. Pâ Vă ế Cần Giuộc:
1.1. Phần lung khởi
Mở đầu bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu dẫn mọi người vào không khí bi thương bằng câu đặc biệt, theo kiểu câu cảm thán “Hỡi ôi!”. Đây chính là tín hiệu để mọi người nghe văn tế lắng lòng mình lại để hòa chung vào cảm xúc tiếc thương cùng tác giả. Đồng thời cũng là lời báo hiệu cho những đau thương mất mát sắp nói đến. Bằng kiểu
câu cảm than, tác giả đã bộc lộ trực tiếp nỗi đau xé lòng đang trào dâng, không kềm nén được.
“Súng giặc đất rền; lòng dân trời t .
ười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao. Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như m .”
Trong hình thức biền ngẫu ngắn gọn, câu “súng giặc đất rền; lòng dân trời t ”
mang một nội dung hàm súc vì đã dựng lên được bức tranh đầy bão táp của thời đại, đầy đủ hai mặt của biến cố chính trị lớn lao. Một bên là cuộc xâm lăng ào ạt, tàn bạo của kẻ thù với vũ khí tốn tân, làm “kinh thiên động địa”. Còn một bên là tấm lòng yêu nước và ý chí chống xâm lược của nhân dân, hiện lên sáng ngời rực rõ trong nỗi “uất hận ngút trời”. Câu trên còn mang tính biểu trưng cho hai mặt đó trong thực tế lịch sử đã xung đột mạnh m , chi phối toàn bộ thời cuộc. Cho nên, không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại dùng những từ ngữ chỉ không gian rộng lớn “đất”, “trời”, k m theo đó là hai động từ “rền”, “t ” làm thành một hình ảnh thống nhất nhưng lại mang mâu thuẫn nội tại gay gắt. Trong quan hệ hòa phối đối tương phản về nghĩa. “Trời” đối lập tương phản với “đất” về nghĩa chỉ không gian, từ đó, nêu bật lên được tính nghiêm trọng và quyết liệt của tình thế. Bằng sự đối lập giữa “súng giặc” với “lòng dân” tác giả đã thể hiện rõ quan điểm yêu nước thuộc về nhân dân, tại sao không là “súng giặc” với “lòng vua” là mà “lòng dân”. Đây cũng có thể là lời tố cáo triều đình một cách gián tiếp hay là một sự tiến bộ vượt bậc trong quan điểm tư tưởng của tác giả.
Tiếp theo tác giả khái quát về sự xuất thân của người nghĩa sĩ:
“ ười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi tợ phao. Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như m .”
Hình ảnh người nghĩa sĩ hiện ra ở hai phương diện đối lập với nhau: ở thời bình và thời loạn. Tác giả đã ca ngợi những người nghĩa sĩ nông dân, sự xả thân hy sinh vì nước của những ngưỡi nghĩa binh để lại danh thơm ngàn đời “tiếng vang như m ”. Một mối quan hệ khác được nhắc tới trong phần lung khởi giữa “mười năm công vỡ ruộng” và “một trận nghĩa đánh Tây” cho thấy tinh thần yêu nước của những người nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” luôn được truyền từ đời này sang đời khác, không bị lãng quên. Lúc có ngoại xâm, tinh thần ấy bỗng phát mạnh m , rực cháy. Khi nói về điều này, Phạm Văn Đồng đã viết: “người chiến sĩ của nghĩa quân vốn là người nông dân, xưa kia ch quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước” [25, tr. 732].
Sự đối lập về nghĩa hiển hiện lên bề mặt ngôn từ. Sự đối lập giữa “mười năm công vỡ ruộng” với “một trận nghĩa đánh Tây”, giữa “chưa ắt còn” với “tuy là mất”. Đặt vào hoàn cảnh lúc đó, khi triều đình bất lực, hoang mang, dao động trước những tổn thất to lớn khi đối đầu với kẻ thù, thì sự hy sinh anh dũng của nghĩa sĩ là một tấm gương lịch sử sáng chói. Tác giả t thái độ ca ngợi đối với cái chết kiên hùng của những nghĩa dân, chính điều này đã làm cho Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc bất tử cùng năm tháng.
