MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

Một phần của tài liệu ở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (Trang 37)

ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN

4.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Trước tình hình của hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh Sài Gòn đang tăng trưởng mạnh và vững chắc như hiện nay, Ban lãnh đạo Ngân hàng No&PTNT nên xem xét để đưa ra những quyết định quản trị hợp lý nhắm hỗ trợ, thúc đẩy tích cực hơn nữa hoạt động tín dụng của chi nhánh Sài Gòn nói riêng cũng như trên toàn bộ hệ thống Ngân hàng No&PTNT.

Gia tăng chỉ tiêu tuyển dụng tại những phòng ban liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng như phòng khách hàng doanh nghiệp nhằm giảm tải lượng công việc hiện đang quá lớn cho cán bộ phòng. Bên cạnh đó, cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng để đáp ứng được yêu cầu của chương trình đổi mới toàn diện Ngân hàng No&PTNT. Chủ động triển khai các lớp đào tạo, nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ nhân sự.

Hoàn thiện tổ chức các phòng ban của đơn vị kinh doanh theo hướng phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, điển hình là Phòng Khách hàng DNVVN. Ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống quy trình tín dụng dành riêng cho DNVVN, cũng như nghiên cứu nới lỏng quy định về TSBĐ, nâng cao hạn mức tín dụng cho đối tượng này tạo thuận tiện hơn cho họ thiết lập quan hệ với Ngân hàng.

Thường xuyên mở các cuộc hội thảo để gặp gỡ, tiếp xúc với các

DNVVN, từ đó thấu hiểu khó khăn, vướng mắc của họ trong quá trình vay vốn cũng như giao dịch với ngân hàng để từ đó hoàn thiện hơn nữa quy trình, sản phẩm của ngân hàng.

4.3.2 Kiến nghị với các DNVVN

Đóng vai trò là người đi vay, người có nhu cầu về vốn tín dụng để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài với Ngân hàng cần chú ý một số điểm sau:

DNVVN cần cải thiện chất lượng thông tin cung cấp cán bộ tín dụng, thông tin phải đảm bảo chính xác, đầy đủ, chân thực. Để làm điều này, DNVVN cần tổ chức tốt công tác kế toán trong doanh nghiệp, tôn trọng pháp luật cũng như chuẩn mực đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp, nếu có điều kiện có thể thuê kiểm toán hàng năm để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mình.

Doanh nghiệp nên quan tâm nâng cao trình độ quản lý, mức độ am hiểu pháp luật, chính sách của chủ doanh nghiệp cũng như ban quản trị, tổ chức đào tạo thường xuyên để nâng cao tay nghề công nhân viên.

DNVVN cũng cần chủ động nâng cao quy mô vốn tự có của mình để từ đó nâng cao khả năng tài chính, nâng cao uy tín trong mắt ngân hàng cũng như đối tác. Để làm điều này không có cách nào khác là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận cũng như có chính sách phân phối lợi nhuận hợp lý.

DNVVN cần chủ động tổ chức nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho hàng hóa của mình. Thị trường nông thôn của nước ta hiện còn rất nhiều tiềm năng mà sự cạnh tranh chưa lớn, các DNVVN cần quan tâm. Nghiên cứu thị trường quốc tế để tiến hành xuất khẩu cũng là ý tưởng hay vì hoạt động xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp.

DNVVN chủ động tìm kiếm, chớp cơ hội nhận sự giúp đỡ từ các chương trình hỗ trợ DNVVN của Nhà nước cũng như các tổ chức trong nước,

quốc tế. Thực tế cho thấy, những DNVVN nhận được sự giúp đỡ đã có những bước ngoặt lớn, giúp DN phát triển nhanh chóng.

KẾT LUẬN

Thực tiễn thế giới đã chứng minh vai trò của DNVVN là hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thế nhưng để loại hình doanh nghiệp này phát triển và đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế, còn rất nhiều việc phải làm, một trong những việc cần làm và phải làm ngay chính là cung ứng đủ nguồn vốn cho DNVVN.

Hoạt động tín dụng là hoạt động chính và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng thương mại. Muốn tồn tại trên thị trường, ngân hàng phải đảm bảo hoạt động này luôn phát triển bền vững. Phát triển quan hệ tín dụng với DNVVN vì thế đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, ngân hàng cũng như thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước.

Sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh Sài Gòn và nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng tín dụng đối với DNVVN hiện nay, cũng như trong khuôn khổ bài khóa luận tốt nghiệp, người nghiên cứu đã hoàn thành những nội dung sau:

Thứ nhất: Những vấn đề lý luận chung về vị trí, vai trò của DNVVN trong nền kinh tế thị trường cũng như ý nghĩa của việc mở rộng tín dụng đối với sự phát triển của DNVVN.

Thứ hai: Đánh giá công tác mở rộng tín dụng của Ngân hàng No&PTNT – Chi nhánh Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011, từ thành công cũng như những mặt còn hạn chế và nguyên nhân cũng những tồn tại đó.

Thứ ba: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị với Ngân hàng No&PTNT và DNVVN để công tác mở rộng tín dụng với DNVVN thành công hơn trong thời gian tới.

Với những hiểu biết có hạn, lại chưa có kinh nghiệm thực tế nên chắc chắn bài viết còn có những thiếu sót; giải pháp đưa ra khó có thể đầy đủ, hoàn hảo. Tuy nhiên, em

Một phần của tài liệu ở rộng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Sài Gòn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w