5. Điểm mới của đề tài
3.2.1. Ảnh hƣởng của nguồn cellulose tự nhiên
Nguồn cacbon có ảnh hƣởng lớn đến khả năng tạo sinh khối và sinh enzyme của nấm. Nó có vai trò nhƣ một chất kích thích nấm sinh tổng hợp cellulose. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của nguồn cellulose tự nhiên đến khả năng sinh cellulose của chủng nấm tuyển chọn.
Chủng M151 đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng rắn thích hợp với nguồn cacbon lần lƣợt là vỏ trấu, vỏ lạc, lõi ngô, sử dụng nguồn dinh dƣỡng khoáng là môi trƣờng Czapek - Dox thích hợp trong thời gian 4 ngày, sau đó lấy dịch nuôi cấy, đem li tâm, loại bỏ sinh khối. Xác định hoạt tính cellulase trong dịch nuôi bằng phƣơng pháp khuếch tán trên môi trƣờng thạch (William, 1983). Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.2.
33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của các nguồn cơ chất khác nhau đến khả năng sinh cellulose của chủng mốc M151
Chủng nấm mốc
Khả năng sinh cellulase D-d (cm) Vỏ trấu Vỏ lạc Lõi ngô
M151 1,6 1,3 0,7
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nguồn cellulose tự nhiên đến khả năng sinh cellulase của chủng M151
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chủng M151 tuyển chọn đƣợc, có khả năng phân giải nguồn cơ chất tự nhiên để sinh cellulase. Vỏ trấu là nguồn cellulose tự nhiên tốt nhất cho sƣ phát triển và sinh tổng hợp enzyme. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn nguồn cacbon rẻ tiền để lên men thu enzyme bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi. Kết quả này phù hợp với các kết quả nghiên cứu đi trƣớc, các chủng nấm sợi sinh tổng hợp cellulase mạnh trong những môi trƣờng có nguồn cacbon tự nhiên (Đặng Minh Hằng, 1999; Hoàng Quốc Khánh etal.,2003; Vũ Ngọc Mai (k32-sp2), 2010).
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 Lõi ngô Vỏ trấu Vỏ lạc
34