Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao quận hai bà trưng thành phố hà nội năm 2013 2014 (Trang 39)

Số liệu định lượng: được nhập bằng phần mềm EpiData và phân tích bằng phần mềm SPSS 21.0. Số liệu thứ cấp: được kiểm tra từng bệnh nhân.

2.8.1. Bệnh nhân Lao phổi - Lao phổi AFB(+):

Thoả mãn 1 trong 3 tiêu chuẩn sau:

+ Tối thiểu có 2 tiêu bản AFB(+) từ 2 mẫu đờm khác nhau.

+ Một tiêu bản đờm AFB(+) và có hình ảnh lao tiến triển trên phim X quang phổi. + Một tiêu bản đờm AFB(+) và nuôi cấy dương tính.

Riêng đối với người bệnh HIV(+) cần có ít nhất 1 tiêu bản xét nghiệm đờm AFB(+) được coi là lao phổi AFB(+).

- Lao phổi AFB(-):

Thoả mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:

+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính qua 2 lần khám mỗi lần xét nghiệm 03 mẫu đờm cách nhau khoảng 2 tuần và có tổn thương nghi lao tiến triển trên phim Xquang phổi và được hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa lao.

+ Kết quả xét nghiệm đờm AFB âm tính nhưng nuôi cấy dương tính.

Riêng đối với người bệnh HIV(+) chỉ cần ≥ 2 tiêu bản đờm AFB(-), điều trị kháng sinh phổ rộng không thuyên giảm, có hình ảnh Xquang phổi nghi lao và bác sĩ chuyên khoa quyết định là lao phổi AFB (-)[5].

2.8.2. Các nguyên tắc tuân thủ điều trị của bệnh nhân Lao[21] Có 05 NTĐT cơ bản mà bệnh nhân phải thực hiện đó là:

1. Thuốc phải dùng đúng liều lượng: Các thuốc chống Lao tác dụng hợp đồng, mỗi thuốc có nồng độ tác dụng nhất định.Nếu dùng liều thấp sẽ không hiệu quả và sẽ tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nếu dùng liều cao dễ gây tai biến. Dùng tất cả các loại thuốc Lao một lần trong ngày, không chia nhỏ liều, không bỏ bớt số lượng của một loại thuốc nào.

2. Dùng thuốc đúng cách: Các thuốc chống Lao phải được uống cùng một lúc

vào thời gian nhất định trong ngày và xa bữa ăn để đạt hấp thụ thuốc tối đa.

3. Dùng thuốc đều đặn hàng ngày: uống theo chỉ định vào một giờ nhất định trong ngày.

4. Dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì: Giai đoạn tấn công kéo dài 2,3 tháng nhằm tiêu diệt nhanh số lượng lớn vi khuẩn có trong vùng

tháng nhằm tiêu diệt triệt để các vi khuẩn Lao trong vùng tổn thương để tránh tái phát. 5. Xét nghiệm định kỳ: Xét nghiệm đờm vào tháng thứ 2 (đối với BN Lao phổi mới), hoặc tháng thứ 3 (đối với BN Lao phổi điều trị lại); tháng thứ 5 và thứ 7 của phác đồ điều trị. Khám bệnh đúng hẹn: Hàng tháng đến khám lại tại phòng khám Lao quận đúng hẹn.

Tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị: Tuân thủ đúng và đủ 5 NTĐT bệnh Lao. (Thực hiện mỗi nguyên tắc tính 1 điểm, bệnh nhân đạt 5 điểm là tuân thủ đúng.

Chưa tuân thủ nguyên tắc điều trị: Không thực hiện đủ hoặc thực hiện sai một hoặc nhiều nội dung trong các nguyên tắc điều trị (điểm đạt từ 4 trở xuống là chưa tuân thủ các nguyên tắc điều trị).

2.8.3. Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân Lao về những nguyên tắc điều trị Hiểu biết tốt: Trả lời đúng, đủ các nguyên tắc trong điều trị bệnh Lao. Trả lời đúng mỗi nguyên tắc tính 1 điểm. Hiểu biết tốt là đạt 5 điểm.

