ĐƢỜNG PHỐ
Cống chính: các đƣờng phố ở Thành phố Hà Nội cũ có vỉa hè rất hẹp, trong khu vực thành phố cũ hầu hết là 3m. Trong khu vực mở rộng theo quy định cũng chỉ có khoảng 4m, rất ít đƣờng phố có vỉa hè rộng 5m. Trong khi đó, trên vỉa hè đã có nhiều công trình ngầm và nổi (cột điện, cây xanh, cấp nƣớc, điện thọai...) Vì thế cống nƣớc mƣa và nƣớc thải phải đặt ở lòng đƣờng. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể có thể đặt ở chính giữa đƣờng hay gần mép đƣờng. Đối với các đô thị xây dựng mới, tuyến cống sẽ đặt trên vỉa hè hoặc khoảng không lƣu giữa đƣờng giao thông và chỉ giới xây dựng nhà/ công trình phù hợp với quy hoạch mặt cắt xây dựng mới các công trình hạ tầng đô thị.
Cống nhánh thu gom: khi xây dựng cống thoát nƣớc chính trên đƣờng phố, cần phải đồng thời đặt các cống nhánh thu gom nƣớc thải (tạm gọi là mạng lƣới cấp 4) về 2 phía của vỉa hè (các điểm chờ) để thực hiện việc đấu nối cống thoát nƣớc thải cho các hộ ở 2 bên đƣờng. Dự kiến áp dụng 2 dạng cống thu gom: (1) trong mạng lƣới thoát nƣớc chung sẽ sử dụng cống hộp đúc sẵn đặt dƣới rãnh thu nƣớc lòng đƣờng để thu gom cả nƣớc mƣa và nƣớc thải các hộ dân và (2) áp dụng cống nhánh trong mạng lƣới
thoát nƣớc riêng thu gom nƣớc thải nói chung là khoảng 100 - 200mm, sử dụng ống nhựa PVC và đặt sát nhà dân. Cống nhánh thoát nƣớc mƣa có đƣờng kính quy đổi nhỏ hơn 600mm.
Khoảng cách giữa các giếng thăm có thể là 40-100m (tăng hay giảm tùy theo từng trƣờng hợp theo tiêu chuẩn xây dựng 51-2006). Khoảng cách giữa các giếng thu nƣớc mƣa phải đạt trung bình khoảng 25-30m.