Định hướng phát triển thị trường của Công ty trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH kỳ an (Trang 56)

Để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, NAACO đã xác định phương hướng và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời gian tới như sau:

 Tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại; nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị hiện có.

 Xem xét, rà soát lại các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm tiết kiệm chi phí giá thành mà vẫn đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.

 Nghiên cứu ổn định quy trình sản xuất, có những phát minh sáng kiến để nâng cao năng suất lao động.

- Trong lĩnh vực tiêu thụ và marketing:

 Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, bao bì.

 Tạo ra sự khác biệt hóa sản phẩm bằng cách cải tiến các sản phẩm hiện tại và nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới.

 Nghiên cứu, thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.

 Ổn định và củng cố thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường Miền Nam, Miền Trung – Tõy Nguyờn, thị trường khu vực và quốc tế.

 Tập trung đội ngũ nhân lực năng động, chuyên nghiệp cho khâu tiêu thụ và chi phí quảng cáo tiếp thị để đưa ra thị trường sản phẩm mới, chất lượng cao hơn nữa.

 Chi phí cho các hoạt động marketing sẽ được tăng thêm qua các năm nhằm quảng bá tên tuổi và sản phẩm của Công ty, năm 2010 Công ty đầu tư cho các hoạt động này vào khoảng 15%- 18% tổng doanh thu.

 Đầu tư, phát triển thương hiệu Ngọc Hà nói chung, đồng thời xây dựng hệ thống nhận diện và phát triển thương hiệu cho cỏc dũng sản phẩm nói riêng, đặc biệt là cỏc dũng sản phẩm mới, có tính đột phá. Hàng năm, Công ty đầu tư cho hoạt động này khoảng 5% tổng doanh thu.

 Hiện nay hình thức quảng cáo chính của Công ty vẫn là hệ thống băng rụn, biển hiệu, bảng hiệu,… vì vậy sắp tới Công ty sẽ đầu tư quảng cáo trờn cỏc phương tiện thông tin đại chúng mà hiệu quả nhất là quảng cáo trên hệ thống truyền thanh, truyền hình; ngoài ra còn đăng trờn cỏc trang website nước ngoài, trờn bỏo, tạp chớ,…

 Nâng cao trình độ và năng lực tổ chức quản lý cho các cán bộ.

 Hoàn thiện hệ thống tổ chức sản xuất.

 Tuyển dụng nhân lực có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hội nhập.

1.3 Quan điểm định hướng về hoàn thiện hoạt động phân phối và tiêu thụ sản phẩm của lãnh đạo NAACO

1.3.1 Quan điểm về phương diện kinh tế.

Quan điểm marketing là một triết lý kinh doanh đang thách thức những quan điểm trước đây. Những nguyên lý trung tâm của nó được hỡnh thành vào giữa những năm 1950.

Quan điểm marketing khẳng định rằng, chỡa khoỏ để đạt được những nục tiêu của tổ chức là xác định được những nhu cầu cùng mong muốn của các thị trường mục tiêu và đảm bảo mức độ thoả mãn mong muốn bằng những phương thức hữu hiệu và hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh.

Quan điểm marketing được diễn đạt bởi một cách văn hoa theo nhiều cách: +“Đáp ứng nhu cầu một cách có lời”

+ “Hãy tìm kiếm những mong muốn rồi thoả món chỳng”. + “Hãy yêu quý khách hàng chứ không phải là sản phẩm”. + “Vâng, xin tuỳ ý ông bà”.

+ “Khách hàng là thượng đế”.

+ Hãy làm tất cả những gì mà sức ta có thể để cho mỗi đồng USD của khách hàng được đền bù xứng đáng bằng giá trị, chất lượng và sự mãn nguyện”.