Hiểu biết chưa tốt: Thiếu hoặc sai 1 hay nhiều nguyên tắc điều trị. Điểm từ 4 trở xuống là hiểu biết chưa tốt.

2.8.4. Hiểu biết về DOTS

Có biết về DOTS: Cán bộ y tế trực tiếp giám sát việc dùng từng liều thuốc của người bệnh, đảm bảo người bệnh dùng đúng loại thuốc, đúng liều, đều đặn. Giai đoạn tấn công: Bệnh nhân trong thời gian điều trị có kiểm soát hàng ngày. Trong giai đoạn điều trị này không đưa thuốc cho bệnh nhân tự dùng và cần hướng dẫn chi tiết việc dùng thuốc cho bệnh nhân hiểu. Giai đoạn duy trì: Cấp thuốc từng tháng cho bênh nhân về điều trị tại nhà, cán bộ y tế xã/phường kiểm tra việc sử dụng thuốc và tai biến của thuốc tại nhà tối thiểu 1 tháng 1 lần. [21]

Không biết về DOST:Không biết những việc trên khi điều trị. 2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ quy trình đạo đức của Hội đồng đạo đức Trường Đại học Y tế công cộng và có được sự đồng ý của TTYT quận Hai Bà Trưng.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu được điều tra viên giải thích cụ thể về mục đích, nội dung nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Giấy chấp

nghiên cứu nếu cần có thể được tư vấn về cách phòng chống bệnh Lao. 2.10 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và khống chế sai số

Hạn chế của nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang nên chỉ cho kết quả tại một thời điểm.

Có thể sai số trong quá trình điều tra. Trong nghiên cứu, chọn toàn bộ số bệnh nhân đã và đang điều trị nên có thể tránh được sai số chọn mẫu nhưng có thể có sai số thông tin. Để hạn chế sai số thông tin, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thăm dò kiểm tra chất lượng thông tin và bộ câu hỏi tại cộng đồng trước khi tiến hành điều tra thu thập số liệu. Bên cạnh đó tập huấn kỹ càng cho điều tra viên để họ có thể khai thác đúng thông tin theo mục tiêu của đề tài. Những bệnh nhân trẻ em dưới 15 tuổi và bệnh nhân già lú lẫn, bệnh nhân tâm thần kèm theo sẽ bị loại khỏi nghiên cứu

Để giải quyết kịp thời những khó khăn trong quá trình điều tra, giúp phỏng vấn đạt kết quả chính xác cao, chúng tôi giám sát thường xuyên quá trình thu thập số liệu. Cụ thể: Trong những ngày phỏng vấn ĐTNC chúng tôi đi cùng cán bộ điều tra để trực tiếp phỏng vấn BN hoặc lấy ngẫu nhiên 10% số phiếu đã phỏng vấn để đi kiểm tra lại thông tin và kịp thời giải quyết những vấn đề khó khăn trong phỏng vấn.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1.Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ %

Giới Nam 114 63,30 Nữ 66 36,70 Nhóm tuổi 18 - 44 96 53,30 45 - 59 69 38,30 > 60 15 8,30 Dân tộc Kinh 178 98,90 Khác 2 1,10 T/trạng Hôn nhân Độc thân 42 23,3 Đã kết hôn 121 67,2 Ly hôn 10 5,6 Góa 7 3,9 Học vấn Mù chữ, tiểu học, THCS, Trung cấp 123 68,3 Cao đẳng, ĐH, trên ĐH 57 31,7

Nghề Lao động tự do, CN, Nông… 128 71,1

CBVC, HSSV, Hưu trí 52 28,9

Bảng trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ khá nhiều, bệnh nhân nam là 63,3% trong khi nữ là 36,7%. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là nhóm tuổi trong độ tuổi Lao động 18 – 44, chiếm 53,3%, hơn một nửa trong toàn bộ đối tượng nghiên cứu. Và 67,2% bệnh nhân Lao là đã kết hôn, điều này cũng phù hợp với nhóm tuổi, và đây cũng là nguy cơ lây nhiễm cho gia đình, nhưng đây cũng là ưu điểm trong quá trình điều trị vì người bệnh sẽ được quan tâm, nhắc nhở, động viên và chăm sóc từ phía gia đình.

