Tổng quan về bãi rác Bình Đứ c

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý COD nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 36)

2.5.1. Quy mô và vị trí của bãi rác Bình Đức

Bãi rác Bình Đức tọa lạc tại phường Bình Đức, cách trung tâm thành phố

Long Xuyên 9 km về hướng Tây Bắc, cách quốc lộ 91 khoảng 700 m. Vị trí bãi rác cách nhà dân gần nhất khoảng 500 m.

Diện tích bãi rác cũ: 2,2 ha hoạt động từ năm 1983 – 2000 thì đóng cửa. Diện tích của bãi rác mới: 3,5 ha hoạt động từ năm 2000 đến nay

2.5.2. Hiện trạng môi trường bãi rác Bình Đức

Qua quá trình khảo sát tại bãi rác và khu vực xung quanh, vấn đề ô nhiễm môi trường mà người dân trong khu vực và vùng lân cận dễ nhận thấy chủ yếu là do mùi hôi và ruồi, đồng thời tại đây còn tồn động một lượng lớn nước rò rỉ không được xử lý cũng góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước trong khu vực…

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp keo tụ xử lý COD nước rỉ rác của bãi rác Bình Đức, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

3.2. Thời gian nghiên cứu

Bắt đầu từ tháng 12/2010 đến tháng 05/2011

3.3. Mục tiêu nghiên cứu

3.3.1. Mc tiêu chung:

Đánh giá hiệu quả xử lý COD nước rỉ rác bằng hai loại hóa chất keo tụ

phèn nhôm Al2(SO4)3 và phèn sắt FeCl3 .

3.3.2. Mc tiêu c th:

- Khảo sát hiệu quả xử lý COD của nước rỉ rác bằng hóa chất keo tụ phèn nhôm Al2(SO4)3 trong điều kiện thí nghiệm tối ưu.

- Khảo sát hiệu quả xử lý COD của nước rỉ rác bằng hóa chất keo tụ phèn sắt FeCl3 trong điều kiện thí nghiệm tối ưu.

- So sánh, đánh giá hiệu quả xử lý COD nước rỉ rác của hai loại hóa chất keo tụ trên.

- Đưa ra được loại hóa chất keo tụ với điều kiện xử lý thích hợp để đạt hiệu quả xử lý cao nhất và mang tính khả thi cao khi ứng dụng vào điều kiện thực tế.

3.4. Nội dung nghiên cứu

- Thu mẫu nước rỉ rác tại bãi rác Bình Đức, thành phố Long Xuyên. - Tiến hành các thí nghiệm xử lý COD nước rỉ rác trên hai loại hóa chất keo tụđã nêu trên.

- Phân tích chỉ tiêu COD của nước rỉ rác đầu vào trước khi xử lý bằng hóa chất keo tụ và sau khi cho hóa chất keo tụ vào xử lý với các điều kiện thích hợp trong phòng thí nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả xử lý COD của nước rỉ rác bằng các loại hóa chất keo tụ.

3.5. Phương tiện và vật liệu nghiên cứu

- Thiết bị phân tích mẫu (tủ sấy, bộ lọc chất rắn, cân phân tích, bộ Ja- Test...), hoá chất phân tích (H2SO4 đậm đặc, NaOH, K2Cr2O7, FAS, Ferroin...)

- Nước rỉ rác được lấy từ bãi rác Bình Đức.

- Các dụng cụ làm thí nghiệm (Pipet, Buret, ống nghiệm, Erlen...)

3.6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.1. Phương pháp thu thp thông tin

Thông tin thứ cấp được thu thập ở Phòng Kiểm soát ô nhiễm - Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang, Ban Quản lý bãi rác Bình Đức và các Viện, Trường có những nghiên cứu có liên quan đến nước rỉ rác.

3.6.2. Phương pháp thu mu nước nước r rác a. La chn v trí thu mu

Sau quá trình khảo sát thực địa xung quanh bãi rác Bình Đức chúng tôi chọn 5 vị trí để thu mẫu nước rỉ rác.

b. Cách thu mu

Mẫu nước được thu vào buổi sáng 7g00-9g00 vào ngày trời không mưa. Tráng chai, lọ thu mẫu bằng nước tại hiện trường, sau đó đậy nắp lại và ấn chai xuống dưới mặt nước từ 30-40 cm, mở nắp chai cho nước chảy vào từ từ, khi thấy không còn bọt khí nổi lên là nước đã đầy chai, đậy nắp lại, nhấc chai lên và trữ lạnh ở 40C sau đó đem về phòng thí nghiệm của Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường để phân tích.

c. S lượng mu nước r rác

=> Thu 120 lít mẫu nước rỉ rác

3.6.3. Cách b trí thí nghim

a. Đối vi hóa cht keo t phèn nhôm Al2(SO4)3

Thực hiện 3 thí nghiệm (A, B, C), mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần với cách bố trí như sau:

¾ Thí nghiệm A: Nồng độ nước rác không pha loãng và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức:

" ĐC-A: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho Al2(SO4)3 vào.

