Một số bệnh thường gặp ở thỏ và cách phòng trị

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA THỎ TẠI CÁC HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

2.5.1. Bệnh bại huyết

- Nguyên nhân

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Calicivirus gây ra, có tính lây lan rất nhanh và rộng. Bệnh bùng phát nhanh, gây chết thỏ hàng loạt (có thể huỷ diệt 95 - 100% trên tổng đàn trong 7 - 10 ngày). Bệnh thưòng xảy ra trên thỏ từ 6 tuần tuổi trở lên (cảm nhiễm mạnh nhất với bệnh là thỏ sinh sản, thỏ trưỏng thành).

- Triệu chứng Gồm 3 trưòng hợp

+ Trường hợp xuất huyết não và phổi

Thỏ vẫn ăn uống bình thường, đột nhiên giãy dụa, co giật (triệu chứng thần kinh), ộc máu ở miệng, mũi, rồi chết ở tư thếđạp xe.

+ Trưòng hợp xuất huyết đường tiêu hoá

Thỏ bỏ ăn, gật gù, hai tai lạnh, hậu môn không thải ra phân viên mềm mà phân viên rắn, lúc này thỏ khép mình vào một góc, hậu môn thải ra phân dịch nhầy, trắng dẻo, từng sợi trong (dài từ 10- 20 cm). Hiện tưọng này kéo dài từ 6- 12 giờ sau đó thỏ chết.

+ Trường hợp xuất huyết gan và thận:

Thỏ bỏ ăn, gật gù, khép mình vào một góc, hai tai có màu vàng nghệ, hậu môn chỉ thải ra phân viên dạng rắn nhọn hai đầu (trông như hạt xí muội), liên kết với nhau thành sợi từ 5 đến vài chục viên (giống như chuỗi cườm). Sau 24 giờ thỏ chết.

- Điều trị

Khi phát hiện triệu chứng trên thỏ thì việc điều trị không có hiệu quả vì hiện nay bệnh chưa có thuốc đặc trị.

- Phòng bệnh

Tăng cường vệ sinh chuồng trại, sử dụng vaccin RHD, VHD tiêm phòng cho thỏ.

2.5.2. Bệnh ghẻ

- Nguyên nhân

Bệnh thường xảy ra khi nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh kém, xảy ra ở mọi lứa tuổi của thỏ thường do các nguyên nhân sau:

Do Sarcoptes scabiei, Notoedres cati, Trixacarus diversus...

Nhiễm loài ve Psoroptes cuniculi, có nguồn gốc ve tai, cũng được gọi là ghẻ tai. Ký sinh trùng bám vào gốc lông (Listrophorus gibbus), gây vết thương ở khắp nơi hoặc khi tiếp xúc với lớp sừng của da (Cheyletiella parasitivorax).

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm thỏ có biểu hiện triệu chứng giống như ghẻ thỏ là: dị ứng, rối loạn nội tiết, nấm da, sinh lý thay lông hay con cái làm tổ.

- Triệu chứng

Ở các điểm ghẻ ban đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp màu trắng xám, dầy dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mũ do nhiễm trùng gây viêm da.

Thỏ không yên tĩnh, kém ăn, gầy dần và chết. - Điều trị

Thuốc đặc trị là Ivermectin 2.5 (hoặc Bivermectin), liều dùng 1 ml/ 12 - 15 kg thể trọng, sử dụng tiêm dưới da, một tuần sau tiêm lập lại, điều trị trong 3 tuần.

- Phòng bệnh

Nuôi dưỡng và chăm sóc thỏ trong điều kiện vệ sinh tốt: giữ chuồng khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát, mật độ nuôi vừa phải.

Có thể dùng Ivermectin hoặc Bivermectin để phòng ghẻ với liều phòng bằng ½ liều điều trị, cách 3 tháng tiêm lập lại.

2.5.3 Bệnh cầu trùng - Nguyên nhân - Nguyên nhân

Bệnh cầu trùng là bệnh rất hay lây, khó chữa, thường gặp trên thỏ nuôi công nghiệp nhất là thỏ con, gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào, Eimeria spp. Có 25

loại Eimeria có thể sống trong hệ thống tiêu hóa thỏ nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm

cho người.