Tiểu học, THCS và Trung cấp. 31,7% còn lại là Cao đẳng trở lên, kết quả nghiên cứu này cao hơn của Nguyễn Ngọc Hà khi thực hiện tại Hoàng Mai, có lẽ vì khu vực quận Hai Bà Trưng là trung tâm, tập trung nhiều trường học, công ty nên trình độ dân trí có sự khác biệt với quận Hoàng Mai. Mặc dù tỷ lệ học vấn cao hơn nhưng nghề nghiệp được ghi nhận chủ yếu là Lao động tự do, công nhân, nông…là những ngành nghề tiếp xúc với độc hại cao hoặc phải giao tiếp trong môi trường phức tạp, tính chất công việc nặng nề 71,1%.

Bảng 3.2. Thông tin về điều kiện kinh tế- xã hội của đối tượng nghiên cứu

Quận Hai Bà Trưng là quận nội thành nên mật độ bao phủ của BHYT khá cao, chiếm 83,3% của đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên bệnh Lao là bệnh trong chương trình mục tiêu quốc gia nên dù bệnh nhân có BHYT hay không cũng vẫn được chăm sóc, điều trị đầy đủ. 80% bệnh nhân được điều trị lần đầu và hầu hết có điều kiện kinh tế trung bình (60,6%).

Bảng 3.3. Thể bệnh Lao của ĐTNC

Thể bệnh Nam Nữ Chung

n % n % N %

Lao phổi AFB + 96 88,1 50 70,4 146 81,1

Lao phổi AFB - 13 11,9 21 29,6 34 18,9

Tổng 109 100 71 100 180 100

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ %

BHYT Có BHYT 150 83,3 Không BHYT 30 16,7 Lần điều trị Lần đầu 144 80,0 > 1 lần 16 20,0 Người nhà CS Có 139 77,2 Không 41 22,8 Điều kiện kinh tế Nghèo 70 38,9 Trung bình 109 60,6 Giàu 1 6,0

81,1% bệnh nhân được ghi nhận là mắc Lao phổi AFB+, 18,9% là Lao phổi AFB-

Bảng 3.4. Lý do lựa chọncơ sở y tế của ĐTNC

Lý do lựa chọn CSYT n %

Thái độ tốt, phục vụ tốt 77 42,8

Tin tưởng trình độ chuyên môn 77 42,8

Được giới thiệu 26 14,4

Tổng 180 100

42,8% bệnh nhân lựa chọn điều trị tại cơ sở y tế này vì cho rằng thái độ phục vụ tốt và tin tưởng vào trình độ chuyên môn. 14,4% được tuyến dưới hoặc nơi khác giới thiệu đến.

3.1.2 Kiến thức về bệnh và những nguyên tắc cần tuân thủtrong điều trị bệnh Laocủa ĐTNC Laocủa ĐTNC

 Kiến thức về bệnh của ĐTNC

Bảng 3.5. Hiểu biết về nguyên nhân và lây truyền củavi khuẩn gây nên bệnh Lao

Nội dung BN mới ĐT BN ĐT

> 1 lần Tổng N % n % n % Nguyên nhân Do virus 114 46,7 5 13,9 19 10,6 Do vi khuẩn 112 45,9 27 75,0 139 77,2 Do KST 13 5,3 0 0 13 7,2 Do di truyền 5 2,0 4 11,1 9 5,0 Tính chất lây truyền Có lây 144 100 36 100 180 100 Không lây 0 0 0 0 0 0

Đường lây Đường hô hấp 131 91,0 32 88,9 163 90,6 Qua đường ăn uống 13 9,0 4 11,1 17 9,4 Thể

thường gặp

Lao phổi 93 64,6 24 66,7 117 65,0 Lao ngoài phổi 51 35,4 12 33,3 63 35,0

bệnh Lao Hiểu chưa đầy đủ 130 90,3 34 94,4 164 91,1 77,2% bệnh nhân trả lời đúng nguyên nhân gây bệnh Lao là do vi khuẩn, 5% (9 bệnh nhân) cho rằng bệnh Lao do di truyền, trong 5% trả lời bệnh Lao do di truyền thì có 4 trường hợp đã điều trị hơn một lần.

