dung dịch
Xét trường hợp nồng độ muối thấp, khi đó, không xảy ra sự chuyển trạng thái của ADN, và ADN tồn tại ổn định ở trạng thái B, ta chỉ xét hằng số điện môi hiệu dụng phụ thuộc vào nồng độ muối. Hình 3.7 cho ta thấy sự phụ thuộc vào dung dịch vào nồng độ muối [9], cụ thể, trong trường hợp này là dung dịch muối.
Như đã tìm hiểu ở chương 2, các tính chất của ADN phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ dung dịch. Đối với ADN trong dung dịch MgCl2, hình 3.8 biểu diễn sự phụ thuộc của hằng số điện môi tĩnh vào nồng độ dung dịch MgCl2, hình 3.8 biểu diễn sự phụ thuộc của hằng số điện môi tĩnh vào nồng độ dung dịch điện môi, và kết quả thực nghiệm này phù hợp tốt với mô hình mà Minakata đã đưa ra trong.
Sử dụng những kết quả trên, chúng tôi tìm hiểu sự phụ thuộc của năng lượng exciton vào nồng độ ion trong dung dịch (hình 3.9)
Chương 4
Hoạt động của chíp cảm biến phụ thuộc vào độ pH
Sử dụng mô hình đơn giản, chúng tôi đã giải thích được nguyên tắc hoạt động của loại chíp cảm ứng nano sinh học mới chế tạo từ SWNT-DNA, và đã chỉ ra sự phụ thuộc vào nồng độ muối của các thông số của chíp. Nhưng các đặc điểm của các phần tử sinh học như ADN, ARN, protein,v.v... không chỉ phụ thuộc vào nồng độ dung dịch, loại ion, nhiệt độ, mà còn phụ thuộc cả vào độ pH. Hơn nữa, độ pH là khác nhau ở những vị trí khác nhau, độ pH khác nhau có thể tác động đến chíp. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày hoạt động của chíp cảm biến phụ thuộc như thế nào vào độ pH của môi trường, thông qua sự phụ thuộc của ADN và CNNT.