" A1: 1 lít mẫu nước + 1,5g Al2(SO4)3.

" A2: 1 lít mẫu nước + 2g Al2(SO4)3.

" A3: 1 lít mẫu nước + 2,5g Al2(SO4)3.

" A4: 1 lít mẫu nước + 3g Al2(SO4)3.

" A5: 1 lít mẫu nước + 3,5g Al2(SO4)3.

¾ Thí nghiệm B: Nồng độ nước rác pha loãng theo tỷ lệ 3:1 (3 nước thải: 1 nước cất) và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức sau:

" ĐC-B: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho Al2(SO4)3 vào.

" B1: 1 lít mẫu nước + 1,5g Al2(SO4)3.

" B2: 1 lít mẫu nước + 2g Al2(SO4)3.

" B3: 1 lít mẫu nước + 2,5g Al2(SO4)3.

" B5: 1 lít mẫu nước + 3,5g Al2(SO4)3.

¾ Thí nghiệm C: Nồng độ nước rỉ rác pha loãng theo tỷ lệ 1:1 và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức sau:

" ĐC-C: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho Al2(SO4)3 vào. " C1: 1 lít mẫu nước + 1,5g Al2(SO4)3. " C2: 1 lít mẫu nước + 2g Al2(SO4)3. " C3: 1 lít mẫu nước + 2,5g Al2(SO4)3. " C4: 1 lít mẫu nước + 3g Al2(SO4)3. " C5: 1 lít mẫu nước + 3,5g Al2(SO4)3. b. Đối vi hóa cht keo t phèn st FeCl3.

Thực hiện 3 thí nghiệm (D, E, F), mỗi thí nghiệm lặp lại 3 lần với cách bố trí như sau:

¾ Thí nghiệm D: Nồng độ nước rác không pha loãng và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức:

" ĐC-D: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho FeCl3 vào. " D1: 1 lít mẫu nước + 1,5g FeCl3. " D2: 1 lít mẫu nước + 2g FeCl3. " D3: 1 lít mẫu nước + 2,5g FeCl3. " D4: 1 lít mẫu nước + 3g FeCl3. " D5: 1 lít mẫu nước + 3,5g FeCl3.

¾ Thí nghiệm E: Nồng độ nước rác pha loãng theo tỷ lệ 3:1(3 nước thải: 1 nước cất) và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức sau:

" ĐC-E: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho FeCl3 vào.

" E1: 1 lít mẫu nước + 1,5g FeCl3.

" E2: 1 lít mẫu nước + 2g FeCl3.

" E4: 1 lít mẫu nước + 3g FeCl3.

" E5: 1 lít mẫu nước + 3,5g FeCl3.

¾ Thí nghiệm F: Nồng độ nước rác pha loãng theo tỷ lệ 1:1 và được tiến hành thí nghiệm với 6 nghiệm thức sau:

" ĐC-F: Đối chứng được tiến hành như mẫu thật nhưng không cho FeCl3. " F1: 1 lít mẫu nước + 1,5g FeCl3. " F2: 1 lít mẫu nước + 2g FeCl3. " F3: 1 lít mẫu nước + 2,5g FeCl3. " F4: 1 lít mẫu nước + 3g FeCl3. " F5: 1 lít mẫu nước + 3,5g FeCl3. c. Phương pháp tiến hành thí nghim.

- Thiết bị được sử dụng là một bộ khuấy (b Jar-Test) có 6 cánh khuấy, trang bị bộ biến đổi vận tốc. Mỗi cánh khuấy ứng với một cốc có thể tích 1 lít.

- Thí nghiệm khảo sát khả năng xử lý COD nước rỉ rác khi thay đổi liều lượng chất keo tụở pH nhất định.

- Trong quá trình thí nghiệm, mỗi cốc được đổ đầy một thể tích nước rỉ

rác như nhau. Theo (Vũ Hải Yến, 2010) thí nghiệm được tiến hành trên bộ Jar – Test gồm các bước sau:

+ Bật máy khuấy, khuấy mạnh khoảng 100 vòng/phút, theo dõi pH bằng giấy quỳ tím.

+ Dùng dung dịch H2SO4 25% chỉnh pH đến giá trị pH = 6, khuấy mạnh trong 5 phút.

