Giải pháp về qui tắc và luật du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN văn tác ĐỘNG của môi TRƯỜNG đến DU LỊCH (Trang 43 - 47)

Phát triển du lịch bền vững, theo qui hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường, phát triển có trọng tâm theo hướng du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch, tạo điều kiện phát huy mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư phát triển du lịch để đảm bảo du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước là một trong những yêu cầu được đặt ra khi xây dựng luật du lịch năm 2005. Vấn đề bảo vệ môi trường du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm trong luật du lịch. Điều 9 của luật du lịch qui định cụ thể: trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo vệ môi trường du lịch.

Bảo vệ môi trường du lịch ( điều 9 của luật du lịch)

Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp,an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các qui định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế địa phương.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trách nhiệm thu gom, xử lí các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của con người gây ra đối với môi trường, có biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội trong chính sách kinh doanh của mình.

Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh con người và du lịch Việt Nam.

Trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch còn được qui định tại một số điều khác của luật như vấn đề qui hoạch du lịch theo qui định tại điều 18, qui hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. điều 19 qui định trong qui hoạch du lịch phaỉ có nội dung đánh giá tác động môi trường và các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.

Trong các qui định về nhiệm vụ của khách du lịch, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cũng đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường.

Vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch:

Điều 45, 50, 52 luật qui định doanh nghiệp lữ hành có trách nhiệm mua lẻ bảo hiểm bắt buộc cho du khách là người Việt Nam đi du lịch nước ngoài….

IV.Giải pháp đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch:

1.Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch:

Dự báo về nguồn khách du lịch : các chỉ tiêu dự báo về khách du lịch gồm tổng số lượt du khach trong và ngoài nước. Cơ cấu du khách quốc tế, số ngày lưu trú trung bình, tổng số ngày lưu trú của du khách trong nước và du khách quốc tế. Cơ cấu chi tiêu của du khách. Các thị trường mục tiêu và thị trường gửi khách.

Dự báo về du khách quốc tế: Dự báo về du khách nội địa:

Dự báo về chỉ tiêu doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch:dư báo thu nhập từ du khách được tính bằng(dự báo thu nhập từ du khách quốc tế +dự báo thu nhập từ du khách nội địa)x 1,3

Dự báo thu nhập từ du khách quốc tế = dự báo số lượng du khách quốc tế x Dự báo số ngày lưu trú trung bình/ 1 khách x Mức chi tiêu 1 ngày / 1 du khách quốc tế.

Dự báo thu nhập từ du khách nội địa = dự báo số lượng du khách nội địa x Dự báo số ngày lưu trú trung bình/ 1 khách x Mức chi tiêu 1 ngày / 1 du khách nội địa.

Dự báo về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Dự báo về nhu cầu lao động

Dự báo nhu cầu đầu tư:

2. Các giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cưc đến môi trường:

Tất cả mọi hoạt động của du lịch đều có tác động hai chiều đến tài nguyên và môi trường, để giảm thiểu các tác động tiêu cực, chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ và khôi phục các tài nguyên, tôn trọng giá trị nguyên thủy của nó.

Thu hút cộng đồng vào bảo vệ môi trường sử dụng một phần vốn công ích và thu nhập cho du lịch đầu tư cho thu gom, xử lý chất thải, triển khai phát triển mô hình làng du lịch xanh và sạch.

Đầu tư cho giáo dục du khách và cộng đồng về giá trị của tài nguyên du lịch nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường và du lịch, lôi cuốn cộng đồng vào các hoạt động kinh doanh du lịch và bảo tồn tài nguyên du lịch

Cần xây dựng và triển khai các luật du lịch và các qui định trong việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các cấp quản lý, các tổ chức xã hộ trong việc bảo tồn, khai thác gía trị tài nguyên.

Có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn để xác định khu vực bảo vệ, và khu vực tham quan của danh thắng, khu di tích lịch sử, khu dự trữ sinh quyển, các vườn quốc gia.Có thời gian để khôi phục tài nguyên hợp lý.

Tăng cường công tác thống kê, và áp dụng các phương pháp tiên tiến của khoa học kĩ thuật trong việc bảo tồn và phát huy tài nguyên du lịch.

V. Giải pháp tăng cường đầu tư trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch

Trong đào tạo du lịch, bên cạnh các bài giảng về lý thuyết, cần tăng cường thực hành, tổ chức nhiều chuyến đi thực tế, lý luận có gắn liền với thực tiễn thì lý luận đó sẽ không phải là lý thuyết suông.

Cần nâng cao cơ sở vật chất trong môi trường đào tạo.Cơ sở vật chất càng đầy đủ, tiện nghi thì việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn.Trong thời gian gần đây, một số trường đã hướng đầu tư vào cơ sở vật chất để nâng cao đào tạo. Trong đó, Saigontourist đã có đề án xây dựng khách sạn, làm nơi thực tập cho học sinh Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Khách sạn TPHCM. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhân lực trong du lịch, các trường đào tạo về lĩnh vực du lịch được xây dựng.Trong những năm qua ngành Du lịch đã quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Nếu như trước năm 1990, cả nước chỉ có 3 trường đào tạo công nhân khách sạn du lịch tại Hà Nội, Vũng Tàu, TP.HCM thì hiện nay cả nước có trên 40 trường Đại học có khoa du lịch, khoảng 40 trường cao đẳng du lịch, 43 trường Trung cấp du lịch. Ngoài ra còn có nhiều trung tâm đào tạo nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo các nghề về phục vụ bàn và nấu ăn. Hàng năm đào tạo hàng chục ngàn học sinh và sinh viên làm việc trong ngành Du lịch.