Theo Doe Levitt đã nêu ra sự tương phản sâu sắc giữa quan điểm bán hàng và quan điểm marketing như sau:

Quan điểm bán hàng tập trung vào những nhu cầu của người bán; Quan điểm marketing thì chú trọng đến những nhu cầu của người mua. Quan điểm bán hàng để tâm đến nhu cầu của người bán là làm thế nào để biến sản phẩm của mình thành tiền mặt, còn quan điểm marketing thì quan tâm đến ý tưởng thoả mãn nhu cầu của khách hàng bằng chính sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến việc tạo ra, cúng ứng và cuối cùng là tiêu dung sản phẩm đó.

Quan điểm marketing dựa trên bốn trụ cột chính là thị trường mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, marketing phối hợp và khả năng sinh lời. Quan điểm bán hàng nhìn triển vọng từ trong ra ngoài. Nó xuất phát từ nhà máy, tập trung vào những sản phẩm hiện có của công ty và đòi hỏi phải có những biện pháp tiêu thụ căng thẳng và khuyến mãi để đảm bảo bán hàng có lời. Quan điểm marketing thỡ nhỡn triển vọng từ ngoài vào trong. Nó xuất phát từ thị trường được xác định rõ rang, tập trung vào những nhu cầu của khách hàng, phối hợp tất cả những hoạt động nào có tác động đến khách hàng và tạo ra lợi nhuận thông qua việc tạo ra sự thoả mãn cho khách hàng.

1.4. Quan niệm về đạo đức xã hội

Sự phát triển của nền sản xuất hiện đại đã đặt cơ sở cho quan niệm này. Quan niệm Marketing đạo đức xã hội nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của công ty là xác định nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường mục tiêu và thỏa mãn chúng bằng những phương thức hiệu quả, đồng thời phải cú tỏc động vào nâng cao sự phát triển cho người tiêu dùng và cho xã hội. Quan niệm này xuất phát từ sự nghi ngờ tính chất phù hợp của quan niệm Marketing thuần túy với những vấn đề nảy sinh trong thời đại hiện nay như chất lượng môi trường sống đang trở nên xấu hơn, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, dân số tăng nhanh… Bởi vậy trong hoạt động Marketing người ta muốn tìm thấy một sự liên kết lâu dài giữa người mua, người bán và lợi ích xã hội. Quan điểm Marketing đạo đức xã hội khẳng định rằng, các công ty mà trước hết là những nhà người là công tác Marketing trước khi đưa ra quyết định phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của công ty, lợi ích của khách hàng và lợi ích của xã hội. Công ty Kymdan là một trong những công ty kết hợp được cả 3 lợi ích nói trên. Sản phẩm nệm Kymdan là một trong những sản phẩm đem lại thương hiệu cho công ty. Đệm Kymdan có 14 đặc tính ưu việt, trong đó phải kể đến độ cứng tối ưu giúp nâng đỡ cột sống người nằm; hoàn toàn không tồn tại chất nitrosamine trong sản phẩm, an toàn cho người sử dụng; được làm từ 100% cao su thiên nhiên nên sau khi hết tuổi thọ sản phẩm có thể tự phân hủy, bảo vệ môi trường sống không bị ụ nhiễm…Chớnh 14 đặc tính ưu việt tạo nên cho sản phẩm Kymdan một chất lượng độc đáo, là yếu tố giúp cho doanh số hàng năm của Công ty Kymdan tăng trưởng liên tục.

Ngoài Kymdan, công ty Lavie cũng là một công ty thành công với quan niệm Marketing đạo đức xã hội. Sản phẩm nước khoáng Lavie không những an toàn với sức khỏe người tiêu dùng do công nghệ đóng chai và tinh chế nước rất hiện đại, mà sau khi sử dụng vỏ chai Lavie có thể tái sử dụng, vừa tiết kiệm cho xã hội vừa khụng gõy ô nhiễm môi trường.

