CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH CHUỒNG TRẠI MANG HIỆU QUẢ CAO TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHÍ HẬU VÀ NGÀNH CHĂN NUÔI (Trang 28 - 31)

II. Tác động của BĐKH đến ngành chăn nuôi 1 Khái quát chung

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH CHUỒNG TRẠI MANG HIỆU QUẢ CAO TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM

MANG HIỆU QUẢ CAO TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM I. Giải pháp

Với đặc điểm khí hậu của nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt ẩm phong phú, các yếu tố này lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của sinh vật, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, nếu

không biết sử dụng hợp lý các yếu tố thời tiết khí hậu, năng suất kinh tế sẽ giảm sút, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Do sự nhạy cảm của gia súc gia cầm với các yếu tố thời tiết nên vấn đề duy trì sự phù hợp của các điều kiện sinh khí hậu trong chăn nuôi cần được đặt ra một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Chuồng trại là "căn nhà" là nơi bảo vệ gia cầm gia súc trước những tác nhân gây bệnh.

Các nghiên cứu, điều tra, thống kê đa chứng tỏ: sản lượng chăn nuôi gia cầm, gia súc nói chung phụ thuộc vào điều kiện vi khí hậu trong chuồng trại tới 20%, thức ăn chỉ chiếm tới 40% còn phụ thuộc vào nòi giống của bản thân gia súc, gia cầm đó là 40% còn lại.

Để nuôi dưỡng công nghiệp các loại gia cầm yêu cầu về chuồng trại, thiết bị-dụng cụ trong chuồng nuôi rất cụ thế và quan trọng. Tuy nhiên quan trọng nhất là chuồng trại và các công trình phụ trợ có liên quan tới quy trình nuôi phải đảm bảo được điều kiện vi khí hậu phù hợp với điều kiện sinh lí của đàn vật nuôi, bảo đảm tốc độ sinh trưởng nhanh và có khả năng cho sản phẩm chất lượng cao, tốt. Mặt khác trong điều kiện môi trường, bệnh dịch gia cầm như hiện nay chuồng trại cũng cần được bố trí sao cho có thể áp dụng nhanh và có hiệu quả các biện pháp vệ sinh, phòng dịch, không xây dựng ở những nơi quá gần phố xá, làng mạc, chợ búa cũng như những cơ sở chăn nuôi khác để tránh sự lây lan của dịch bệnh, đảm bảo an toàn về thú y.

Nên chọn các khu vực bằng phẳng, cao ráo, đất khô đễ thoát nước, xa ao, hồ, sông ngòi để điều kiện vi khí hậu của địa hình không ảnh hưởng đến độ ẩm của chuồng nuôi.

Khi gặp trường hợp nhiệt độ vượt các ngưỡng tới hạn, người ta có thể sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm giảm tác hại của bất lợi về nhiệt độ, đó là:

- Các biện pháp kĩ thuật chăn nuôi: kiến thiết và cải tạo chuồng trại, bãi chăn thả...sử dụng các phương tiện chống nóng, chống lạnh, định khẩu phần thức ăn, dinh dưỡng, nước uống, định chế độ làm việc, cho động vật cày kéo (trâu bò).

- Ngoài ra, người chăn nuôi còn có thể căn cứ vào các yêu cầu kinh tế, kĩ thuật, các chỉ tiêu sinh lí, tình trạng di truyền của vật nuôi, môi trường để tiến hành công tác lai tạo chọn giống, nhập nội, thuần hóa cải biến tình trạng di truyền nhằm cung cấp cho ngành chăn nuôi những vật nuôi phù hợp với môi trường cụ thể của từng nơi mà vẫn đảm bảo có chất lượng vật nuôi tốt.

Trong những chuồng trại ẩm ướt, không khí lưu thông kém, nồng độ các chất độc hại cao sẽ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tăng trọng, vỗ béo, với những trại giống hay những khu chăn nuôi công nghiệp, các biện pháp điều hòa khí hậu nhân tạo, vệ sinh chuồng trại lại càng cần thiết để giảm thiểu bớt những bất lợi do thời tiết khí hậu không thuận lợi mang lại.