Đào tạo một nhân viên du lịch không chỉ là việc đào tạo kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà bên cạnh đó phải đào tạo cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp cho họ.

Theo ông Steven Chua, Chủ tịch thường trực Viện đào tạo du lịch Shatec - Singapore, lớp người trẻ hiện nay rất có tư duy, cách nghĩ, cách làm rất khác với hệ thống chuẩn mực trước đây. TS Steven cho rằng, đào tạo một nhân viên du lịch để phục vụ khách hàng trong giai đọan hiện nay, không thể chỉ đào tạo cho họ kỹ năng nghề mà còn là đào tạo một lối sống, đào tạo về mặt con người khi anh ta trở về gia đình và hòa nhập với xã hội.

Hình thức đào tạo không phải là giảng viên nói gì thì trò nghe lấy mà chúng ta phải tạo điều kiện cho người học phát huy cảm nghĩ, khả năng sáng tạo của mình.

Theo TS. Michael Heah, Chủ tịch Corporate Coach Academy, Malaysia cho rằng, rõ ràng lớp trẻ hiện nay có những khác biệt rõ rệt với thế hệ trước. Điều đó cần được chấp nhận, thích nghi và tạo điều kiện để lớp người lao động mới có thể phát huy hết năng lực sáng tạo của họ, kể cả những sáng tạo phá vỡ nguyên tắc truyền thống. Rất có thể những sáng tạo của họ có thể tạo

nên những hệ thống nguyên tắc mới, tạo nên sự thay đổi đáng kể cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó phải nâng cao tầm quan trọng về việc học ngoại ngữ cho học viên để đáp ứng nhu cầu gủa du khách quốc tế.

Tạo cơ hội cho học viên trao đổi, học hỏi, giao lưu với các nước bạn để bổ sung kiến thức thực tế.

Trong lĩnh vực du lịch, đến nay Singapore đã giúp Việt Nam đào tạo gần 2.000 cán bộ, nhân viên du lịch và đầu tư khoảng 1,28 tỷ USD vào gần 20 dự án du lịch tại Việt Nam.

Trong sử dụng nguồn nhân lực

Sử dụng lao động phải dựa trên nguyên tắc tác động lẫn nhau, tức là phải có sự tác động 2 chiều giữa nhà tuyển dụng và nhười được tuyển dụng.

Về vấn đề này, TS. Steven Chua cho rằng, để phát huy hết khả năng của nguồn nhân lực, các DN cần tạo ra mối tương tác giữa người sử dụng lao động. Nghĩa là, không chỉ có DN tuyển dụng, đánh giá nhân viên mà nên tạo điều kiện để nhân viên đánh giá DN, nói lên lý do tại sao họ chọn DN cuả mình mà không phải là DN khác, những khó khăn của họ ở DN trước khi đến với bạn là gì...

Trong mỗi lĩnh vực chuyên trách, chúng ta cần đưa ra tiêu chuẩn tuyển chọn khác nhau.Chẳng han như: cán bộ quản lý, những hướng dẫn viên du lịch của các công ty du lịch lữ hành, những nhân viên phục vụ buồng, bàn, bar, lễ tân… ở các công ty khách sạn, nhà nghỉ. Đội ngũ trên cần được tuyển chọn đào tạo và bồi dưỡng để có trình độ cao, thuần thục về nghiệp vụ, và biết sử dụng ngoại ngữ… Ở các nhà bảo tàng, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng khác còn có cả đội ngũ những người chuyên trách thuyết minh; đội ngũ này rất cần thiết và đòi hỏi có trình độ chuyên môn cao, truyền đạt hấp dẫn, độc đáo về trang phục, duyên dáng về hình thức, giọng nói dịu dàng sâu lắng để lưu lại trong lòng du khách những ấn tượng tốt đẹp và làm tôn cao giá trị của di tích lịch sử, văn hóa. Trong sử dụng lao động, cần huy động tổng hợp mọi nguồn lực phục vụ du lịch.Cụ thể là những người góp phần quảng bá cho du lịch: Họ là những nhà báo, nhà văn, nhà thơ, những nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh… với những tác phẩm, bài ca, giới thiệu về quê hương.Đối với “du lịch về nguồn” thì những nhân chứng lịch sử là một “nguồn nhân lực đặc biệt quý”.Ví dụ như, Du khách đến thăm Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xóm Đèo De, xã Phú Đình (Định Hóa) mà lại được gặp gỡ và nghe chính các cụ, những người dân bản đã ở gần hay được tham gia phục vụ Bác Hồ.

Bên cạnh đó, cần huy động nguồn nhân lực của ngành thủ công mỹ nghệ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để các cơ sở sản xuất được nhiều sản phẩm mặt hàng lưu niệm, các gia đình làm chè có nhiều loại trà ngon, các nhà

hàng làm ra các đồ ẩm thực đặc sản địa phương; để đến tham quan nơi đâu, du khách cũng có thể mua được những quà lưu niệm ở nơi mà họ đang du lịch..

Một phần của tài liệu LUẬN văn tác ĐỘNG của môi TRƯỜNG đến DU LỊCH (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w