2. Các giải pháp nhằm phát triển hệ thống phõn phối và tiêu thụ sản phẩm tại NAACO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Hoàn thiện quá trình phân phối sản phẩm ở công ty NAACO

Hiên nay công ty Ngọc Hà đang sử dụng kênh phân phối truyền thống. Quan hệ mua bán giữa các thành viên kênh được hình thành một cách ngẫu nhiên. Trên thị trường theo cơ chế thị trường tự do, mạng lưới kênh phân phối truyền thống của NAACO hoạt động vì mục tiêu riêng của họ chứ không phải vì mục tiêu chung của cả công ty. Họ có thể mua hàng hóa từ bất kỳ người bán nào và bán hàng hóa cho bất kỳ ai thông qua các đại lý và các cửa hàng bán lẻ và chợ truyền thống. Công ty đã phát triển các hình thức tổ chức kênh phân phối mới để thực hiện các chức năng phân phối hiệu quả hơn và đạt các thành công lớn hơn.

2.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, sản xuất kinh doanh của Công ty không thể tách khỏi thị trường. Để chiếm lĩnh được thị trường đòi hỏi công ty phải nắm bắt được toàn bộ thông tin về thị trường sản phẩm, trong đó phải xác định được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Các thông tin này muốn có được phải thông qua việc thực hiện công tác nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện thông qua một số cách sau:

- Nghiên cứu thị trường dựa vào đội ngũ cán bộ công nhân viên: NAACO cần

tiếp tục tổ chức cán bộ đi nghiên cứu thực tế để khảo sát điều tra thực tế thị trường, đặc biệt là đi đến từng thị trường cụ thể để tìm hiểu tập tính, thói quen, động cơ mua hàng, hành vi ứng xử của khách hàng đối với sản phẩm của Công ty và với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Công việc này đặc biệt quan

- Nghiên cứu thông mạng lưới đại lý và cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm:

Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm và các đại lý là những nơi trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và là nơi khách hàng thường có những phản ứng về sản phẩm mà họ thường quan tâm và mua nó. Do đó thông qua các đại lý để thu thập thông tin về phản ánh của khách hàng là rất cần thiết, thông tin từ các đại lý sẽ rất có ích cho Công ty trong việc điều chỉnh thay đổi chất lượng, màu sắc, kiểu dáng của bao bì sản phẩm nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Thế nhưng hiện nay các đại lý thường chưa quan tâm đến việc lấy ý kiến khách hàng hay cung cấp thông tin phản hồi từ phía khách hàng cho Công ty. Những công việc này có thực hiện nhưng còn mang tính hình thức. Công ty cần phải khuyến khích các đại lý cung cấp các thông tin có ích sẽ được thưởng một khoản vật chất nhất định cũng như phải thường xuyên liên hệ với các đại lý để nắm tình hình hoạt động của họ.

- Nghiên cứu thị trường thông qua hội nghị khách hàng: Hội nghị khách hàng

không những giúp cho các khách hàng có cơ hội gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau mà còn giúp cho NAACO có thể thông báo và quảng bá những sản phẩm văn phòng phẩm mới mà mình sẽ đưa ra thị trường trong thời gian tới. Đồng thời cũng là dịp Công ty thu thập được những thông tin phản hồi từ phía người tiêu dùng của các đại lý và ghi lại những đóng góp, những ý kiến của đại lý cho Công ty về sản phẩm.

2.3. Hoàn thiện sản phẩm

Sản phẩm là cơ sở để Công ty đưa ra các chính sách tiêu thụ, Công ty cần phải xem xét đến từng loại sản phẩm nhất định mà mình đưa ra trên thị trường. Trước hết, Công ty phải xác định được những mặt hàng nào còn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng và mua nhiều, sản phẩm nào khó có khả năng tồn tại trên thị trường cần phải thay đổi chất lượng, hình thức mẫu mã để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hoặc có thể loại bỏ sản phẩm đó. Trên thực tế, có những sản phẩm đang được người tiêu dùng ưa chuộng có khả năng phát triển như giấy photo, bảng viết, các loại bỳt, cỏc lọa sổ,… Với những sản phẩm này Công ty cần có giải pháp riêng để thúc đẩy việc tiêu thụ, còn với những sản phẩm mà khả năng tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, khả năng tồn tại và phát triển trên thị trường không còn thì

cần phải cải tiến hoặc thay thế bằng sản phẩm mới. Bởi vậy, Công ty phải căn cứ vào thực tế sản phẩm của mình để xác định nguyên nhân tại sao khách hàng mua sản phẩm của Công ty và tại sao không và khả năng đầu tư phát triển của Công ty để có được một cơ cấu sản phẩm có khả năng tồn tại và phát triển trong tương lai.

