Một lần đang chạy máy suốt lúa, Phong thấy nông dân phơi trái đậu đen chờ giòn vỏ
để đập lấy hạt, anh chợt nghĩ tại sao không cải tiến máy suốt lúa thêm bộ phận suốt đậu để bà con đỡ vất vả.
Về nhà, Phong mày mò nghiên cứu hình dáng trái đậu, kích cỡ hạt đậu và từ nguyên tắc chế tạo bộ phận suốt lúa, anh gắn thêm hàng dao dày hơn để đánh trái đậu, máng lưới có lỗ
nhặt và nhỏ hơn để hạt đậu không văng ra ngoài…
Thành công, Phong chế tạo bộ phận suốt đậu riêng, khi cần dùng chỉ việc tháo bộ phận suốt lúa ra để lắp bộ phận suốt đậu vào bằng mấy đinh vít. Giá thành bộ phận suốt đậu chỉ từ 1 đến 1,2 triệu đồng, rất tiện dụng nên nhiều nông dân đến gặp anh Phong đặt hàng, sau
khi tận thấy các máy vừa suốt lúa vừa suốt đậu do xưởng cơ khí Đại Phong sản xuất.
Theo các nông dân đã suốt đậu bằng máy, một bao đậu (đen, đỏ) nặng 9-10kg sau khi phơi giòn vỏ, nếu đập tay phải mất 2 giờ; còn suốt máy chỉ cần 2 phút là lấy được hạt đậu.
Anh Nguyễn Xuân Phong bên máy suotó lsua có cải
Ngoài giá suốt máy rẻ hơn công lao động: suốt máy 2.000 đồng/bao, còn đập tay 8.000 đồng/bao; tỷ lệ đậu hao hụt, vỡ vụn khi suốt máy cũng thấp hơn: 0,5% so với 1% nếu đập
tay.
Anh Nguyễn Xuân Phong 35 tuổi, quê Cai Lậy, Tiền Giang, do hoàn cảnh gia đình phải nghỉ học từ năm lớp 9 để theo nghề cơ khí. Trước khi đến xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận
Bắc, tỉnh Bình Thuận lập nghiệp; Phong từng làm thuê nhiều nơi.
Là thợ cơ khí tay nghề cao, trước đó Phong còn cải tiến thành công bộ phận lẩy hạt bắp trên máy suốt lúa. Hiện nay, nhiều người chủ máy ở Bình Thuận vào ngày mùa đã đáp ứng
được 3 nhu cầu của nông dân:
Suốt lúa, suốt đậu và lẩy bắp từ các máy sản xuất bởi xưởng Đại Phong của người thợ giàu sáng kiến Nguyễn Xuân Phong.