1.Đánh giá một số hoạt động triển khai E-Learning

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy đại học và e LEARNING dạy và học e learning (Trang 25 - 30)

NỘI DUNG BÁO CÁO

1.Đánh giá một số hoạt động triển khai E-Learning

1. Đánh giá một số hoạt động triển khai E-Learning

Trong những năm qua, hạ tầng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục được đầu tư mạnh mẽ, với việc hoàn thành "Mạng giáo dục - Edunet" năm 2010 (Chương trình hợp tác giữa Bộ GD&ĐT với tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel), kết nối Internet băng thông rộng đến tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học.

− Hiện nay, để thực hiện viện chủ trương của Bộ GD và ĐT là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó tất cả công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới tiêu chí: học theo nhu cầu bản thân (learning on demand), học bất kỳ lúc nào (any time), học bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (lifelong learning), một số trường đại học đã tích cực triển khai hệ thống E-Learning, xây dựng trung tâm học liệu mở, thư viện điện tử. Huy động nhiều nguồn lực như kinh phí các dự án, kinh phí ngân sách, kinh phí các doanh nghiệp hỗ trợ... để đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, tập huấn cho giảng viên và xây dựng hệ thống tài liệu, bài giảng phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.

− Việc triển khai áp dụng mô hình đào tạo E-Learning khá đa dạng, đơn giản nhất là hình thức cung cấp các bài giảng điện tử trên đĩa CD cho học viên tự học, phức tạp hơn là những lớp học được tổ chức trên mạng Internet với sự quản lý một cách có hệ thống.

− Nhìn chung, trong giai đoạn này, việc triển khai hệ thống E-Learning thường bao gồm nhiều thành phần chức năng được tích hợp trên môi trường mạng Internet, mỗi thành phần đều được tách riêng biệt và cung cấp các dịch vụ khác nhau, nhưng hoạt động tương tác trong một hệ thống thống nhất để cung cấp dịch vụ đào tạo cho người sử dụng.

2. Một số vấn đề khó khăn khi triển khai E-Learning

Cho đến thời điểm này, mặc dù việc triển khai E-Learning ở nước ta đã đạt một số thành công như trên nhưng thực tế vẫn có một số khó khăn sau:

a. Khó khăn về cơ sở vật chất

Cần phải đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, có đường truyền cáp quang, xây dựng Website trường học và Website E-Learning hoàn chỉnh với chi phí cao.

b. Khó khăn về việc xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng

Chất lượng nguồn tài nguyên bài giảng E-Learning là nhân tố quyết định đến số lượng người tham gia học. Để soạn bài giảng E-Learning có chất lượng đòi hỏi tốn nhiều công sức của giảng viên. Hiện tại chế độ hỗ trợ chưa phù hợp với công sức và thời gian đầu tư để soạn bài giảng E-Learning, vì vậy chưa động viên/khuyến khích giảng viên đầu tư soạn bài giảng E-Learning. Nhiều giảng viên giỏi về chuyên môn và khả năng sư phạm, nhưng kỹ năng sử dụng công nghệ (ghi hình, thu âm, sử dụng phần mềm) còn hạn chế và cơ sở đào tạo phải đào tạo lại hay tập huấn cho một số giảng viên và phải bổ sung thêm những nhân viên quản lý hệ thống hỗ trợ cho người dạy.

c. Khó khăn của người học

Học tập theo phương pháp E-Learning đòi hỏi người học phải có tinh thần tự học, nhưng người học vẫn còn bị ảnh hưởng cách học thụ động truyền thống. Mặt khác, do áp lực và nội dung học tập quá tải tại trường... dẫn đến việc tham gia học E-Learning chưa trở thành động lực học tập của sinh viên.

Một thực trạng nữa là hiện nay vẫn còn không ít sinh viên có gia cảnh khó khăn chưa có/chưa biết sử dụng máy vi tính, mạng Internet. Đây là một thực tế vô cùng khó khăn trong quá trình học tập nhất là đối với sinh viên nghèo ở vùng sâu vùng xa.

d. Khó khăn về nhân lực phục vụ website E-Learning

cần có cán bộ chuyên trách duy trì ổn định hoạt động của hệ thống E-Learning. Triển khai một lớp học E-Learning có thể chi phí tốn gấp 5-10 lần so với một khoá học thông thường với cùng nội dung học tập tương đương.

3. Đề xuất một số giải pháp

Từ những khó khăn về tài chính, nguồn nhân lực, tài nguyên cũng như về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, các nhà nghiên cứu giáo dục và các chuyên gia đã đề xuất các giải pháp sau:

Về cách thức: Kết hợp sử dụng E-Learnimg và những phương pháp giảng

dạy truyền thống một cách linh hoạt. Người học có thể thực hiện mọi hoạt động học tập trên E-Learning và đạt kết quả mong muốn như tham gia “khóa học thật”

Về kinh phí: Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí tập huấn cho giảng viên

trong việc thiết kế bài giảng. Đầu tư cho các trung tâm dữ liệu, thiết lập các website liên quan, biên soạn giáo trình điện tử và phần mềm dạy học trực tuyến.

Về kỹ năng: Tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng sử dụng phần

mềm cho giảng viên và kỹ năng tự học cho sinh viên.

Về nhận thức: Cần xác định E-Learning là một chiến lược trong giáo dục mới

hướng tới xã hội hoá giáo dục và học tập tiên tiến, tiếp cận với giáo dục thế giới. Sinh viên cần nhận thức rõ ý nghĩa, ý thức, vai trò tự học, hình thành động cơ học tập đúng đắn, tạo ra tính tự giác, tích cực, ý chí quyết tâm vượt khó trong quá trình học tập.

