Quá trình làm đầy lại

Một phần của tài liệu Các hiện tượng đối lưu và cưỡng bức một pha trong lò phản ứng hạt nhân (Trang 31)

2. Hiện tượng đối lưu cưỡng bức trong vùng hoạt khi có sự cố

2.3.2 Quá trình làm đầy lại

Có một quá trình chồng chéo lên nhau giữa xả nước xuống và làm đầy lại, lượng dữ trữ chất làm nguội trong thùng áp lực đạt được giá trị nhỏ nhất trước

khi quá trình xả xuống kết thúc, tức là khi áp suất của hệ thống sơ cấp bằng với

áp suất nhà lò. Giá trị nhỏ nhất này không cần thiết phải thích hợp với tốc độ

tiêm chất làm nguội khẩn cấp. Chất làm nguội được tiêm vào được phân bố

trong toàn bộ hệ thống sơ cấp , với tốc độ dòng chảy cao tới vị trí vỡ sẽ dẫn tới

sự tràn nhanh ra ngoài.

Sự làm đầy lại khoang bên dưới của thùng lò chịu ảnh hưởng lớn bởi bình

tích lũy tiêm chất làm nguội khẩn cấp, có thể xuyên qua vành xuống downcomer

và đạt tới khoang bên dưới. Dòng hơi sinh ra do sự tràn chất làm nguội trong

suốt quá trình xả xuống, mặt khác năng lượng tích trữ còn tồn tại trong thành

vành xuyến downcomer. Dòng hơi bắt đầu xâm nhập vào chất nguội từ hệ thống

ECCS tiêm vào. Quá trình xả xuống kết thúc, dòng hơi chảy ngược lại giảm dần.

Cả hai hệ thống phun áp lực cao và áp lực thấp cùng vận hành, nhưng sự đóng

góp tới ECCS ban đầu là nhỏ, được so sánh với bình tích lũy. Sự ảnh hưởng đa

chiều và ngưng tụ hơi làm giảm đi lượng hơi còn lại. Dòng chất làm nguội chảy

xuống theo downcomer và làm đầy khoang bên dưới vùng hoạt. Trong một thời

gian ngắn làm đầy phía dưới vùng hoạt. Kết thúc quá trình làm đầy lại vùng hoạt

Quá trình làm đầy lại cuối cùng mất khoảng 20 giây. Nếu nhiệt độ đủ cao

thì tương tác giữa lớp vỏ zircaloy và hơi bắt đầu. Cuối cùng, một quá trình của

dòng chảy vỡ đảo ngược có thể xảy ra. Áp suất hệ thống sơ cấp có thể giảm

xuống thấp hơn nhà lò.

Một phần của tài liệu Các hiện tượng đối lưu và cưỡng bức một pha trong lò phản ứng hạt nhân (Trang 31)