Có hai dạng cầu trùng tùy thuộc vào cơ quan hay loại tế bào bị nhiễm:

Bệnh cầu trùng đường ruột: thường xảy ra trên thỏ cai sữa hoặc trên thỏ từ 6 tuần đến 5 tháng tuổi nhất là thỏ bị stress, tiếng ồn, vận chuyển và giảm khả năng miễn dịch.

Bệnh cầu trùng gan: xảy ra trên thỏ mọi lứa tuổi

- Triệu chứng

+ Bệnh cầu trùng đường ruột

Lông xù, giảm trọng lượng và tiêu chảy rất nhiều từ 4 - 6 ngày sau khi nhiễm. nếu trọng lượng giảm 20% thỏ sẽ chết sau 24 giờ, trước khi chết thỏ có triệu chứng co giật và bại liệt. Giải phẩu thấy viêm sưng trong hồi tràng đôi khi thấy vết loét nhầy và máu.

+ Bệnh cầu trùng gan

Thỏ kém ăn, khát nước, thân nhiệt tăng, chảy nước mũi, nước dãi, liệt vai và chi dưới, kèm theo chướng bụng. Chụp X quang thấy gan và túi mật sưng. Khám bệnh tích

thấy các hạch màu trắng bao quanh bề mặt gan. Có thể thấy bào tử của cầu trùng trong gan và tuyến mật qua kính hiển vi.

- Điều trị

Bệnh gây tỷ lệ tử vong cao ngay khi đã điều trị dứt triệu chứng tiêu chảy. Việc điều trị hiệu quả khi thỏ mới nhiễm 5 - 6 ngày, bệnh có thể tái phát sau khi điều trị 1 - 2 tuần. Các thuốc điều trị cầu trùng thường dùng là:

Rabbipain pha 10 g/10 lít nước hoặc trộn 10 g/5 kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 - 5 ngày.

- Phòng bệnh

Đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng, dọn vệ sinh hằng ngày. Tăng cường sức đề kháng cho thỏ bằng cách bổ sung vitamin, các loại thức ăn có chất lượng.

Có thể dùng các loại thuốc điều trị để phòng bệnh cho thỏ với liều bằng ½ liều điều trị.

PHN III. NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHO SÁT 3.1. Thời gian và địa điểm

3.1.1. Thời gian

Từ ngày 15/01/2007 đến ngày 15/05/2007

3.1.2. Địa điểm

- Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ tại các hộ có nuôi thỏở các hộ trên địa bàn quận12

- Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ tại 8 hộ chăn nuôi thuộc 3 phường: An Phú Đông, Thới An và Tân Chánh Hiệp của Quận 12.

3.2. Nội dung

3.2.1. Khảo sát tình hình chăn nuôi thỏ của hộ cá thể 3.2.1.1. Đối tượng khảo sát

Tất cả các hộ có nuôi thỏ trên địa bàn quận12- Thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.1.2. Phương pháp khảo sát

Quan sát kết hợp phỏng vấn điều tra hồi cứu và cắt ngang các hộ có chăn nuôi thỏ về tình hình chăn nuôi dựa vào phiếu khảo sát trên các hộ cá thể (phụ lục 1).

3.2.1.3. Các chỉ tiêu theo dõi

1) Thành phần hộ nuôi thỏ

2) Thời gian kinh nghiệm nuôi thỏ. 3) Tổng đàn và quy mô nuôi thỏ.

4) Cơ cấu đàn thỏ nuôi theo giống và theo tuổi. 5) Phương thức chăn nuôi.

6) Thức ăn nuôi thỏ.

7) Tình hình phòng bệnh trong nuôi thỏ. 8) Tập huấn trong chăn nuôi thỏ

9) Thu nhập từ nuôi thỏ.

Các chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi thỏ của hộ cá thể sẽđược tổng kết và tính tỉ lệ theo phường và tổng kết cho toàn quận.