Chất thơ của đoạn văn trên không chỉ thể hiện qua tính tạo hình – biểu cảm và hòa phối về nghĩa mà còn thể hiện hòa phối về nhịp điệu và tiết tấu.
(1)Súng giặc đất rền//; lòng dân trời tỏ//. T B B T
(2) ười nă công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi tợ phao//.
B T B T B
(3)Một trận nghĩ đánh Tây, tuy là mất/ tiếng vang như mõ//. T B T B T
Cách tổ chức nhịp của phần lung khởi theo các loại sau: ở dòng thứ nhất được tổ chức bởi hai vế đẳng lập, ngắt giọng theo nhịp 4/4. Ở dòng thứ hai được ngắt giọng theo nhịp 5/7 và trong dòng cuối của phần này ngắt giọng theo nhịp 8/4. Cách ngắt nhịp dài, nhịp điệu thay đổi liên tục giữa các dòng tạo nên nhạc điệu trầm buồn, khắc khoải trong đoạn này.
Xem xét tiết tấu của đoạn trên:
Dòng thứ (1) được cấu tạo bằng bốn nhịp hai âm tiết theo trật tự tiết tấu nh - mạnh luân phiên mối tiếp nhau. Các âm tiết tính giặc – rền – dân – t mang trong âm, bốn âm tiết này lần lượt hòa phối tương phản nhau về âm điệu: trắc – bằng– bằng – trắc. Ở hai vế có sự hòa phối tương phản về âm điệu: trắc – bằng với bằng – trắc.
Trong dòng thứ (2) được cấu tạo bằng năm nhịp có sự đan xen giữa nhịp hai âm tiết và ba âm tiết phân xuất trật tự ta thấy: nh - mạnh, nh - nh - mạnh, nh - nh - mạnh, nh - mạnh, nh - mạnh. Các âm tiết thể hiện trọng âm năm – ruộng – còn – nổi – phao
hòa phối tương phản nhau về thanh điệu: bằng – trắc – bằng – trắc – bằng.
Dòng thứ (3) được cấu tạo bằng năm nhịp có sự đan xen nhịp hai âm tiết và ba âm tiết phân xuất trật tự ta thấy: nh - nh - mạnh, nh - mạnh, nh - nh - mạnh, nh - mạnh, nh - mạnh. Các âm tiết nghĩa – Tây – mất – vang – mõ tương đồng nhau về tính chất trọng âm và lần lượt hòa phối tương phản nhau về âm điệu: trắc – bằng – trắc – bằng – trắc.
Đoạn văn tế trên có sự hòa phối rất chặt ch về vần, cách gieo vần chân: t , mõ
đúng theo luật của phú Đường luật, tạo nên âm vang cho đoạn văn tế.
Sự kết các nhịp, vần cho thấy sự kết hợp tiết tấu của đoạn không phải diễn ra một cách ngẫu nhiên tùy tiện, mà theo mô hình tiết tấu đối xứng chặt ch với nhau thể hiện qua các dòng.
Khi xem xét về mặt hòa phối thanh điệu:
Thanh điệu hòa phối theo quan hệ ngữ đoạn trong các dòng văn tế trên. Ở dòng thứ nhất thanh điệu luân phiên trắc – bằng (T – B), bằng – trắc (B – T) tạo tiểu đối trong từ dòng theo quan hệ hòa phối tương phản. Ở dòng thứ hai và thứ ba thanh điệu hòa phối theo hướng tương phản luân phiên xuất hiện bằng, trắc. Không chỉ có hòa phối thanh điệu trong ngữ đoạn mà còn có sự hòa phối theo quan hệ đối vị giữa các dòng nối tiếp nhau. Sự hòa phối tương phản cũng diễn ra như đã thể hiện ở trên. Âm tiết mang thanh điệu thứ 2, 4, 6, 8 ở dòng thứ nhất hòa phối tương phản với âm tiết mang thanh điệu thứ 2, 5, 10, 12 của dòng thứ hai. Đặc biệt dòng thứ hai và dòng thứ ba hòa phối tương phản nhau hoàn toàn trên tất cả các âm tiết, tạo nên sự đối xứng giữa hai câu với nhau.
