Ết quả nghiên cứu cho thấy tầng rêu có mật độ trung bình thu được thấp nhất (504 cá thể/kg), đến tầng lá (1207 cá thể/m2) và cao nhất ở tầng đất,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) ở đai cao 600 900m của vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

thấp nhất (504 cá thể/kg), đến tầng lá (1207 cá thể/m2) và cao nhất ở tầng đất, trong đó: tầng A2 (4360 cá thể/m2), tầng A1 (4680 cá thể/m2) (bảng 3.4).

3.3.2. Chỉ số đa dạng loài H’

Chỉ số đa dạng loài H’ của Oribatida ghi nhận ở 4 tầng phân bố ở đai cao 600-900m đạt giá trị cao, dao động từ H’=2,81 (tầng rêu) đến H’= 3,34 (tầng A1) (bảng 3.4)

3.3.3. Chỉ số đồng đều J’

Kết quả nghiên cứu về giá trị của chỉ số đồng đều J’ trình bày ở bảng 3.4 cho thấy: chiều hướng tăng giảm giá trị của chỉ số đồng đều J’ tương tự như chiều hướng tăng giảm giá trị của chỉ số đa dạng H’ và đạt giá trị cao. Như vậy, khu hệ ve giáp Oribatida ở đai cao 600-900m rất đa dạng, kết hợp với điều tra ngoài thực tế cho thấy sinh cảnh rừng ở đai cao này hoàn toàn chưa bị tác động, thảm thực vật ở đây rất phong phú về chủng loại. Đây cũng là nguồn thức ăn cung cấp cho ve giáp sinh trưởng và phát triển. Chính

vì vậy mà tất cả giá trị định lượng của ve giáp được phân tích ở đai cao này ở các tầng phân bố đều rất cao.

3.4. Những loài Oribatida ưu thế trong 4 tầng phân bố của đai cao 600-900m của vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc. 900m của vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Loài Oribatida ưu thế là những loài có độ ưu thế chiếm từ 5% tổng số cá thể chung của quần xã trở lên (Ermilov S.G., Chistyakov M.P., 2007) [25]. Ở mỗi sinh cảnh, mỗi tầng phân bố trong cùng 1 sinh cảnh…có một tập hợp các loài ưu thế đặc trưng và tập hợp này thay đổi ở các sinh cảnh, mỗi tầng phân bố trong một sinh cảnh… khác nhau theo thời gian. Sự thay đổi các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi của môi trường sống. Trong điều kiện môi trường sống tối ưu, mang tính chất tự nhiên, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể không vượt trội so với các loài khác trong quần xã. Nhưng trong điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới, dẫn đến kết quả: một số loài bị diệt vong, một số loài khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp các loài ưu thế trong quần xã.

Ở đai cao 600-900m, chúng tôi đã ghi nhận được 15 loài Oribatida ưu thế chung cho cả 4 tầng phân bố. Có 2 loài ưu thế cho 3 tầng phân bố

(Peloribates pseudoporosus, Eremella vestita) và 1 loài ưu thế ở 2 tầng phân

bố (Xylobates lophotrichus (tầng A2 và tầng Lá)).

Các loài còn lại chỉ ưu thế trong 1 tầng riêng biệt, cụ thể : tầng A1 có 2

loài (Phyllhermannia similis, Cultroribula lata), tầng A2 có 3 loài (Eniochthonius minutissimus, Sphodrocepheus tuberculatus, Perxylobates vietnamensis), tầng lá có 3 loài (Phyllhermannia gladiata,

Liodes theleproctus, Microtegeus reticulatus), tầng rêu có 4 loài (Arcoppia

hammereae, Setoxylobates foveolatus, Xylobates capucinu,s Liebstadia humerata).

Bảng 3.5. Các loài Oribatida ưu thế trong đai cao 600-900m của vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

STT Loài ưu thế Tầng phân bố A1 A2 Rêu 1 Xylobates lophotrichus 13,76 16,36 2 Eniochthonius minutissimus 11,01 3 Perxylobates vietnamensis 6,42 4 Sphodrocepheus tuberculatus 6,42 5 Eremella vestita 10,26 5,5 14,68 6 Liodes theleproctus 13,66 7 Cultroribula lata 8,55 8 Peloribates pseudoporosus 5,98 9,32 13,0 9 Microtegeus reticulatus 8,49 10 Arcoppia hammereae 10,22 11 Xylobates capucinus 7,54 12 Liebstadia humerata 7,04 13 Setoxylobates foveolatus 6,45 14 Phyllhermannia similis 5,98 15 Phyllhermannia gladiata 5,38 Ghi chú: xem bảng 3.1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự biến động thành phần loài ve giáp (acari oribatida) ở đai cao 600 900m của vườn quốc gia tam đảo tỉnh vĩnh phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)