PHẦN IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công ty boeing và các bài học kinh nghiệm (Trang 27 - 32)

E IN G C O M P A N Y

PHẦN IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Toàn cầu hóa giúp cho nền kình tế ngày càng phát triển nhưng đi liền với nó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trong cùng một thị trường. Để tồn tại và khẳng định được vị trí của mình, các hãng sản xuất máy bay nói chung và Boeing nói riêng đã đi theo những chiến lược kinh doanh rất riêng, cụ thể. Trong hành trình đạt đến sự thành công đó, thất bại là điều không thể tránh khỏi. Qua đó, các nhà kinh doanh đã rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong cuộc chạy đua đến đích thành công.

Thứ nhất, cần có một chiến lược marketing hợp lý. Không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của marketing trong thời đại ngày nay. Marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Một chiến lược marketing đưa ra phải lường được những khó khăn và thách thức có thể gặp phải. Bởi vậy, một chiến lược marketing hợp lý và khôn ngoan sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu chiến lược marketing một cách thái quá có thể sẽ gây tác động ngược trở lại. Boeing là một ví dụ cụ thể cho trường hợp này. Các nhà marketing của Boeing đã rất xuất sắc trong việc định vị cho chiếc Dreamliner, một sản phẩm mới của Boeing hiện nay. Tuy nhiên, họ đã cố tình phớt lờ một thực tế là những chiếc máy bay mới thường xuyên xuất xưởng chậm trễ (chiếc Airbus 380 đã xuất xưởng chậm hai năm so với kế hoạch sản xuất), và các khách hàng cũng biết rõ về điều đó khi họ đặt hàng. Tuy nhiên, họ đã marketing thời điểm xuất xưởng và thời điểm lễ ra mắt hoành tráng một cách thái quá. Điều này khiến cho kỳ vọng của khách hàng và nhà đầu tư được nâng quá cao, và sau đó sụp đổ trong thất vọng do thông tin về việc hoãn chuyến bay thử nghiệm cũng như hoãn kế hoạch xuất xưởng chiếc máy bay Dreamliner đầu tiên, dẫn tới giá cổ phiếu của công ty giảm mạnh trong dài hạn.

Thứ hai, tìm một hướng đi mới. Hoạt động kinh doanh vốn dĩ là một hoạt động rất phức tạp, nhất là trong một môi trường kinh doanh đa quốc gia như hiện nay. Bởi vậy, để ứng phó trước những vấn đề phát sinh trong kinh doanh, điều tối quan trọng là sự nhanh nhạy thích ứng và đưa ra chiến lược khôn ngoan trước các tình huống khó khăn để biến thách thức thành cơ hội. Đó chính là bí quyết tạo ra thành công. Boeing cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc đã tìm ra được một hướng đi mới trong kinh doanh. Trong thời kỳ đại chiến thứ nhất, công ty Boeing đảm đương một vị trí quan trọng trong việc chế tạo máy bay của nước Mỹ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, hải quân Mỹ đã hủy bỏ toàn bộ số đơn đặt hàng mà chưa giao hàng, khiến cho ngành chế tạo máy bay của Mỹ rơi vào tình trạng ngừng trệ. Boeing cũng không

B O E IN G C O M P A N Y

ngoại lệ. Ông William Boeing đã không vì thế mà nhụt chí nản lòng, đã tìm cách chống chọi lại. Ông đồng thời áp dụng biện pháp tương ứng, điều chỉnh phương hướng kinh doanh một cách quyết đoán. Một mặt ông tiếp tục duy trì mối liên hệ với bên quân đội để bất kỳ lúc nào cũng nắm được xu thế phát triển của máy bay quân dụng và yêu cầu của phía quân đội để tiện đáp ứng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp chế tạo máy bay khác khó có cơ hội đột nhập được mặc dù ông nghiên cứu được rằng bên phía quân đội tạm thời sẽ không có đơn đặt hàng mới.Mặt khác ông kín đáo rút nguồn vật lực chủ yếu, tập trung bồi dưỡng thu hút nhân tài phát triển máy bay thương nghiệp dân dụng, thoát khỏi cái vỏ cũ chỉ đơn thuần sản xuất máy bay quân dụng. Sự phục hồi kinh tế sau chiến tranh đã kích thích nhu cầu về máy bay dân dụng. Khi đó, Boeing cho ra đời máy bay chở khách các cỡ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường trước sự kinh ngạc của các đối thủ khác. Ngày nay Boeing là nhà sản xuất máy bay dân dụng số một thế giới. Đồng thời là nhà cung cấp máy bay quân sự hàng đầu cho quân đội Mỹ

Thứ ba, bài học về sức mạnh của sự liên kết, liên minh. Trong thế giới thương hiệu có nhiều thương hiệu nổi tiếng nhờ thành công tích tụ theo thời gian và lịch sử, với bề dày truyền thống đến cả trăm năm, nhưng cũng có không ít thương hiệu thuộc diện sinh sau đẻ muộn mà công thành danh toại không kém. Airbus là một trong số những trường hợp điển hình. Airbus là sản phẩm của cách tiếp cận “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Những gì một cá nhân hay một tập đoàn riêng lẻ không làm nổi thì phải chung lưng đấu cật với nhau để làm. Airbus được coi là câu trả lời của châu Âu dành cho Mỹ. Sự ra đời của Airbus không đơn thuần là một ngành kinh tế mới ở Lục địa Già, mà còn là một biểu tượng cho tiến trình nhất thể hóa châu Âu, củng cố liên kết chính trị và kinh tế, giảm bớt sự lệ thuộc vào bên kia bờ Đại Tây Dương. Ngay từ đầu, Airbus không chỉ là dự án hợp tác về kinh tế, mà còn là cả dự án hợp tác về chính trị, đối ngoại và an ninh. Năm 1965, được sự hậu thuẫn tích cực của Chính phủ CHLB Đức, các hãng chế tạo máy bay và công nghệ hàng không ở CHLB Đức tiến hành một quá trình sáp nhập có một không hai trong lịch sử để hình thành “Cộng đồng kinh doanh Airbus”. Mục đích được đề ra rất rõ ràng là chế tạo máy bay chở khách có đủ khả năng cạnh tranh với hãng Boeing và hãng McDonnell Douglas. Nếu không hợp nhất lại với nhau như thế thì họ không thể đáp ứng được nhu cầu tài chính khổng lồ và không thể khai thác được một cách hiệu quả nhất sự hỗ trợ về chính trị và tài chính của chính phủ.

