Những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế của Hậu Giang trong việc

Một phần của tài liệu phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế tại tỉnh hậu giang) (Trang 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân các hạn chế của Hậu Giang trong việc

phát huy vai đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số

Những hạn chế

Một là, nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số vừa thiếu về số và vừa yếu về chất lượng, cán bộ đã qua đào tạo còn nhiều thiếu so với nhu cầu, đặc biệt là lực lượng trí thức người dân tộc thiểu số có trình độ đại học và sau đại học. Qua nhiều năm cải

tạo và xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục nhưng ở các vùng dân tộc thiểu số đời sống vẫn khó khăn, trình độ dân trí thấp, tuy có những bước phát triển nhưng rất chậm. Nếu so sánh giữa dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số thì càng ở bậc học cao, tỷ lệ trí thức người dân tộc thiểu số ở tỉnh Hậu Giang so với số dân càng thấp. Đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa chưa tương ứng với sự phát triển – kinh tế xã hội của vùng. Trình độ trí thức người dân tộc thiểu số còn nhiều mặt chưa cập nhật so với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Về thực chất, trong quá trình đào tạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, điểm số đầu vào của học sinh các dân tộc thiểu số thấp hơn so với dân tộc Kinh.

Hai là, cơ cấu của đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số ở Hậu Giang điển hình là dân tộc Khmer thiếu cân đối giữa các ngành nghề: Tuy lực lượng trí thức người dân tộc Khmer trong ngành giáo dục có khả quan hơn so với các ngành, song nếu so sánh với tỷ lệ dân số cũng còn quá thấp. Trong khi đó một số ngành khác như văn hóa, nghệ thuật, du lịch, thương mại,cơ khí, trí thức người dân tộc thiểu số thì rất mỏng, số lượng ít. Đồng thời ta thấy được trí thức người dân thiểu số phân bố trong các ngành khoa học kỹ thuật rất ít, chưa tương xứng và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang nói riêng và phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

Ba là, trước sự sụp đỗ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô, sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, sự chống phá toàn diện của các thế lực thù địch đứng đầu là đế quốc Mỹ bằng chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm làm suy yếu và xóa bỏ chế độ chính trị nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đồng thời sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, song cũng bộc lộ không ít khó khăn, nhiều mặt yếu kém… đã có một số ít trí thức người dân tộc thiểu số dao động, giảm sút lòng tin và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta và Bác Hồ đã lựa chọn.

Ngoài ra, một số ít trí thức nười dân tộc thiểu số còn chịu sự tác động không nhỏ mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường nên đã quá coi trọng lợi ích vật chất, dẫn tới lối sống thực dụng, coi đồng thiền là trên hết, mà xem nhẹ lý tưởng, đạo lý và pháp luật. Nền kinh tế thị trường thúc đẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo, tạo nên sự khác biệt về dời sống vật chất, tinh thần và cũng đã tác động không nhỏ đến đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, làm nảy sinh tư tưởng tính toán thiệt hơn, được mất trong phân công đi công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bốn là, phần lớn trí thức người dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn, chủ yếu dựa vào đồng lương, thu nhập phụ là rất ít, không đáng kể. Còn về điều kiện việc làm và điều kiện ăn, ở, điều kiện nghiên cứu khoa học còn nhiều khó khăn đã hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng làm việc, nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, trí thức người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo chuyên môn nhưng khi làm việc lại không đúng chuyên môn.

Chế độ tiền lương và sự đãi ngộ trí thức người dân tộc thiểu số của tỉnh Hậu Giang, nhất là những trí thức thật sự tài năng còn quá bất hợp lý, chưa khuyến khích được trí thức người dân tộc thiểu số làm việc, chưa đánh giá đúng và sự đãi ngộ xứng đáng giá trị lao động, giá trị của sức sáng tạo các dân tộc thiểu số.

Năm là, nền kinh tế nước ta vẫn trong tình trạng kém phát triển, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp, nhu cầu áp dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống của xã hội chưa cao. Trong đó, một bộ phận trí thức nước ta, ở những mức độ khác nhau, còn chịu ảnh hưởng các mặt hạn chế của hệ tư tưởng phong kiến, của nền kinh tế tiểu nông và cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp kéo dài, của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tê trong giai đoạn kinh tế đang chuyển đổi. