SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (DFD)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty viễn thông quân đội (Trang 25)

II: CÁC CÔNG CỤ MÔ HÌNH HOÁ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

2.3: SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU (DFD)

Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) là một loai biểu đồ nhằm mục đích diễn tả một quá trình xử lý thông tin với các yêu cầu sau:

•Sự diễn tả ở mức lôgíc, nghĩa là nhằm trả lời câu hỏi “ làm gì” mà bỏ qua câu hỏi “làm như thế nào”.

•Chỉ rõ các chức năng cần phải thực hiện để hoàn tất quá trình xử lý cần mô tả.

•Chỉ rõ các thông tin cần được chuyển giao giữa các chức năng đó, và qua đó phần nào thấy được trình tự thực hiện của chúng.

Đối với sơ đồ luồng dữ liệu chỉ được phép sử dụng năm loại yếu tố biểu diễn sau:

•Chức năng: Một chức năng là một quá trình biến đổi dữ liệu( thay đổi giá trị, cấu trúc, vị trí của một dữ liệu, hoặc là từ một số dữ liệu đã cho, tạo ra một gía trị mới).

•Các luồng dữ liệu: Một luồng dữ liệu là một tuyến truyễn dẫn thông tin vào hay ra một chức năng nào đó. Khi nói tuyến truyễn dẫn thì ta hiểu đó là có một thông tin được chuyển đến một chức năng để được xử lý, hoặc chuyển đi khỏi một chức năng như một kết quả xử lý, bất kể hình thức truyền dẫn là gì.Thông tin ở đây có thể là một dữ liệu đơn hoặc một dữ liệu có cấu trúc.

•Các kho dữ liệu: Một kho dữ liệu là một dữ liệu được lưu lại, để có thể được truy nhập được nhiều lần sau đó.

•Các đối tác: Một đối tác hay còn gọi là tác nhân bên ngoài hay gọi là điểm nút là một thực thể ngoài hệ thống, có thể trao đổi thông tin với bên ngoài.

•Các tác nhân trong: Một tác nhân trong là một chức năng hay một hệ con của hệ thống, được mô tả ở một trang khác của mô hình, nhưng có trao đổi với thông tin với các phần tử thuộc trang hiện tại của mô hình.

Trong sơ đồ luồng dữ liệu các thông tin xuất hiện đều là những thông tin thuộc lĩnh vực ứng dụng, không có các thông tin thuộc lĩnh vực điều khiển. Một chức năng trong DFD được khởi động khi nó có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, khi được khởi động thì một chức năng được coi như là đựơc thực hiện vô cùng nhanh, nghĩa là các dữ liệu ở đầu ra có ngay lập tức.

Các ký pháp thường sử dụng: Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng 4 loại ký pháp cơ bản: thực thể, tiến trình, kho dữ liệu và dòng dữ liệu:

Nguồn hoặc đích Tên dòng dữ liệu Dòng dữ liệu Tiến trình xử lý

Tên tệp dữ liệu Kho dữ liệu

Các phích lôgic ở sơ đồ luồng dữ liệu giúp hoàn thiện tài liệu cho hệ thống. Có 5 phích lôgíc, chúng được mô tả thêm cho luồng dữ liệu, xử lý, kho dữ liệu, tệp dữ liệu, và phần tử thông tin.

- Mẫu phích xử lý lôgíc

- Mẫu phích xử lý luồng dữ liệu - Mẫu phích phần tử luồng thông tin - Mẫu phích kho dữ liệu

- Mẫu phích tệp dữ liệu Tên người/bộ phận phát/nhận tin Tên tiến trình xử lý

Phích luồng dữ liệu có dạng: -Tên luồng: -Mô tả: -Các DFD có liên quan: -Các phần tử thông tin: -Nguồn: -Đích:

Phích kho chứa dữ liệu có dạng: -Tên kho dữ liệu:

-Mô tả:

-Tên DFD liên quan: -Các xử lý có liên quan:

-Tên sơ đồ cấu trúc dữ liệu có liên quan:

Phích xử lý có dạng: -Tên xử lý: -Mô tả:

-Các DFD liên quan: -Các luồng dữ liệu vào: -Các luồng dữ liệu ra:

-Kho dữ liệu mà xử lý sử dụng: -Mô tả lôgic của xử lý:

-Tên tệp dữ liệu: -Mô tả:

-Tên DFD liên quan: -Các phần tử thông tin: -Khối lượng(bản ghi, kí tự): Phích phần tử thông tin có dạng:

-Tên phần tử thông tin: -Loại:

-Độ dài:

-Tên DFD liên quan: -Các giá trị cho phép:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty viễn thông quân đội (Trang 25)