Các nhân tố từ phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

- Khả năng nguồn vốn cho vay.

Để tiến hành hoạt động tín dụng ngân hàng cần phải có nguồn vốn. Nếu thực hiện theo nguyên tác chỉ dùng vốn huy động trung dài hạn để cho vay trung dài hạn thì các ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng được các khoản cho vay trung dài hạn. Trong thực tế ngân hàng có thể sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn nhưng phải tính toán để không ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng. Hiện nay NHNN cho phép các NHTM được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung- dài hạn, với tổ chức tín dụng khác là 30%. Nguồn vốn để cho vay trung – dài hạn của ngân hàng được tạo từ các nguồn sau: + Nguồn vốn huy động trung – dài hạn: Đây là nguồn vốn mà ngân hàng huy động từ các tổ chức kinh tế vầ cá nhân trên cơ sở có sự thỏa thuận thời gian rút tiền từ một năm trở lên. Khách hàng cá nhân thường gửi các khoản tiết kiệm với mục đích sinh lời và an toàn. Họ ít có nhu cầu rút tiền khi đến hạn mà chỉ rút lãi hoặc nhập lãi vào gốc để gửi tiếp nên đây là nguồn vốn khá ổn định. Tuy nhiên các khoản gửi tiết kiệm thời gian dài thường chiếm tỷ lệ ít do đó khi cần vốn với số lượng lớn ngân hàng thường phát hành trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn. + Vốn tự có: Nguồn vốn này thuộc sở hữu của ngân hàng, thường được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ sở vật chất, phần còn lại cungf với vốn bổ sung và lợi nhuận hàng năm của ngân hàng để cho vay TDH.

+ Nguồn vốn ngắn hạn: Các ngân hàng hiện nay đều sử dụng một tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay TDH bởi lẽ tại một thời điểm không thể có sự trùng hợp hoàn toàn nguồn vốn và sử dụng vốn ở cả ba yếu tố: số lượng, thời hạn và lãi suất. Sử dụng hợp lý nguồn vốn ngắn hạn để cho vay TDH cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng

Trong mỗi thời kỳ khác nhau các ngân hàng có chính sách tín dụng khác nhau. Chính sách tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng khoản vay, đến các khoản bảo đảm và nhiều yếu tố khác. Chính sách cho vay được xây dựng, thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ kết hợp hài hòa lợi ích ngân hàng, khách hàng và xã hội thì hứa hẹn sẽ một chất lượng cho vay TDH tốt và ngược lại.

- Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng

Trong bất kỳ lĩnh vực nào con người luôn là yếu tố quan trọng. Tín dụng TDH là một trong nhựng nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải nắm được đặc thù của mỗi ngành sản xuất kinh doanh, am hiểu về pháp luật, nắm bắt được thông tin thị trường, có khả năng thẩm định tốt để có thể giảm thiểu rủi ro thấp nhất cho ngân hàng.

- Chất lượng thẩm định dự án

Khi quyết định cung cấp một khoản vay đặc biệt là cho vay TDH các ngân hàng bắt buộc phải thẩm định thông qua đó có thể đánh giá được hiệu quả của dự án đầu tư và đó cũng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các khoản vay. Do các khoản cho vay TDH thường đem lại nhiều rủi ro, khả năng linh hoạt kém nên thông qua công tác thẩm định có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho vay khối lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu, từ đó đảm bảo tính ổn định củ khoản vay. Nếu việc thẩm định không được tiến hành chặt chẽ thì khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng là rất lớn và khoản vay sẽ không có hiệu quả cao. Do đó các ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về dự án và các lĩnh vực có liên quan. Khi cho vay ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về tình hình thực hiện dự án, về thị trường và các thông tin khác để có thể phản ứng kịp thời trước những đột biến có thể xảy ra.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt thời gian dài luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Vì vậy công tác theo dõi giám sát cho vay TDH sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu về sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng bảo quản và biến động tài sản của doanh nghiệp, những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Làm tốt công tác này giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những rủi ro và thông qua việc luôn bám sát hoạt động của doanh nghiệp để có những biện pháp giúp đỡ doanh nghiệp khi gặp khó khăn để thực hiện dự án có hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lương cho vay TDH.

- Những yếu tố thuộc về đạo đức

Ngoài trình độ chuyên môn thì đạo đức nghề nghiệp là một đòi hỏi rất cao đối với cán bộ ngân hàng. Nếu cán bộ ngân hàng có tư lợi riêng họ sẽ liên kết với khách hàng để lừa ngân hàng và làm trái với những quy định của Nhà nước, làm sai quy chế quy định của ngành. Vì thế có thể nói rằng yếu tố đạo đức cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng tín dụng.

Ngoài những nhân tố từ phía khách hàng và ngân hàng, chất lượng tín dụng TDH còn chịu tác động bởi các nhân tố khác như sự biến động về kinh tế - chính trị - xã hội, những thay đổi trong chính sách quản lý của nhà nước, ảnh hưởng của thiên tai, dịch họa…

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w