THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN THỊT Ở MINH PHÚ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã minh phú, sóc sơn, hà nội (Trang 34)

NUÔI LỢN THỊT Ở MINH PHÚ

3.3.1. Thuận lợi

Mặc dù có thách thức song người chăn nuôi lợn ở Minh Phú không phải không có cơ hội để phát triển chăn nuôi. Đó là :

- Chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng của địa phương, của huyện Sóc Sơn và TP. Hà Nội cũng như những định hướng phát triển đồng bộ.

- Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được triển khai đến người chăn nuôi, bước đầu được vận dụng vào sản xuất và đã mang lại thành công trong chăn nuôi. ( Giống lợn nạc, quy trình nuôi hiện đại, chăn nuôi an toàn sinh học, chuồng trại khép kín…)

- Lợi thế về đất đai rộng, thị trường tiêu thụ lớn.

- Hơn thế nữa là việc các chủ hộ có quyết tâm, không ngừng học hỏi và bồi dưỡng nâng cao kiến thức phục vụ công việc chăn nuôi.

3.3.2. Khó khăn

- Giá thức ăn liên tục tăng cao trong khi khả năng chủ động thức ăn chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi còn hạn chế, đặc biệt là mô hình nuôi trang trị công nghiệp.

- Trong tình hình hiện nay, các hộ chăn nuôi quy mô lớn ngày một nhiều trong khi đó thị trường tiêu thụ lại thu hẹp. Chính vì vậy mà thị trường tiêu thụ là một vấn đề rất quan trọng.

- Hoạt động chăn nuôi còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tỷ lệ hộ chăn nuôi theo hướng thâm canh chưa nhiều, nên phát triển chăn nuôi ở xã vẫn chưa đồng đều.

- Mức độ đầu tư trong chăn nuôi còn thấp. Hầu hết các hộ đều không hạch toán kinh tế, do đó chưa nhìn nhận đầy đủ về những kết quả đạt được và

35

những hạn chế do hoạt động sản xuất chăn nuôi mang lại.

- Diễn biến thời tiết không ổn định, thất thường, mặt khác các hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ thực sự chưa chú trọng tới công tác thú y, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc..

3.3.3. Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt

Từ thực tế sản xuất chăn nuôi và những tiềm năng sẵn có xã hoàn toàn có khả năng phát triển chăn nuôi lợn thịt. Do đó, qua phân tích và tình hình thực tế chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau:

 Thay đổi nhận thức của người chăn nuôi

Muốn nhanh chóng chuyển đổi phương thức chăn nuôi từ phương thức chăn nuôi tận dụng sang phương thức chăn nuôi thâm canh bán công nghiệp và thâm canh công nghiệp, công tác tư tưởng cho người chăn nuôi là rất cần thiết.

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Truyền thanh, truyền hình, báo chí…để phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi các phương thức chăn nuôi mới, các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, cùng với việc hướng dẫn về kĩ thuât, khuyến cáo các giống mới…nhằm chuyển biến một cách mạnh mẽ về nhận thức, hành động và phương thức chăn nuôi.

Ngoài ra cần hình thành các tổ hợp tác, các hội chăn nuôi giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm chăn nuôi, thông tin thị trường, vốn sản xuất…dần đưa chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa và trở thành phong trào sâu rộng trong quần chúng nhân dân

 Vốn sản xuất

Hiện nay phần lớn hộ nông dân còn thiếu vốn, để giải quyết vấn đề về vốn và khuyến khích người dân vay vốn mở rộng sản xuất chăn nuôi cần:

+ Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay hợp lý với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn

36

đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi tập trung này, thủ tục cho vay đơn giản tiện lợi giúp người dân yên tâm vay vốn đầu tư.

+ Hình thành và mở rộng hệ thống tín dụng nông nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng nhân dân, với cơ chế lãi suất, điều kiện và hình thức cho vay thích hợp, bảo đảm lợi ích của người cho vay và người đi vay.