Ngành công nghiệp sản xuất máy bay ở Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển, khá non trẻ, mới hơn 60 năm. Bởi vậy, Việt Nam nên tận dụng ngay từ đầu những

B O E IN G C O M P A N Y

thành tựu khoa học công nghệ cũng như rút được những bài học kinh nghiệm của tất cả các hãng chế tạo máy bay nổi tiếng trên thế giới như Boeing, Airbus…

Tìm bước đi phù hợp

Việt Nam đã thiết kế vài kiểu máy bay nhỏ nhưng diện hoạt động còn hẹp và chưa đưa ra thị trường quốc tế. Chính vì vậy, cần phát triển hoạt động này với mục tiêu là hình thành một sản phẩm công nghiệp được sử dụng trong nước và có triển vọng trên thị trường nước ngoài. Về máy bay lớn, Việt Nam chưa thể thiết kế vì chưa đủ trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, cũng như chưa đủ điều kiện đầu tư (hàng chục tỷ USD và hàng chục năm để thiết kế máy bay và động cơ). Tuy nhiên, trong thời gian tới có thể nghĩ đến việc thiết kế linh kiện, phụ tùng theo khả năng của mình.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay, có thể xâm nhập thị trường sản xuất linh kiện hay các bộ phận rời của máy bay lớn (Airbus, Boeing). Các nước như Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc đã làm việc này, và thị trường còn nhiều cơ hội. Phải chú ý rằng sản phẩm hàng không có giá trị thặng dư cao. Đặc biệt, việc này có thể đi đôi với hợp đồng mua máy bay, là điều kiện để bù đắp phần nào số tiền phải trả cho công ty bán máy bay. Thí dụ, vì mua nhiều máy bay nên Trung Quốc đã được chấp nhận lắp ráp máy bay Airbus ở Trung Quốc.

Tập trung thế mạnh vào khai thác và bảo dưỡng

Lĩnh vực mà Việt Nam đã có bước tiến rõ rệt nhất là khai thác và bảo dưỡng. Thực tế, đầu những năm 1990, Việt Nam còn sử dụng máy bay Nga thế hệ cũ. Từ ấy đã bắt đầu khai thác máy bay hiện đại Boeing và Airbus. Lúc đầu còn phải sử dụng cán bộ và nhân viên nước ngoài, nhưng từ từ học hỏi, thu thập kinh nghiệm để đi đến trình độ tự quản. Hiện nay, có trên 50 máy bay hiện đại đang hoạt động tại Việt Nam do nhiều công ty vận chuyển khai thác, phục vụ trên 8 triệu khách mỗi năm, với độ tăng trưởng khoảng 15% so với 5% bình quân thế giới trước khủng hoảng. Để khai thác đội máy bay này, Việt Nam đã xây dựng 2 xưởng bảo dưỡng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đào tạo hàng trăm cán bộ kỹ thuật. Một trường đào tạo phi công cũng đã được thành lập. Với những công trình này, Việt Nam đã tiết kiệm được hàng chục triệu USD mỗi năm.

Nếu thiết kế và sản xuất máy bay còn hạn chế thì ngược lại, ngành bảo dưỡng tại Việt Nam có rất nhiều triển vọng. Hiện nay có khoảng 19.000 máy bay hàng không dân dụng đang hoạt đông trên toàn thế giới, với tổng chi phí bảo dưỡng là khoảng 45 tỷ USD mỗi năm . Riêng địa bàn châu Á Thái Bình Dương có 3.800 máy bay, với tổng chi phí bảo dưỡng khoảng 10 tỷ USD mỗi năm. Do đó, Việt Nam có thể nâng

B O E IN G C O M P A N Y

cấp xưởng bảo dưỡng của mình để có thể bảo dưỡng nặng, động cơ, hệ thống... để vào thị trường Đông Nam Á. Đặc biệt, nên có xưởng bảo dưỡng động cơ vì động cơ là 40% chi phí bảo dưỡng. Lúc đầu có thể hợp tác với công ty nước ngoài để thu thập kinh nghiệm.

B O E IN G C O M P A N Y

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Dung (2007),Quản trị kinh doanh quốc tế : bối cảnh toàn cầu hóa : lý thuyết và khảo cứu tình huống hiện đại : dành cho sinh viên, nhà quản lý công ty, NXB Thống kê.

2. Dương Hữu Hạnh (2006),Kinh doanh quốc tế trong thị trường toàn cầu = International business in the global market, NXB Lao động - Xã hội.

3. Đào Duy Huân (2007), Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế,NXB Thống kê. 4. Các website: http:// www.wikipedia.org http:// www.boeing.com http://www.airbus.com http:// www.books.google.com

B O E IN G C O M P A N Y

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công ty boeing và các bài học kinh nghiệm (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(32 trang)
w