+ Cho vào các cốc 1 lượng chất keo tụ đã xác định. Khuấy mạnh 100 vòng/phút trong thời gian 1 phút, sau đó khuấy nhẹ (40 – 50 vòng/phút) trong thời gian (5 – 10 phút). Đây là giai đoạn hình thành các mầm keo tụ.

+ Tiếp tục chỉnh pH đến giá trị pH = 6. + Lắng kết tủa trong thời gian 30 – 60 phút.

Hình 3.2: Thí nghiệm được thực hiện trên bộ Jar - Test

d. Cơ sở tiến hành thí nghiệm

Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả keo tụ của phèn nhôm Al2(SO4)3 và phèn sắt FeCl3 như sau (Lâm Vĩnh Sơn, 2004):

- Độ pH:

+ Phèn nhôm đạt được hiệu quả keo tụ cao nhất khi nước có pH = 5,5- 7,5.

+ Phèn sắt đạt hiệu quả keo tụ cao nhất khi nước có pH = 5,5 - 6,5 - Nhiệt độ:

+ Nhiệt độ của nước thích hợp vào khoảng 20÷40oC, tốt nhất là 35 40÷ oC.

Ngoài ra còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ như: các thành phần ion có trong nước, các hợp chất hữu cơ, liều lượng phèn, điều kiện khuấy trộn, môi trường phản ứng….

=> Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng trên chúng tôi chọn các điều kiện thí nghiệm cho cả phèn nhôm Al2(SO4)3 và phèn sắt FeCl3 cụ thể như sau:

- Chọn pH = 6 cốđịnh cho cả hai loại phèn trên. - Chọn nhiệt độ thí nghiệm ở nhiệt độ phòng .

- Tốc độ khuấy trộn, liều lượng phèn, thời gian lắng được trình bày rõ trong phần mô tả thí nghiệm.

3.6.3. Phương pháp phân tích mẫu

a. Phân tích ch tiêu COD ( Phương pháp đun kín)

Bng 3.1: Tỉ lệ thể tích mẫu và hóa chất dùng trong phân tích COD

Thể tích mẫu Dd K2Cr2O7 Dd H2SO4 reagent Tổng thể tích

2.5 ml 1.5ml 3.5ml 7.5ml

* Thực hiện:

- Pha loãng mẫu: pha loãng mẫu 10 lần (1ml mẫu + 9ml nước cất)

- Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với dung dịch H2SO4 trước khi dùng. Cho thể tích mẫu và thể tích hóa chất dùng như bảng trên.

- Cho mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2Cr2O7 vào, cẩn thận cho từ từ dung dịch H2SO4 reagent theo thành ống nghiệm. Đậy kín nút, lắc nhẹ, cho lên giá đỡống nghiệm, đặt vào tủ sấy trong 2 giờở 150oC.

- Sau thời gian 2 giờ lấy ống nghiệm ra để nguội ở nhiệt độ phòng, chuyển toàn bộ dung dịch vào erlen, tráng ống COD bằng nước cất và đổ vào erlen.

- Thêm 2 – 3 giọt ferroin và định phân bằng dung dịch FAS 0,01N , dứt

điểm khi mẫu chuyển từ xanh lục sang nâu đỏ, ghi kết quả dung dịch FAS đã dùng.

- Làm mẫu trắng với 2,5ml nước cất 2 lần thay cho mẫu thật và thực hiện các bước như trên. Công thức tính nồng độ COD: COD mg/l = V F N V Vo 1)* *8000* ( − Trong đó:

V0 : thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu trắng (ml) V1: thể tích dung dịch FAS dùng chuẩn độ mẫu (ml) N: nồng độ FAS đã được kiểm tra

V: thể tích mẫu đã được sử dụng (ml) F: hệ số pha loãng

Hình 3.3: Bố trí ống nghiệm COD trên giá đỡ

b. Phân tích ch tiêu SS

=> Lọc qua giấy lọc cỡ lỗ 0,45 μm.

c. Xác định pH

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Nước rỉ rác sử dụng trong thí nghiệm được lấy tại BCL rác Bình Đức, phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bng 4.1: Thành phần nước rỉ rác BCL Bình Đức Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Trung bình pH - 8,3 8,6 8 8,7 8,9 8,5 SS mg/l 308 296 319 292 285 300 COD mg/l 2.784 2.790 2.894 2.972 2.960 2.880

Qua kết quả phân tích cho thấy, nước rỉ rác của BCL Bình Đức có các thông số ô nhiễm khá cao. Đặc biệt nồng độ COD rất cao chứng tỏ trong nước rỉ rác có chứa rất nhiều các hợp chất hữu cơ ô nhiễm, đây cũng là thông số mà chúng tôi quan tâm xử lý trong đề tài này.

