FDIC đã thực hiện chương trình bảo lãnh thanh khoản tạm thời:

Một phần của tài liệu KHUNG PHÁP lý TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM & HOA kỳ (Trang 27 - 30)

. Một vài nhận định so sánh hai tổ chức

4.3.FDIC đã thực hiện chương trình bảo lãnh thanh khoản tạm thời:

4. Vai trò và sự tham gia giải cứu của FDIC g/đ 2007-2010:

4.3.FDIC đã thực hiện chương trình bảo lãnh thanh khoản tạm thời:

Chương trình này áp dụng kể từ ngày 13/10/2008 nhẳm ổn định cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để các tổ chức tín dụng cho vay. Chương trình gồm 2 nội dung chính:

+ Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch (TAG): Kể từ ngày 14/10/2008, FDIC cung cấp bảo hiểm toàn bộ cho các tài khoản giao dịch không hưởng lãi suất tại các tổ chức tham gia BHTG.

+ Mục đích của chương trình là giải thoát thị trường tín dụng, đặc biệt là thị trường tín dụng liên ngân hàng. Sự khủng hoảng của thị trường tín dụng đã làm suy yếu nghiêm trọng khả năng trả nợ của các công ty. Chương trình này được thiết kế nhằm xoa dịu khủng hoảng trong thị trường tín dụng và giúp các ngân hàng tiếp cận nguồn thanh khoản theo hai cách:

Thứ nhất, FDIC bảo đảm cho các khoản nợ mới, dài hạn không có

bảo đảm do ngân hàng, quỹ tiết kiệm hoặc công ty mẹ phát hành để tự hỗ trợ cho nguồn vốn hoạt động của mình. Nợ phát hành trong khoảng cuối tháng 6 năm 2009 sẽ được FDIC bảo đảm hoàn toàn đến tháng 6 năm 2012, điều này sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư các điều kiện cần thiết và thuận tiện để đầu tư vào trái vụ dài hạn hơn của các định chế tài chính.

Thứ hai, chương trình mới cung cấp khoản mức BH không giới

hạn đối với các tài khoản tiền gửi thanh toán không hưởng lãi. Chương trình này chỉ định quan tâm cấp thiết đến các tài khoản doanh nghiệp nhỏ như các tài khoản thanh toán lương, thường hay vượt quá hạn mức chi trả tối đa là $250.000. Rất nhiều các ngân hàng nhỏ đã mất các tài khoản vào các ngân hàng cạnh tranh lớn hơn vì hệ thống kinh tế không minh bạch. Khoản bảo đảm mới nhưng tạm thời này, hoạt động cho đến cuối năm 2010, sẽ giúp ổn định những tài khoản trên và giúp Mỹ có thể tránh đóng cửa các ngân hàng vì những khoản rút tiền hàng loạt.

Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này gồm: Các định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi; Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công ty sở hữu tài chính; Các công ty cho vay và nhận tiền gửi. FDIC nhận ra rằng có thể sẽ có những tình huống mà chương trình

cần phải được mở rộng, để bảo đảm những công ty lớn lẫn các công ty con không đủ tư cách phát hành nợ vì lợi ích của một định chế được bảo hiểm hoặc của một công ty có đủ tư cách. Để điều tiết trong những tình huống này, Luật tạm thời có một chương áp dụng cho những công ty mẹ và các chi nhánh. Trong vòng 30 ngày đầu thực hiện chương trình, những đối tượng tham gia không bị tính phí. Các đối tượng tham gia cần đăng ký tham gia theo cách thứ nhất hay thứ hai hay cả hai cách. Điều đáng lưu ý là chương trình này không dựa trên những quỹ từ nguồn thu thuế, hoặc dựa trên Quỹ bảo hiểm tiền gửi. Các khoản bảo đảm FDIC cung cấp là những khoản lớn và có sự hỗ trợ bảo đảm hoàn toàn của Chính phủ Mỹ, Luật tạm thời quy định phí tham dự để bù đắp chi phí.

Danh sách một số ngân hàng trong tham gia chương trình nói trên

STT Tên ngân hàng Thành phố

1 First Bank of Boaz BOAZ

2 First Progressive Bank BREWTON

3 Cullman Savings Bank CULLMAN

4 First Federal Savings and Loan Association of Cullman

CULLMAN

5 Bank South DOTHAN

6 Horizon Bank FYFFE

7 The Citizens Bank GENEVA

8 Liberty Bank GERALDINE

9 Peoples Bank of Greensboro GREENSBORO 10 The Headland National Bank HEADLAND 11 Security Federal Savings Bank JASPER

12 Metro Bank PELL CITY

13 The Peoples Bank of Red Level RED LEVEL 14 The Citizens Bank of Valley Head VALLEY HEAD 15 The Farmers & Merchants Bank WATERLOO