3.2.2. Khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ 3.2.2.1. Đối tượng khảo sát 3.2.2.1. Đối tượng khảo sát

Các thỏ khảo sát được nuôi tại 8 hộ thuộc 3 phường: Thới An, Tân Chánh Hiệp và An Phú Đông. Đây là 8 hộ nằm trong dự án nuôi thỏ của Trung tâm Khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh, 8 hộ này nuôi theo 4 mô hình chăn nuôi khác nhau (2 hộ/ mô hình). Mô hình chăn nuôi thỏđược trình bày qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Các mô hình chăn nuôi thỏ

Hạng mục MH chăn nuôi Tỷ lệ TA tinh (tính theo nhu cầu VCK của thỏ) (%) Loại thức ăn thô xanh Số lần cho ăn thức ăn tinh Số lần cho ăn thức ăn thô xanh I 50 Rau lang 2 3 II 60 Rau lang 2 3

III 70 Rau lang 2 3

IV 80 Rau lang 2 3

Các điều kiện chăn nuôi còn lại như: loại thức ăn tinh, chuồng trại, hệ thống núm uống tự động, nguồn nước sử dụng, quy trình phòng bệnh là giống nhau giữa 4 mô hình khảo sát.

- Thức ăn tinh: cả 8 hộ đều sử dụng loại thức ăn viên hỗn hợp dành cho thỏ của công ty Erofeed, gồm 2 loại dành cho thỏ sinh sản và thỏ thịt. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn viên hỗn hợp này được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần dinh dưỡng của 2 loại thức ăn viên hỗn hợp cho thỏ của công ty Eurofeeds

Loại Thành phần

Dùng cho thỏ sinh sản Dùng cho thỏ thịt

Đạm thô (min) (%) 18,5 16,5 Xơ thô (max) (%) 15,5 15,8 Béo (min) (%) 2,5 2,5 Lysine (min) (%) 0,85 0,75 Methionine (min) (%) 0,3 0,3 Triptophan (min) (%) 0,2 0,2 Canxi (min) (%) 0,9 - 1,15 0,9 - 1,15 Phospho (min) (%) 0,6 0,6 Độẩm (max) (%) 13 13

Hoocmon Không có Không có

Dược liệu và kháng sinh Không có Không có - Chuồng trại: tất cả chuồng nuôi thỏđều đạt yêu cầu vềđộ thông thoáng, độ chắn gió, vệ sinh môi trường… Chuồng thỏđược bố

trí gần nhà để tiện cho việc chăm sóc thỏ, chuồng đảm bảo kín đáo, tránh mưa tạt, gió lùa. Thỏđực và thỏ cái sinh sản được nuôi trong lồng nuôi cá thể và được nuôi tách nhau ở hai dãy chuồng riêng biệt nhằm tăng hiệu quả phối giống (hình 3.1). Thỏ con cai sữa và thỏ lứa nuôi với mật độ 6 - 8 con/m2.

- Ổđẻ: dùng hai rỗ bằng nhựa kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm úp lại với nhau và dung kẹp sắt để cốđịnh (hình 3.2).

- Máng ăn, máng uống: tất cả các hộđều trang bị hệ thống núm uống tựđộng cho thỏ. Máng thức ăn tinh được sử dụng là máng nhựa dùng cho thỏ có bán trên thị trường. nguồn nước sử dụng cho thỏ của các nông hộ là nước giếng khoan.

- Quy trình phòng bệnh: Hình 3.2. Ổ đẻ

+ Bệnh xuất huyết thỏ: thỏ từ hai tháng tuổi trở lên đều được tiêm phòng bệnh bằng vaccin xuất huyết thỏ của công ty Navetco lọ 20 liều. Liều dùng 1ml/con/liều. Thời gian tái chủng là 6 tháng.

+ Bệnh ghẻ thỏ: thỏ từ một tháng tuổi được phòng bệnh bằng cách dùng thuốc trị ký sinh trùng Ivermectin của công ty Navetco lọ 20 ml. Liều dùng: 0,2 ml/con/ liều đối với thỏ từ 1 - 4 tháng tuổi và 0,3 ml/con/liều đối với thỏ sinh sản. Thời gian tiêm lặp lại là 3 tháng.