+ Khuyến khích các hộ chăn nuôi tạo lập và phát triển nguồn vốn, biết sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả

 Nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động chăn nuôi lợn chủ yếu là những lao động nhàn rỗi trong gia đình, với trình độ sản xuất chưa cao phụ thuộc vào kinh nghiệm là chính. Để người lao động có được những kiến thức nhất định về kĩ thuật chăn nuôi cũng như khả năng hạch toán sản xuất đáp ứng được yêu cầu khi chuyển đổi sang phương thức chăn nuôi mới, đòi hỏi cần có sự quan tâm tích cực của các cấp lãnh đạo và các phòng ban chuyên môn thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật, đào tạo kiến thức hoạch toán sản xuất cho người chăn nuôi. Để lớp tập huấn có hiệu quả thì nội dung tập huấn phải thiết thực, ngắn gọn, rõ ràng và phù hợp với khả năng của người nuôi. Ngoài tập huấn về lí thuyết cần phải chú trọng khâu thực hành thông qua tổ chức các chuyến tham quan thực tế để làm giàu kiến thức cho học viên.

 Con giống (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giống là tiền đề của hoạt động chăn nuôi, muốn chăn nuôi đạt được kết quả cao trước hết phải làm tốt công tác giống. Qua điều tra cho thấy các giống lợn được nuôi phổ biến ở các nông hộ điều tra là giống lợn F2, có tỷ lệ nạc cao, và giống lợn siêu nạc - có khả năng tiếp nhận thức ăn cao, khả năng tăng trọng nhanh, trọng lượng xuất chuồng lớn, nhưng số lượng giống này

37

vẫn còn hạn chế. Vì thế, cần nhân rộng giống lợn này tới các hộ trong xã để chăn nuôi đạt năng suất cao. Đặc biệt xu thế tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi sản phẩm thịt phải có tỷ lệ nạc cao. Do vậy, việc lai tạo giống lợn phải chú trọng đàn lợn hướng nạc.

Công tác nghiên cứu lai tạo, sản xuất giống cần được chú ý đầu tư. Cần tổ chức lại hệ thống sản xuất giống, ngoài trung tâm giống hiện có cần hỗ trợ, đầu tư hình thành trang trại, trạm trại có đủ khả năng để sản xuất ra những con giống có chất lượng tốt đảm bảo cung cấp đủ lợn giống cho hoạt động chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn với mức giá hợp lý.

 Thức ăn

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi. Muốn nâng cao trọng lượng xuất chuồng, nâng cao mức tăng trọng hàng tháng đòi hỏi mức đầu tư thức ăn phải cao, đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng và các yếu tố vi lượng bổ sung.

Chi phí thức ăn cho chăn nuôi lợn, nhất là trong chăn nuôi công nghiệp thường chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí chăn nuôi. Vì vậy để giảm chi phí thức ăn trong giới hạn hợp lý góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất cần tiến hành quy hoạch vùng nguyên liệu. Cần khai thác tận dụng triệt để các nguồn thức ăn hiện có, thức ăn thô xanh và thức ăn tinh bột như bột ngô, sắn, cám, gạo phối hợp khẩu phần ăn cho hợp lý.

 Thú y, phòng trừ dịch bệnh

Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vừa tạo thuận lợi cho chăn nuôi phát triển nhưng cũng gây ra nhiều loại dịch bệnh, nhất là vào các thời kì thay đổi mùa khí hậu. Do vậy, công tác thú y phải được chú trọng thực hiện thường xuyên.

Tăng cường năng lực cho trạm thú y, cũng cố lại mạng thú y cơ sở, đội ngũ cán bộ thú y thôn xã để họ phục vụ cho chăn nuôi của người dân.

38

Tổ chức công tác tiêm phòng hàng năm đạt tỷ lệ 100% tổng đàn để phòng trừ các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát về môi trường và an toàn thực phẩm. Giám sát chặt chẽ việc du nhập con giống, vận chuyển gia súc và sản phẩm ra vào địa bàn.

Kiểm soát giết mổ, hình thành các khu giết mổ tập trung thuận lợi cho công tác quản lý. Khuyến khích các hộ chăn nuôi xây dựng hầm biogas để xử lý vấn đề chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

 Thị trường

Thành lập một số chợ đầu mối để quy tụ hàng hóa có quy mô lớn hơn, rút ngắn khoảng cách giá cả nhà chăn nuôi đến người chế biến thịt và người tiêu dùng.

Tổ chức tốt mạng lưới thu mua tiêu thụ về tận cơ sở, tăng cường công tác tiếp thị, xúc tiến thương mại nhằm tiêu thụ nhanh sản phẩm.

Thực hiện công tác dự báo và cung cấp các thông tin thị trường một cách kịp thời, hợp lý cho người chăn nuôi, giúp người chăn nuôi nắm bắt được nhu cầu thị trường để sản xuất ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng với giá cả phải chăng.

39

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi lợn thịt tại địa bàn xã minh phú, sóc sơn, hà nội (Trang 34)