạn có đi làm thêm không?

A. Không (Trả lời câu 9,10,11) B. Có (Trả lời từ câu 12 trở đi)

**Dành cho các bạn không đi làm thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Bạn có dự định đi làm thêm không?

A. Có B. Không

10. Nếu đi làm thêm, bạn thích làm gì nhất? ……….. 11. Theo bạn, làm thêm tốt hay không tốt?

**Dành cho các bạn đang (hoặc đã)đi làm thêm

12. Bạn đang (hoặc đã) làm công việc gì? ……… 13. Mục đích đi làm thêm của bạn?

A. Kiếm thêm tiền chi tiêu

B. Tích lũy kinh nghiệm, giúp cho việc họcở trường

C. Dùng vào việc học anh văn, vi tính

D. Đi làm cho vui

14. Bạn có thể mô tả rõ hơn về yêu cầu của công việc hiện nay? (bạn có thể chọn nhiều câu trả lời)

o Sự năng động o Tính sáng tạo o Sự khéo léo

o Khả năng giao tiếp tốt

o Nắm vững kiến thức phổ thông o Quan hệ rộng

o Thành thạo vi tính o Anh văn lưu loát o Ngọai hình khá o Sức khỏe tốt o Khả năng thẫm mĩ o Tinh thần tập thể 15. Công việc làm thêm hiện nay có phù hợp với bạn không?

A. Có B. Không

16. Công việc hiện nay giúp bạn : (bạn có thể chọn nhiều câu trả lời)

oRèn luyện kĩ năng giao tiếp oNâng cao trình độ anh văn oBổ sung kiến thứcở trường oMở rộng kiến thức xã hội oKhả năng làm việc nhóm

o Khả năng thích ứng với nhiều môi trường làm việc

o Có nhiều cơ hội làm việc tốt trong tương lai

o Có trách nhiệm hơn trong công việc 17. Bạn biết thông tin để xin đi làm thêm từ đâu ?

A. Đọc quảng cáo B. Bạn bè giới thiệu

C. Làm cho người thân D. Tự mình làm cùng các bạn 18. Đoàn trường có giúp đỡ gì cho bạn trong việc đi làm thêm không?

A. Giới thiệu việc làm

B. Có phát động nhưng chưa thực hiện C. Không giúp được gì

19. Thời gian cho việc làm thêm?

A. Làm theo ca B. Thời gian tự do

C. Khi nào có việc thìđi làm

20. Trung bình mỗi ngày bạn làm bao nhiêu giờ?

A. Dưới 2 giờ B. 2– 3 giờ

C. 3 – 4 giờ D. Trên 4 giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21. Công việc đó ảnh hưởng đến việc học của bạn như thế nào?

A. Tôi có thể cân bằng thời gian học và làm thêm B. Làm hạn chế thời gian học

C. Khôngảnh hưởng gì

22. Thu nhập từ việc làm thêm của bạn là bao nhiêu?

A. Dưới 500k B. 500k– 1 triệu

C. 1 triệu– 1,5 triệu D. Trên 1,5 triệu

23. Theo bạn, số tiền kiếm được từ việc làm thêm:

A. Phù hợp với công sức bạn bỏ ra

B. Chưa tương xứng với công sức bạn bỏ ra

24. Bạn gặp khó khăn gì khiđi làm thêm? (bạn có thể chọn nhiều câu trả lời) oĐòi hỏi có xe máy

oKhông có địên thọai oGiờ làm thất thường

oĐiều kiện làm việc kém oKhông hòa nhập với nơi làm oPhải làm công việc nặng 25. Gia đình có phảnứng như thế nào với việc bạn đi làm thêm?

A. Không biết bạn đi làm thêm B. Biết và hoàn toàn ủng hộ

C. Biết và tìm cách ngăn cản

26. Mọi người xung quanh có ý kiến gì về việc bạn đi làm thêm ?

A.Ủng hộ

B. Khuyên bạn không nên đi làm thêm C. Không có ý kiến gì

A. Vẫn đi làm thêm

B. Nghỉ làm để tập trung cho việc học C. Tìm việc khác tốt hơn

28. Theo bạn môi trường việc làm cho sinh viên hiện nay

A. Khiêm tốn B. Phong phú C. Bình thường

29. Bạn có ý kiến gì về việc sinh viên đi làm thêm hi ện nay (nên hay không nên cho sinh viên đi làm thêm, có nên m ở rộng hay hạn chế môi trường làm thêm của sinh viên…)

……… ……… ………

Một phần của tài liệu SINH VIÊN đi làm THÊM, tốt HAY KHÔNG t ốt (Trang 29)