Khi xét về quan hệ cú pháp, đoạn văn tế trên đảm bảo hòa phối chặt ch về cấu trúc cú pháp theo hướng điệp cấu trúc. Trong đó các thành tố được sắp xếp theo trật tự tuyến tính của cấu trúc đề - thuyết:
[Súng giặc đất rền; lòng dân trời t . ]
[ ười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao. Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như m . ]
Đoạn văn tế trên là một lời thông báo đầy tính khẩn cẩn về nạn nước, lòng dân. Nguyễn Đình Chiểu t thái độ ca thán với những người nghĩa sĩ hy sinh trong trận Cần Giuộc bằng những ngôn từ nghệ thuật đậm chất thơ ca.
2.3.1.2. Phần thích th c
Mở đầu phần thích thực là sự hồi tưởng lại quá khứ đời thường với tấm lòng yêu nước căm thù giặc của những nghĩa sĩ Cần Giuộc:
“Nhớ linh xưa:
Côi cút làm ăn toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung. Ch biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm. Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa. Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét c .
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan. Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu.
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó. Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình.
Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. Khá thương thay:
Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh; Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ. ười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn.
Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố.
Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bao ngòi. Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. H a mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia. ươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không.
Nào sợ thằng thằng Tây bắn đạn nh , đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. K đâm ngang, người chém dọc, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh.
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ.”
Phần thích thực này có số quá nhiều dòng văn bản nên chúng tôi phân thành hai đoạn để tiện cho việc phân tích tác phẩm.
Nguyễn Đình Chiểu đã dùng thủ pháp tả thực, hồi cố bằng “nhớ linh xưa” một cách sinh động để tái hiện quá khứ của nghĩa sĩ. Đó là những con người vốn “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”. Những người nông dân ấy, cả đời lầm lủi trong lao động, đến cực khổ để làm ra cái ăn nhưng vẫn sống trong lo lắng đói ngh o. Hai vế sóng đôi với nhau cho thấy một hiện thực cuộc sống cơ bản gắn bó với nhau và đè nặng trên vai của người nông dân cả đời. Chỉ tám chữ, nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã thâu tóm trong đó bao nhiêu kiếp sống khốn bằng cả tấm lòng bùi ngùi, mến thương vô hạn.
Sau khi khái quát về số phận bao thế hệ nông dân Việt Nam trong thời phong kiến, tác giả tiếp tục giới thiệu nguồn gốc nông dân của nghĩa binh:
“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung, ch biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm, tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.”
Người nông dân vốn thạo làm nông xa lạ với binh nghiệp đánh giặc. Trong cách diễn tả ở đoạn trên đây, Đồ Chiểu đã dùng thủ pháp đối sánh tương phản giữa các hình ảnh: “chưa quen cung ngựa” với “ch biết ruộng trâu”; “đâu tới trường nhung” với “ở trong làng bộ”; “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cài việc cấy, tay vốn quen làm” với “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”. Với những chi tiết kết hợp theo kiểu biền ngẫu chặt ch đã gợi lên hiện thực chân thực của những người nghĩa sĩ nông dân. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương pháp liệt kê: nêu lên hành loạt những hoạt động việc quen thuộc: “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cài việc cấy” chỉ người nông dân. Và những việc hoàn toàn xa lạ “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ” chỉ quân lính trong quân ngũ. Qua đó gợi lên hai bức tranh đối sánh một bên là cuộc sống hòa bình thường nhật với đồng án, một bên là sinh hoạt quân sự bài bản, chuyên nghiệp. Sự đối lập đó làm nổi nật lên bản chất yêu chuộng hòa bình, thích lao động không thích chuyện binh đao của những người nghĩa sĩ.
