AIG TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ một số điều KIỆN để PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

1. AIG là ai?

AIG là tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm thương vong và phi bảo hiểm. AIG còn là công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới, với hơn 100.000 nhân viên trên toàn cầu, hoạt động ở 130 nước với hơn ½ doanh thu đến từ nước ngoài.

Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là bảo hiểm, nhưng không phải chỉ là bảo hiểm gia đình, mà công ty còn làm cho các doanh nghiệp lớn, và quan trọng nhất là ngân hàng. Nếu một ngân hàng đầu tư dính tới một giao dịch phức tạp, AIG có thể là công ty bảo hiểm cho họ.

AIG xếp hạng AAA bởi S&P (2007) và đứng hạng 10 trong 500 công ty lớn nhất thế giới theo Fortune (2007)

31/12/2007: Tổng tài sản của AIG là $1.06 ngàn tỷ– một phần ba trong đó là tại châu Âu., Vốn CSH là $95.8 tỷ, giá trị vốn hóa là $150.7 tỷ (source: AIG.com and yahoo finance)

2. Hoạt động CDS của AIG

Sự thất bại của AIG không phải xuất phát từ hoạt động kinh doanh bảo hiệm truyền thống của AIG mà chính là từ những giao dịch phái sinh trên thị trường bảo hiểm.

Trong đó, giao dịch rủi ro nhất được gọi là các giao dịch tín dụng hoán đổi (credit default swaps) với giá trị lên đến 62 nghìn tỷ USD trên thị trường. CDS là một sản phẩm bảo hiểm tài chính phái sinh mà người mua bảo hiểm có thể được đền bù trong trường hợp một người nợ tiền mình không có khả năng hoàn trả. Điều nguy hiểm ở chỗ, CDS có thể được sử dụng làm công cụ đầu cơ. AIG càng giao dịch nhiều CDS thì thu nhập từ phí dịch vụ càng nhiều.

AIG kinh doanh nghiệp vụ CDS thông qua công ty con của nó là AIGFP có trụ sở tại London. Ban đầu AIGFP chỉ bán các bảo hiểm cho các khoản tổn thất đầu tư như bảo vệ chống lại sự thay đổi lãi suất hay kinh tế biến động.

Mọi chuyện thay đổi khi vào cuối 1990, họ tìm ra “cách thức mới để thu lợi nhuận” – CDO. CDO gom tất cả loại ABS từ rất an toàn đến rất rủi ro vào trong một “bundle” hay “tranches”. Trong 5 năm, doanh thu của AIGFP tăng từ $337 triệu lên $3 billion USD (source: AIG.com)

Song từ nửa cuối năm 2007, cùng với sự sụp đổ của thị trường nhà đất, nhiều khách hàng vay tiền mua nhà không có khả năng chi trả và buộc các ngân hàng phải thu nhà của khách hàng để siết nợ. Các ngân hàng càng thu nhà để siết nợ thì càng làm cho giá nhà đất rớt thảm hại do lượng nhà này càng khó tiêu thụ.

Đương nhiên, AIG với tư cách là tổ chức nhận bảo hiểm CDS đối với các khoản cho vay của các ngân hàng này, phải chịu tổn thất rất nhiều. Hãy làm một phép tính đơn giản. Khi giá nhà giảm từ 200 nghìn USD xuống còn 150 nghìn USD thì cũng có nghĩa là AIG phải chịu lỗ 50 nghìn USD vì AIG là người bảo hiểm các khoản lỗ đó cho các ngân hàng.

AIG collateral postings to CDS counterparties from the period 16/9/2008 to 31/12/2008 Counterparty US $ posted Counterparty US $ posted

Société Générale $4,100,000,000 Deutsche Bank $2,600,000,000 Goldman Sachs $2,500,000,000 Merrill Lynch $1,800,000,000 Calyon $1,100,000,000 Barclays $900,000,000 UBS $800,000,000 DZ Bank $700,000,000 Wachovia $700,000,000 Rabobank $500,000,000 KFW $500,000,000 JPMorgan $400,000,000 Banco Santander $300,000,000 Danske Bank $200,000,000 Reconstruction

Finance Corporation $200,000,000 HSBC Bank $200,000,000 Morgan Stanley $200,000,000 Bank of America $200,000,000

Bank of Montreal $200,000,000

Royal Bank of

Scotland $200,000,000 Other (unknown) $4,100,000,000 Source: Wikipedia.com

Một phần của tài liệu TÁI cấu TRÚC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ một số điều KIỆN để PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w