+ Bệnh cầu trùng thỏ: phòng bệnh cầu trùng và tăng sức đề kháng cho thỏ bằng thuốc trị cầu trùng thỏ Rabbipain của công ty ADP dạng bột hoà tan trong nước để pha cho thỏ uống.

3.2.2.2. Phương pháp khảo sát

- Giai đoạn 1: khảo sát sự sinh trưởng và sức sống của thỏ từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi (thời điểm cai sữa).

Giai đoạn này thỏ được khảo sát theo nhóm giống của thỏ mẹ. Trong đó nhóm giống của thỏ mẹ sinh sản được xác định bằng cách tra lý lịch thỏ từ trại thỏ giống nơi nông hộ mua ban đầu theo sự giới thiệu của Trạm Khuyến nông Liên Quận 12 – Gò Vấp. Trọng lượng thỏ trong giai đoạn này được cân trọng lượng toàn ổ rồi tính bình quân cho mỗi con và tiến hành mỗi tuần 1 lần.

-Giai đoạn 2: khảo sát một số chỉ tiêu sản xuất của thỏ thương phẩm từ 6 đến 12 tuần tuổi.

Trong thời gian từ 4 – 6 tuần tuổi các hộ tiến hành cai sữa, tách nuôi riêng đực, cái và nuôi thỏ theo nhóm tương đồng về trọng lượng, đặc biệt là các hộ có sự trao đổi

và mua bán thỏ con cai sữa làm thỏ giống. Do đó, chúng tôi không thể theo dõi liên tục theo từng bầy thỏ như giai đoạn 1 được nữa, mà chỉ bắt đầu từ tuần 6 (thời điểm này thỏđã ăn rành) vì thời gian cai sữa, tập ăn và tách nuôi không đồng nhất ở các mô hình chăn nuôi. Vì vậy, ở giai đoạn này chúng tôi tiến hành thiết lập lại quá trình khảo sát, trong đó nhóm giống thỏ được theo dõi là nhóm giống của cá thể được sắp xếp theo cách nhận định hình dáng, màu lông bên ngoài (sự xếp nhóm giống ở giai đoạn này chỉ mang tính chất tương đối dựa trên kiểu hình thỏ). Trọng lượng thỏ lúc này được cân theo từng cá thể và tiến hành hai tuần 1 lần.

Khi thỏ được 12 tuần tuổi là thời điểm các hộ có sự tách thỏ ra và nuôi theo hướng thịt hay nuôi thỏ hậu bị. Vì vậy, thời gian này được chọn để kết thúc quá trình khảo sát.

3.2.2.3. Các chỉ tiêu khảo sát

1) Trọng lượng sống

Giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi: cân cảổ và tính bình quân 1 con chung cho cái và đực.

Giai đoạn từ 6 – 12 tuần tuổi: cân từng cá thể cái và đực riêng. 2) Tăng trọng ngày (g/con/ngày) của thỏ.

Được tính theo công thức:

Trong đó: P là trọng lượng thỏ cân ở cuối giai đoạn (cuối kỳ) theo dõi. P0 là trọng lượng thỏđầu giai đoạn (đầu kỳ) theo dõi.

tn là ngày tuổi của thỏở cuối giai đoạn nuôi. tn-1 là ngày tuổi của thỏởđầu giai đoạn nuôi. 3) Tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng trọng

Được tính theo công thức:

Chỉ tiêu này chỉ theo dõi và so sánh giữa các mô hình chăn nuôi. Tổng lượng thức ăn tinh sử dụng (kg) Tiêu tốn thức ăn tinh = Tổng tăng trọng (kg) Pn – P0 TTTĐ = tn – tn-1

4) Tỷ lệ nuôi sống (%)

Được tính theo công thức:

5) Tỷ lệ bệnh X (%)

Được tính theo công thức:

3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Excel 2000 và Minitab 12.21 for Windows

(1) So sánh các kết quả trung bình chỉ tiêu trọng lượng sống và tăng trọng ngày của thỏ giai đoạn từ sơ sinh đến 4 tuần tuổi bằng phương pháp phân tích phương sai với trắc nghiệm F có mô hình toán như sau:

Yijk = µ + Ai + Bj + (AB)ij + C(Xk - X) + Eijk

- Yijk : trọng lượng sống cân được (tăng trọng ngày) của mỗi thỏ.