4.1. Khảo sát khả năng xử lý COD trong nước rỉ rác khi thay đổi lượng phèn nhôm Al2 (SO4)3

4.1.1. Thí nghim A, thí nghim thc hin vi mu không pha loãng

Hiệu quả xử lý COD được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bng 4.2: Hiệu quả xử lý COD khi thay đổi lượng phèn nhôm Al2 (SO4)3

Nghiệm thức pH Liều lượng phèn (g/l) Giá trị COD (mg/l) Hiệu suất xử lý ĐC –A 6 - 2432 16% A1 6 1,5 1984 31% A2 6 2 1600 44% A3 6 2,5 1344 53% A4 6 3 1408 51% A5 6 3,5 1472 49%

2432 1984 1600 1344 1408 1472 0 500 1000 1500 2000 2500 Giá tr COD ĐC 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 Liu lượng phèn (g) Kết qu x lý COD Kết quả xử lý COD

Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD trong nước rỉ rác bằng phèn

nhôm Al2(SO4)3 khi thay đổi liều lượng phèn với mẫu không pha loãng.

Nhận xét:

- Nồng độ COD của tất cả các nghiệm thức đều giảm thấp hơn so với nồng độ COD ban đầu, hiệu suất xử lý COD khá tốt, từ 31% - 53%. Mẫu đối chứng (không dùng phèn) có khả năng tự xử lý đạt hiệu suất là 16%.

- Trong quá trình thí nghiệm, nước thải có hiện tượng chuyển màu từ nâu

đen sang vàng sậm, lắng tốt, các bông keo tương đối lớn.

- Riêng ở nghiệm thức A3 với lượng phèn 2,5g/l, hiệu quả xử lý COD là tốt nhất, đạt hiệu suất 53%; nước có màu vàng nhạt hơn so với các nghiệm thức còn lại đồng thời các bông keo cũng to hơn và lắng tốt hơn.

- Khi tăng dần liều lượng phèn như ở các nghiệm thức A4 (3g/l), A5 (3,5g/l), hiệu quả xử lý chỉ tương đương với nghiệm thức A3, hiệu suất xử lý

ổn định ở nồng độ này.

Như vậy, lượng phèn tối ưu cho việc xử lý COD trong nước rỉ rác BCL Bình Đức là 2,5g/l đối với mẫu không pha loãng.

4.1.2. Thí nghim B, thí nghim thc hin vi mu pha loãng t l (3:1)

Hiệu quả xử lý COD được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bng 4.3: Hiệu quả xử lý COD khi thay đổi lượng phèn nhôm Al2 (SO4)3

Nghiệm thức pH Lượng phèn (g/l) Giá trị COD sau xử lý (mg/l) Hiệu suất xử lý COD so với mẫu pha loãng tỷ lệ 3:1 (2176mg/l) Hiệu suất xử lý COD so với mẫu ban đầu (2.880 mg/l) ĐC-B 6 - 1728 20% 40% B1 6 1,5 1248 43% 57% B2 6 2 832 62% 71% B3 6 2,5 896 59% 69% B4 6 3 960 56% 67% B5 6 3,5 1024 53% 64% 1728 1248 832 896 960 1024 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Giá tr COD ĐC 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 Liu lượng phèn (g) Kết qu x lý COD Kết quả xử lý COD

Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện hiệu quả xử lý COD trong nước rỉ rác bằng phèn

Nhận xét:

- Hiệu quả xử lý COD cao nhất ở nghiệm thức B2 với lượng phèn 2 g/l, thấp hơn so với lượng phèn tối ưu 2,5 g/l ở thí nghiệm A. Lý do là nồng độ

COD đã giảm thấp hơn trong mẫu nước pha loãng so với nồng độ COD trong mẫu ban đầu.

- Tương tự thí nghiệm A, kết quả phân tích trong thí nghiệm B cho thấy, nồng độ COD ở các nghiệm thức đều giảm so với nồng độ COD ban đầu và so với nồng độ COD trong mẫu pha loãng, đạt hiệu suất xử lý lần lượt là từ 57% - 71% và từ 43% - 62%.

- Trong thí nghiệm này các hiện tượng xảy ra cũng tương tự như ở thí nghiệm A, nước thải chuyển từ màu nâu đen sang vàng nhạt, lắng rất tốt, các bông keo lớn hơn.

- Khi tăng dần lượng phèn nhưở các nghiệm thức B3, B4, B5,hiệu quả xử

lý cũng chỉ tương đương với nghiệm thức B2, giá trịổn định ở hiệu suất này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý COD nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)