Mít tinh và các buổi lễ quan trọng

Một phần của tài liệu Bài Giảng Giao Tiếp Trong Quản Lý (Trang 28)

Đây là hình thức họp độc thoại lớn, có nhiều người tham dự với mục đích chính là để động viên tinh thần mọi người được vui tươi, phấn khởi, tin tưởng, hăng hái làm việc. Vì vậy buổi mít tinh hay lễ phải long trọng, vui, gọn. Yêu cầu:

- Địa điểm cần trang trí đẹp, thuận tiện cho cả phần lễ nghi lẫn liên hoan.

- Các bài phát biểu cần ngắn gọn (5 – 10 %), báo cáo chính chỉ nên dài 30 phút, trong đó cần biểu dương thành tích của cá nhân, đơn vị nhỏ( nhất là báo cáo tổng kết) Người đọc phải hào hùng, có khả năng diễn thuyết.

- Người điều khiển chương trình phải là người có kinh nghiệm vì là người giữ vai trò quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công hay thất bại của buổi lễ. Nếu cần nên luyện tập trước tránh lúng túng, nhầm lẫn, gián đoạn.

- Phần giới thiệu khách cần rõ ràng, đầy đủ ( họ tên, chức danh, chức vụ...) đừng bỏ sót ai.

- Nếu phát phần thưởng cần có sự bố trí trước:Ai nhận, ai phát, ai trao cho ai cần chuẩn bị trước.

- Nên có nhạc đệm trong quá trình lễ hội.

- Sau nghi lễ là phần văn nghệ chỉ nên kéo dài 60 –80 phút, hễ thấy người dự chán ngán bỏ về thì cần kết thúc ngay ( lễ nghi chỉ nên kéo dài 2h).

3. Người lãnh đạo tọa đàm với cấp dưới:

a.  Mục đích tọa đàm:

- Kiểm tra sự thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch của đơn vị.

- Đánh giá tiến độ công việc trong đơn vị để kịp thời uốn nắn những sai sót và động viên kịp thời những người tốt, việc tốt.

- Đánh giá các cán bộ cấp dưới về năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, khả năng tổ chức công việc.

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và bầu không khí tâm lý trong đơn vị, của từng người để có biện pháp giáo dục, nâng đỡ họ.

b. Nội dung tọa đàm:

- Hiện trạng công việc.

- Những khó khăn, nguyên nhân.

- Biện pháp khắc phục: Điều kiện, phương tiện, thời gian, biện pháp và đề phòng hậu quả tiêu cực.

c. Yêu cầu đối với người lãnh đạo khi tọa đàm:

- Sử dụng phong cách dân chủ khi giao tiếp ( xoá bỏ hàng rào tâm lý).

- Luôn theo dõi xúc cảm của người tọa đàm.

- Khéo léo làm chủ tình thế.

- Thông minh, khích lệ để người tọa đàm nói năng hoạt bát, phát huy được tự do tư tưởng.

- Sử dụng câu hỏi đòi hỏi câu trả lời "mở ", cần có dung lượng của công việc, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy lượng của công việc, càng cụ thể bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Một phần của tài liệu Bài Giảng Giao Tiếp Trong Quản Lý (Trang 28)