Chuồng trại cần phải được nghiên cứu, thiết kế sao cho vừa có thể duy trì được một chế độ chiếu sáng hợp lý, hạn chế bớt ánh sáng trực xạ và khuếch tán trong các ngày hè, bên cạnh đó cũng phải phát huy đủ ánh áng trong những ngày mùa đông.

Cụ thể hơn, xây dựng chuồng trại cần có hướng phù hợp để ánh sáng trực xạ, tia cực tím có thể tiêu diệt được mầm bệnh trong những ngày ẩm ướt, mùa thời tiết nồm và lại không bị quá nóng, ngột ngạt do trực xạ vào những giờ buổi chiều là rất cần thiết. Đó là chưa nói đến trường hợp khi gia cầm, gia súc đang ở trong trạng thái đặc biệt vừa mới sinh nở, các con non lại cần một chế độ chiếu sáng khắt khe hơn, thì yêu cầu về thiết kế chuồng trại lại càng phúc tạp hơn.

Một số loài gia súc, gia cầm có sưc đề kháng không cao nên khi xây dựng chuồng trại cần tạo được sự thuận lợi cho phòng chống bệnh tật.

Đơn cử như chăn nuôi lợn - một hình thức chăn nuôi khá phổ biến và có nhiều "dáng dấp'' của nền chăn nuôi công nghiệp, những người dân chăn nuôi lợn có kinh nghiệm rất chú ý đến hướng chuồng. Hướng phải được xác định trên cơ sở tránh được các nhân tố bất lợi như mưa tạt, gió lùa, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào. Thông thường người chăn nuôi thường xây dựng sao cho trục dọc của dãy chuồng nằm theo hướng Đông Bắc -Tây Nam để tránh được gió mùa Đông Bắc thổi trực tiếp vào, tránh được mưa gió hướng Tây Nam.

Trong chăn nuôi công nghiệp gà, những kinh nghiệm của nước ngoài (ở các vĩ độ trung bình, vĩ độ cao) như xây dựng chuồng theo hướng trục Bắc -Nam để có thể vận dụng tối đa lượng ánh sáng Mặt Trời trong tổng hợp vitamin D, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng trong chuồng trại...đã tỏ ra kém phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta. Nhiệt độ mùa hè và độ ẩm quá cao đã ảnh hưởng xấu, giảm sút sức sản xuất của đàn gà. Hiện nay, qua khảo sát thực tế chăn nuôi công nghiệp gà có thể thấy rằng ở nước ta chuồng trại nên xây dựng theo hướng Đông Nam - Tây Bắc là phù hợp hơn cả.

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể có điều kiệ để bố trí chuồng trại theo những hướng tối ưu nhất, lúc này chúng ta lại phải cân nhắc, lựa chọn các yếu tố để tránh. Thường người ta ưu tiên tránh nắng vì cường độ bức xạ ở vùng nhiệt đới rất cao, nắng nóng lại xảy ra quanh năm, trong khi các yếu tố bất lợi khác như mưa, gió hầu như chỉ xảy ra trong một mùa nhất định. Dĩ nhiên, khi không chọn được hướng chuồng thích hợp che bớt nắng thì các biện pháp che chắn nhân tạo phải được vận dụng vào một cách hợp lí.

Nói như vậy không có nghĩa là ta chỉ nhìn thấy quá nhiều bất lợi của điều kiện sinh khí hậu cho chăn nuôi, chính sự chuyển biến khí hậu theo mùa rất rõ nét của khí hậu Việt Nam cũng là tiền đề cho việc quy hoạch chăn nuôi hợp lý, thay đổi mùa là một trong những tác nhân kích thích trong chăn nuôi. Người ta có thể lợi dụng đặc điểm này để chuyển vùng thích hợp cho gia súc để chúng có thể phát triển tốt hơn, ví dụ như mùa hè chuyển đàn gia súc lên núi, những nơi cao hơn, mùa đông đưa chúng về những vùng thấp....

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI KHÍ HẬU VÀ NGÀNH CHĂN NUÔI (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w