Tiêp tục nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có: Khi cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của họ cũng thay đổi theo, người tiêu dùng có xu hướng ngày càng quan tâm đến chất lượng sản phẩm, họ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua được những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với thị hiếu và sở thích của mình. Việc sử dụng sản phẩm cũng là thể hiện đẳng cấp của khách hàng, thể hiện vị trí của họ trong xã hội. Do đó việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là rất cần thiết, cho phép các doanh nghiệp lôi kéo được khách hàng, gây dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần tiếp tục đầu tư các dây chuyền sản xuất mới tiờờ́n tiờờ́n hiện đại công nghệ cao; đồng thời tiến hành kiểm tra chặt chẽ nghiêm ngặt tất cả các khâu trong quá trình cung ứng nguyên liệu đầu vào đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt cho đến khâu sản xuất sản phẩm.

Đa dạng hóa sản phẩm: Việc đa dạng hóa sản phẩm cần được thực hiện trên tất cả các hướng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, đa dạng hóa hình thức mẫu mã bao bì cũng như tăng cường việc nghiên cứu cho ra đời các chủng loại sản phẩm mới để thay thế những sản phẩm không còn phù hợp nhằm tạo ra sự thích nghi với từng nhóm đối tượng người tiêu dùng.

* Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm:

+ Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm thông qua hương vị sản phẩm: Thông qua việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nước để tạo ra các sản phẩm mới, mang bản chất hàng Việt Nam.

+ Đa dạng hóa chủng loại sản phẩm theo độ tuổi: Mỗi độ tuổi sẽ có những nhu cầu và thị hiếu về các loại sản phẩm khác nhau. Đối với nhóm tiêu dùng nhỏ tuổi nên đưa ra các loại sản phẩm bút, sổ, dụng cụ văn phòng có hình dáng ngộ nghĩnh, màu

chúng quan tâm trong các bộ phim hoạt hình. do đó việc hình thành nhu cầu nhanh chóng và việc lựa chọn sản phẩm cũng có sự đắn đo suy nghĩ, họ mua thường khá nhiều, đòi hỏi chất lượng cũng như giá cả phải phù hợp. Đối với lứa tuổi trung niên và người già họ thường chú ý đến những sản phẩm có chất lượng cao để sử dụng hoặc mua cho con cháu, làm quà cho người thân bạn bè; họ thường quan tâm đến chất lượng sản phẩm và mẫu mã bao bì của sản phẩm mà họ sẽ mua nên thường đắn đo khi mua hàng và là nhóm người tiêu dùng thường xuyên.

* Đa dạng hóa sản phẩm thông qua hình thức mẫu mã bao bì: Với mỗi mẫu mã bao bì khác nhau cũng tạo ra những sản phẩm khác nhau và khi đưa ra một bao bì mới thì sản phẩm đó cũng được coi là sản phẩm mới. Việc đa dạng hình thức mẫu mã bao bì thường được thực hiện thông qua chất liệu sử dụng để làm bao bì và kích thước hình dáng của loại bao bì.

* Đa dạng hóa sản phẩm bằng việc tạo ra những sản phẩm mới: Việc đầu tư sản phẩm mới là một vấn đề luôn phải được đầu tư thích đáng để nghiên cứu và thiết kế. Công ty cần phải lựa chọn và phát triển một dòng sản phẩm cao cấp thành sản phẩm tiêu biểu đại diện của Công ty

2.4. Đẩy mạnh hoạt động bán hàng và tăng cường xúc tiến bán

Để có thể bán được nhiều sản phẩm hơn cho khách hàng thỡ cỏc hoạt động bán

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập công ty TNHH kỳ an (Trang 56)