100% bệnh nhân trả lời đúng là bệnh Lao có lây, 90,6% bệnh nhân trả lời bệnh lây qua đường hô hấp; 9,4% cho rằng lây qua đường ăn uống.

Tỷ lệ bệnh nhân biết được nguyên nhân, tính chất lây truyền và đường lây khá cao. Tuy nhiên sự hiểu biết về các thể Lao thường gặp thấp hơn, chiếm 65,0% và chỉ có 8,9% hiểu đầy đủ hậu quả của bệnh Lao.

Bảng 3.6. Hiểu biết về nguyên tắc điều trị, khả năng điều trị và của ĐTNC

Nội dung

BN mới ĐT BN ĐT > 1 lần Tổng

Hiểu Không/sai Hiểu Không/sai Hiểu Không/sai

n % N % n % N % n % n % Nguyên tắc đều đặn 62 43,1 82 56,9 26 72,2 10 27,8 88 14,9 92 51,1 Nguyên tắc đúng liều 78 54,2 66 45,8 30 83,3 6 16,7 108 60,0 72 40,0 Nguyên tắc đúng cách 110 76,4 34 23,6 34 94,4 2 5,6 144 80,0 36 40,0 Nguyên tắc đủ thời gian 100 69,4 44 30,6 35 97,2 1 2,8 135 75,0 45 25,0 Xn và khám đúng hẹn 125 86,8 19 13,2 33 91,7 3 8,3 158 87,8 22 12,2

Hiểu biết chung 40 27,8 104 72,2 21 58,3 15 41,7 61 33,9 119 66,1

Trong 05 nguyên tắc về tuân thủ điều trị, nguyên tắc được BN hiểu nhiều nhất là đúng liều – 60%, hiểu ít nhất là đều đặn 14,9%.Tuy nhiên khi đánh giá hiểu biết chung về 5 nguyên tắc thì số BN đúng toàn bộ chỉ có 61 người – 33,9%

Bảng 3.7. Hiểu biết về việc cần thực hiện nguyên tắc điều trị

Nội dung BN mới ĐT BN ĐT

> 1 lần Tổng

n % n % N %

Cần thực hiện NTĐT 130 90,3 19 52,8 149 82,8 Không cần thực hiện đủ 14 9,7 17 47,2 31 17,2

Tổng 144 100 36 100 180 100

Bảng 3.7 cho thấy, 82,8% bệnh nhân đồng ý cần thưc hiện nguyên tắc tuân thủ trong điều trị

Bảng 3.8. Hiểu biết về tác hại, hậu quả của việc không tuân thủ NTĐT

Nội dung BN mới ĐT BN ĐT

> 1 lần Tổng n % n % n % Cần thực hiện NTĐT Không biết 0 0 1 5,3 1 0,7 Bệnh không khỏi 87 66,9 10 52,6 97 65,1 Bệnh nặng lên 24 18,5 2 10,5 26 17,4 Kháng thuốc 14 10,8 6 31,6 20 13,4 Thuốc mất tác dụng 5 3,8 0 0 5 3,4 Tổng 131 100 18 100 149 100 Không cần thực hiện đủ Tự khỏi thì bỏ thuốc 2 14,3 1 5,9 3 9,7 Điều kiện kinh tế 7 50,0 2 11,8 9 29,0 Mệt mỏi vì điều trị kéo dài 4 28,6 14 82,4 18 58,1 Bỏ vài ngày không sao 1 7,1 0 0 1 3,2

Tổng 14 100 17 100 31 100

Có 31 bệnh nhân cho rằng không cần thực hiện đủ các nguyên tắc điều trị và lý do cho việc không cần thực hiện đủ là vì mệt mỏi (58,1%). 29,0% cho rằng vì điều kiện kinh tế và có 1 trường hợp cho rằng không cần dùng thuốc, tự khỏi (3,2%). 149 bệnh nhân với 149 lý do cho rằng cần tuân thủ nguyên tắc điều trị, trong đó 65,1% cho

thuốc. Có 0,7% cho rằng cần tuân thủ nhưng không biết lý do vì sao. Bảng 3.9. Hiểu biết về điều trị có giám sát trực tiếp (DOTS)