16 Bank of Bearden BEARDEN

17 Community State Bank BRADLEY 18 The First National Bank of Izard County CALICO ROCK

19 River Town Bank DARDANELLE

20 Decatur State Bank DECATUR

21 Bank of Delight DELIGHT

22 Bank of Gravett GRAVETTE

23 Farmers Bank GREENWOOD

24 The Bank of Rison RISON (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

26 Smackover State Bank SMACKOVER

27 Bodcaw Bank STAMPS

28 Bank of Star City STAR CITY

29 Nordstrom fsb SCOTTSDALE

30 Firt Commercial Bank (USA) ALHAMBRA

Nguồn: http://www.fdic.gov/regulations/resources/tlgp/optout.html

Chương trình bảo lãnh tài khoản giao dịch này vừa được Hội đồng quản trị Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Mỹ phê chuẩn một quyết định tạm thời để kéo dài thêm thời gian cho tới 31/12/2010 thay cho quyết định cũ chỉ đến 30/6/2010. Quyết định này sẽ BH toàn bộ tài khoản giao dịch của khách hàng tại các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Chủ tịch FDIC, bà Sheila Bair cho biết: Do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm một loạt các ngân hàng bị phá sản hoặc đặt trong tình trạng khẩn cấp. Việc kéo dài chương trình TAG sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy yên tâm và không có hiện tượng rút tiền hàng loạt khi biết tài khoản của mình vẫn được BH, tránh được "hiệu ứng domino" phá sản của các ngân hàng. Đồng thời, cung cấp một nguồn vốn ổn định cho các ngân hàng tham gia, giúp họ duy trì hoạt động của mình với chi phí thấp, tiền gửi lớn qua đó bảo toàn được lượng tiền gửi từ các tài khoản giao dịch, từng bước tái tạo lại thu nhập và nguồn vốn hoạt động của đơn vị hay chính là bảo vệ quỹ của BHTG. Đến hết năm 2009, có gần 6400 tổ chức tham gia BHTG, chiếm khoảng 80% trong tổng số của ngành công nghiệp kinh doanh tiền với số tài sản ước tính khoảng 266 tỷ USD thì vẫn tiếp tục tham gia chương trình TAG và được hưởng lợi từ việc đảm bảo của FDIC với số phí thu theo mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG và được tiếp tục giữ nguyên trong quyết định này. Hội đồng quản trị cũng đang cân nhắc việc giảm mức phí xuống còn 0,25% dựa trên báo cáo số dư trung bình hàng ngày của các tài khoản được BH để giảm áp lực đối với các ngân hàng.

Chủ tịch FDIC cũng cho biết thêm: Quyết định này sẽ tiếp tục giúp các tổ chức tham gia BHTG duy trì được tính thanh khoản tốt để cho vay hỗ trợ nhằm phục hồi nền kinh tế đất nước. Bà cũng hy vọng Quốc hội sẽ quan tâm và sớm thông qua hạn mức bảo hiểm vì điều này là rất quan trọng để giúp cho BHTG Liên bang tiếp tục đứng vững và ổn định tài chính Quốc gia.

Chương trình bảo lãnh vay: Chương trình bảo lãnh tạm thời cho các khoản vay ưu đãi không có tài sản đảm bảo của tổ chức tham gia BHTG phát hành trong giai đoạn từ

14/10/2008 đến 30/06/2009 và thời hạn bảo lãnh không quá 30/06/2012. Theo chương trình này, chủ nợ sẽ nhận được tiền chi trả gốc và lãi đúng hạn nếu người đi vay không trả được nợ, thậm chí kể cả trước khi bị phá sản. Ưu đãi này khiến cho các khoản đầu tư vào ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn và nhờ đó, 150 tỷ USD trái phiếu được bảo đảm đã được phát hành. Để tham gia chương trình này, các tổ chức tài hcin1h phải trả mức phí bảo lãnh (0,05%; 0,75% hoặc 0,1%) tùy thuộc vào độ dài kỳ hạn khoản vay. Có 2800 tổ chức (56%) tùy thuộc vào độ dài ký hạn khoản vay. Có 2800 tổ chức (56%) tham gia chương trình này.

Những đối tượng thích hợp để tham gia chương trình này, gồm: + Các định chế được FDIC bảo hiểm tiền gửi;

+ Công ty mẹ ở Mỹ, bao gồm các công ty sở hữu tài chính; + Các công ty cho vay và nhận tiền gửi.

Một phần của tài liệu KHUNG PHÁP lý TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG tại VIỆT NAM & HOA kỳ (Trang 27 - 30)