Hệ thống treo phụ thuộc

Một phần của tài liệu Kết cấu hệ thống treo (Trang 31 - 33)

a. hệ thống treo phụ thuộc sử dụng nhíp lá

Chuyển vị của hệ thống treo phụ thuộc dùng nhíp lá được mô tả trên hình 4.110. Hệ thống treo bố trí đối xứng qua mặt phẳng dọc của ô tô, với đặc điểm nối cứng hai bánh xe bằng dầm cầu liền, khi bánh xe chuyển động qua một gờ có độ cao z, bộ phận đàn hồi biến dạng, một bên bánh xe phải nhấc cao và thực hiện chuyển vị: góc xoay δ, vết Δy…. Bánh xe bên còn lại thực hiện chuyển vị phụ thuộc qua góc xoay δ so với thân xe. Sự tác động phụ thuộc như vậy ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận các lực, mô men truyền giữa bánh xe và thân xe.

Trong trường hợp nhíp lá không đủ cứng, khả năng truyền lực bị hạn chế, hệ thống treo được bố trí thêm các đòn với vai trò bộ phận dẫn hướng.

Hình 4.110: Các chuyển vị, lực và mô men tác dụng lên hệ thống treophụ thuộc nhíp lá

a) Xe chuyển động qua gờ có độ cao z; b) Lực và mô men tác dụng lên bánh xe 1. Bánh xe; 2. Dầm cầu; 3. Nhíp lá; 4. Thân xe

Các đặc trưng của hệ thống treo phụ thuộc dùng nhíp lá khi xe chuyển động: - Nhíp lá giữ hai vai trò, vừa là bộ phận đàn hồi, vừa là bộ phận dẫn hướng. - Khoảng cách giữ hai vết bánh xe ít thay đổi.

- Khả năng truyền lực bên thông qua dầm cầu.

- Khối lượng của phần không được treo lớn, ảnh hường đến độ êm dịu chuyển động. - Kết cấu dầm cầu cứng đặt dưới gầm xe, chiếm không gian gầm và làm trọng tâm xe

cao.

b. Hệ thống treophụ thuộc lò xo xoắn

Kết cấu của hệ thống treo phụ thuộc lò xo xoắn được mô tả trên hình 4.111.

Hình 4.111: Hệ thống treophụ thuộc lò xo xoắn

1. Giảm chấn; 2. Lò xo xoắn; 3. Cơ cấu Watta 4. Dầm cầu; 5. Đòn dọc trên; 6. Cơ cấu phanh;

Do bộ phận đàn hồi là lò xo xoắn không có khả năng truyền lực nên cần bộ trí các đòn làm bộ phận dẫn hướng.

Chuyển vị của bánh xe so với thân xe được quyết định bởi cấu trúc liên kết các đòn giằng. Các lực ngang, lực dọc truyền qua bộ phận dẫn hướng. Số lượng đòn có thể là đối xứng (2 trên, 2 dưới) hoặc không đối xứng (1 trên, 2 dưới). Cấu trúc liên kết 4 khâu như vậy cũng đa dạng (hình bình hành, hình thang), tuy nhiên quan trọng là: khi bánh xe chuyển dịch theo phương đứng, các chuyển vị khác xảy ra nhỏ nhất.

Ngày nay, trên các kết cấu của ô tô có thể sử dụng them các kết cấu bố trí hạn chế các chuyển vị không mong muốn trong hệ thống treo như: cơ cấu Watta, đòn truyền lực bên Panhard. Các kết cấu như vậy cho phép hoàn thiện quan hệ động học và động lực học của hệ thống treo với bộ phận dẫn hướng riêng biệt.

Một phần của tài liệu Kết cấu hệ thống treo (Trang 31 - 33)