Điều trị giám sát trực tiếp (DOTS)

BN mới ĐT BN ĐT

> 1 lần Tổng

N % n % n %

Có nghe nói Hiểu đúng 68 47,2 24 66,7 92 51,1

Hiểu chưa đúng 7 4,9 4 11,1 11 6,1

Không nghe nói 69 47,9 8 22,2 77 42,8

Tổng 144 100 36 100 180 100

Sử dụng hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp (directly observed therapy of short course – DOTS) trong quá trình điều trị là một chương trình có hiệu quả, là phương pháp tổ chức chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi cho người bệnh Lao được khám và theo dõi một cách tốt nhất. Việc tuyên truyền, giáo dục để người mắc bệnh Lao và gia đình BN cũng như cộng đồng hiểu rõ DOTS chiếm vai trò rất quan trọng trong công tác đẩy lùi bệnh Lao, trong nghiên cứu này có 57,2% (103 người) bệnh nhân được ghi nhận là có nghe nói về Điều trị giám sát trực tiếp, tuy nhiên có 11 trường hợp lại hiểu chưa đúng về DOTS (6,1%); 77 bệnh nhân không biết về DOTS (42,8%).

Bảng 3.10. Hiểu biết về thời gian điều trị bệnh Lao

Thời gian điều trị

BN mới ĐT BN ĐT > 1 lần Tổng N % n % n % 2 tháng 1 0,7 0 0 1 0,6 4 tháng 4 2,8 0 0 4 2,2 6 tháng 39 27,1 1 2,8 40 22,2 8 tháng 100 69,4 35 97,2 135 75,0 Tổng 144 100 36 100 180 100

Lao là 8 tháng, có 01 trường hợp cho rằng chỉ cần điều trị 02 tháng (0,6%). Tỷ lệ bệnh nhân.

Bảng 3.11. Nguồn thông tin về bệnh Lao

Thời gian điều trị BN mới ĐT BN ĐT

> 1 lần Tổng n % n % n % Tivi, đài 121 33,2 35 31,5 156 32,8 Sách, báo 14 3,8 1 0,9 15 3,2 Internet 124 34,0 35 31,5 159 33,4 Loa 21 5,8 4 3,6 25 5,3 Tranh, tờ rơi 5 1,4 0 0 5 1,1 Cán bộ y tế 80 21,9 36 32,4 116 24,4 Tổng 365 100 111 100 476 100

Bảng trên cho thấy các thông tin về bệnh Lao được bệnh nhân tìm hiểu qua nhiều nguồn, trong đó cao nhất là tìm thông tin qua mạng Internet (33,4%); Thông tin tìm hiểu qua TV và đài là 32,8% và thứ 3 là nguồn thông tin do CBYT tuyên truyền (24,4%). Qua khảo sát, ta thấy rằng công tác tư vấn cho bệnh nhân Lao của CBYT đạt tỷ lệ chưa cao, người bệnh chủ yếu có được kiến thức từ nguồn thông tin đại chúng là Tivi, đài và Internet.

 Thực hành về tuân thủ nguyên tắc điều trị của ĐTNC Bảng 3.12. Tình hình tuân thủ nguyên tắc điều trị của bệnh nhân

Nội dung

BN mới ĐT BN ĐT > 1 lần Tổng

Tuân thủ Không/sai Tuân thủ Không/sai Tuân thủ Không/sai

n % N % n % n % n % n %

Nguyên tắc đều đặn 140 97,2 4 2,8 36 100 0 0 176 97,8 4 2,2

Nguyên tắc đúng liều 144 100 0 0 36 100 0 0 180 100 0 0

Nguyên tắc đủ thời gian 112 77,8 32 22,2 27 75,0 9 25,0 139 77,2 41

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan tới tuân thủ điều trị của bệnh nhân lao phổi tại phòng khám lao quận hai bà trưng thành phố hà nội năm 2013 2014 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)