- µ : trung bình trọng lượng sống (tăng trọng ngày) chung của của đàn thỏ khảo sát.

- Ai : ảnh hưởng do yếu tố mô hình chăn nuôi (i = 1,2,3,4) - Bj : ảnh hưởng do yếu tố giống thỏ (j = 1,2,3,4,5,6)

- (AB)ij : ảnh hưởng do yếu tố mô hình ở mức độ i tương tác với yếu tố giống ở mức độ j.

- C : hệ số hồi quy của trọng lượng sống (tăng trọng ngày) (Y) theo lứa đẻ thỏ mẹ (X).

- Xk : hiệp biến lứa đẻ (k = 1,2,3…)

- X : trung bình lứa đẻ thỏ mẹ chung của đàn thỏ khảo sát.

- Eijk: sai số ngẫu nhiên hay do ảnh hưởng của các yếu tố không xác định được tác động lên số liệu trọng lượng sống của mỗi thỏ.

Số thỏ bị bệnh X (con)

Tỷ lệ bệnh X (%) = x 100 Số thỏđầu kỳ theo dõi (con)

Số thỏđầu kỳ theo dõi (con)

Tỷ lệ nuôi sống (%)= x 100 Số thỏ cuối kỳ theo dõi (con)

(2)So sánh các kết quả trung bình chỉ tiêu trọng lượng sống của thỏ giai đoạn 6 – 12 tuần tuổi bằng phương pháp phân tích phương sai với trắc nghiệm F có mô hình toán như sau:

Yijk = µ + Ai + Bj + (AB)ij + Eijk

- Yijk : trọng lượng sống cân được của mỗi thỏ.

- µ : trung bình trọng lượng sống chung của của đàn thỏ khảo sát. - Ai : ảnh hưởng do yếu tố mô hình chăn nuôi (i = 1,2,3,4)

- Bj : ảnh hưởng do yếu tố giống thỏ (j = 1,2,3,4,5,6)

- (AB)ij : ảnh hưởng do yếu tố mô hình ở mức độ i tương tác với yếu tố giống ở mức độ j.

- Eijk: sai số ngẫu nhiên hay do ảnh hưởng của các yếu tố không xác định được tác động lên số liệu trọng lượng sống của mỗi thỏ.

(3) So sánh các kết quả trung bình chỉ tiêu tăng trọng ngày và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng của thỏ giai đoạn 6 – 12 tuần tuổi bằng phương pháp phân tích phương sai với trắc nghiệm F có mô hình toán như sau:

Yijk = µ + Ai + Bj + (AB)ij Ck + Eijk

- Yijk : tăng trọng ngày (tiêu tốn thức ăn /kg tăng trọng) của mỗi thỏở mỗi giai đoạn nghiệm thức.

- µ : tăng trọng ngày (tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng) của đàn thỏ khảo sát. - Ai : ảnh hưởng do yếu tố mô hình chăn nuôi (i = 1,2,3,4)

- Bj : ảnh hưởng do yếu tố giống thỏ (j = 1,2,3,4,5,6)

- (AB)ij : ảnh hưởng do yếu tố mô hình ở mức độ i tương tác với yếu tố giống ở mức độ j.

- Ck: ảnh hưởng do yếu tố khối là giai đoạn nuôi (k = 1,2,3,4)

- Eijk: sai số ngẫu nhiên hay do ảnh hưởng của các yếu tố không xác định được tác động lên số liệu trọng lượng sống của mỗi thỏ.

(4) So sánh kết quả chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ các loại bệnh trên thỏ bằng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CỦA THỎ TẠI CÁC HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)