Về nội dung học tập: Nội dung học tập cần hiệu chỉnh/cập nhật và có thêm

các tài liệu phụ trợ (tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bài viết kèm theo...). Cách tiếp cận thiết kế, phát triển nội dung học tập như thế nào? Mức độ tương tác của nội dung có cao không? Đối tượng học viên mà nội dung hướng tới? Các điều kiện tối thiểu để sử dụng nội dung học tập (học viên có cần các kiến thức, kỹ năng có trước?...) Thời gian trung bình để hoàn thành một đơn vị học tập và khóa học? Người dạy hay cơ sở đào tạo có thể sử dụng lại nội dung (ví dụ như tạo khóa học bằng cách sử dụng các phần của các khóa học khác)?  Tiến tới phát triển kết hợp E-Learning cùng với M-Learning như một số

M-Learning hay Mobile Learning là một hình thức của E-Learning gia tăng do sự phát triển của các chức năng của thiết bị di động. Khả năng truy cập Internet tốc độ và sức mạnh xử lý liên tục phát triển cùng với kích thước nhỏ gọn hơn so với máy tính đã tạo ra các hình thức mới tiếp cận với kiến thức và đào tạo là M-Learning. Ví dụ tốt nhất của tất cả những yếu tố này là các thế hệ di động mới, iPad hay Tablet. Máy tính bảng cho phép người học và làm việc không có hạn chế thời gian hay không gian và cả sự tiện dụng tốt nhất.

Vì thế mà nhiều trường học ớ các nước tiên tiến đã cung cấp cho sinh viên iPad hay Tablet giá rẻ với mục đích “dành cho học tập”. Và thực tế, nhiều học viên ở mọi lứa tuổi đã tìm thấy iPad như một công cụ tuyệt vời để học “E- Learning”.

Phát triển, cải tiến thêm thành quả ban đầu đạt được: Việc gia nhập mạng

E-Learning Châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông,... hứa hẹn đem lại cho người sử dụng những tiện ích tối ưu nhất nên cần phải tăng cướng đầu tư mối quan hệ tốt đẹp này.

Cùng với việc phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, và áp dụng những giải pháp cải tiến mới trong “cách học”, “cách thức nghiên cứu và sáng tạo” như trên, chúng ta có cơ sở để hy vọng một “làn gió” mới sẽ góp phần thay đổi nền giáo dục của Việt Nam.

KẾT LUẬN ------

Tóm lại, hệ thống E-Learning cần phải được nhìn nhận một cách tổng thể như một chiến lược dài hạn phục vụ cho việc đào tạo. Chương trình đào tạo cần phải theo sát nhu cầu thực tế xã hội và được xây dựng trên cơ sở gắn kết lý thuyết với thực hành và hệ thống kiểm tra. Thực chất, Elearning không chỉ đơn thuần là một trang thông tin với các bài giảng tĩnh, mà ngược lại đó là một hệ thống hoàn chỉnh từ khâu cung cấp bài giảng cho đến các vấn đề quản lý hệ thống đào tạo:

- Xây dựng diễn dàn trao đổi thông qua hệ thống hỗ trợ học viên sau khi hoàn thành khoá đào tạo. Kiến thức trang bị cho học viên thu được trong mỗi khoá học mới chỉ dừng lại ở mức độ nhất định, học viên rất cần sự trao đổi và hỗ trợ trong quá trình vận dụng thực tế.

- Cần thiết phải có sự hợp tác giữa các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo để giảm thiểu những chi phí xây dựng chương trình đào tạo. Cần xây dựng một hành lang pháp lý để chứng chỉ của các khoá đào tạo theo mô hình đào tạo E- Learning được xã hội công nhận và đánh giá cao.

- Học viên tham gia hình thức học E-Learning không thể hiếu đơn giản là chỉ là “có máy tính kết nối mạng Internet”, mà vấn đề quan trọng nhất là cần có ý thức tích cực cũng như tính tự giác cao. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng học tập, học viên phải tự tìm hiểu thêm các tài liệu, tham gia các diễn đàn, chia sẻ trên chat, face book, blog để cùng chia sẻ các tài liệu học tập cũng như kinh nghiệm về môn học mình đang quan tâm.

- Người dạy cần khuyến khích người học tham gia vào các diễn đàn, làm sao cho học viên cảm thấy hứng thú, bị lôi cuốn vào một tập thể ảo, để việc học của bản thân sẽ thú vị hơn. Học viên nên tham gia tích cực những buổi trò chuyện trực tuyến trên mạng với các giảng viên hướng dẫn hoặc các chuyên gia, hay các lớp học ảo vì đây là cơ hội để học viên đưa ra câu hỏi, những thắc mắc và thảo luận những luận điểm quan trọng với giảng viên.

Có như thế, hình thức “Dạy và học E-Learning” sẽ phát huy được hết các hiệu quả và thật sự đúng là “Hình thức dạy và học trong tương lai”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO ------

1. Các Slide Bài Giảng Môn Học PPGDĐH và E-Learming

TS. Nguyễn Kim Dung – Viện Nghiên cứu Giáo dục – Đại học Sư phạm TP. HCM.

2. Các Website tham khảo www.elearning.com.vn http://edu.net.vn http://edu.net.vn/media http://vi.wikipedia.org http://en.wikipedia.org/wiki/Moodle http://www.moodle.org

3. Các Moodle của các trường Đại Học http://itp.hut.edu.vn/bkel Đại Học Bách Khoa http://moodle.yds.edu.vn/moodle Đại Học Y Dược

http://2learner.edu.vn/ACeLS/home Đại Học Sư Phạm TPHCM http://elearning.hoasen.edu.vn Đại Học Hoa Sen

Một phần của tài liệu PHƯƠNG PHÁP GIẢNG dạy đại học và e LEARNING dạy và học e learning (Trang 25 - 30)