Nhưng rồi giặc háp kéo đến xâm lược, gây biết bao cảnh tang thương, những người nông dân chân chất ấy phập phồng lo âu cho vận mệnh đất nước.
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng Trông tin quan như trời hạn trông mưa”.
Khi đất nước bị giặc ngoại xâm mà vua quan vẫn “im lặng” để cho nhân dân chờ đợi sự cứu nguy của họ trong tuyệt vọng. Trong vai trò cai quản thống trị một đất nước, vua quan triều đình nhà Nguyễn t ra bất lực, nhu nhược trước thời cuộc. Không phải đến khi viết Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc,Nguyễn Đình Chiểu mới nói về điều này, trước đó trong bài thơ Chạy giặc ông đã từng thốt lên:
“Hỡi trang dẹp loạn rày đâu vắng? Nỡ để dân đen mặc nạn này!”
Đây không phải chỉ là sự thất vọng về triều đình của riêng tác giả mà chính là thái độ của toàn thể quần nhân dân yêu nước.
chỉ thấy quân giặc gây nên bao cảnh tan nhà, chết chóc. Thời gian trôi qua “mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm” bao nhiêu là tội ác của kẻ thù gieo lên đầu những thường dân lương thiện vô tội. Từ đó họ nuôi dưỡng quyết chí căm hờn “ghét thói mọi như nhà nông ghét c ”. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả đối lập, giàu tính trừu tượng “trông” (trông đợi), “căm” (căm ghét) tương phản mạnh m về cảm xúc. Đồng thời tác giả sử dụng yếu tố chỉ thời gian mang tính chất ước lệ, tượng trưng “hơn mươi tháng” ,“đã ba năm” làm cho câu văn trở nên sinh động giàu chất thơ. Thời gian “hơn mươi tháng”, “đã ba năm” không phải là thời gian theo con số cụ thể đo thời gian, mà qua đó cho thấy độ dài rất lâu về thời gian. Nguyễn Đình Chiểu thể hiện sự nóng lòng khi trông chờ trước thời cuộc của những người nông dân. Chính sự căm ghét quân thù ấy, người nông dân dần dần nâng nó lên thành một thái độ câm thù mãnh liệt:
“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan. Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.”
Từ những người nông dân cặm cụi với ruộng đồng, chịu bao khổ nhục trước quân thù, trông chờ vào sự cứu giúp của triều đình họ đã tự đứng lên giết giặc cứu nước giúp dân. Sự chuyển biến tư tưởng của những người nông dân ấy, rất đáng để nhân dân ca ngợi. Tư tưởng ấy không phải ngẫu nhiên mà có, chính là vì hình ảnh quân thù ngạo ngược khơi dậy lòng căm thù “bòng bong che trắng lớp”, ống khói chạy đen xì”. Sự hoành hành ngang nhiên mang đầy tính khiêu khích đã nung nấu quyết tâm của những người nông dân yêu nước “muốn tới ăn gan”, “muốn ra căn cổ”. Một thái độ thật dứt khoát, thật dữ dội.
Chỉ với những dòng:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, Trông tin quan như trời hạn trông mưa.
Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét c . Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, những muốn ăn gan.
Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.”
Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả một cách sâu sắc, sự phát triển tất yếu của tính cách của những người nghĩa sĩ nông dân, trong hoàn cảnh thông qua những hình ảnh giản dị, cụ thể, sinh động, đậm tính hiện thực.
Sự căm thù giặc được gieo mầm trong tư tưởng của những người nông dân mộ nghĩa và từ đó họ ý thức được vai trò công dân của mình với đất nước, với dân tộc.
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê, bán chó.”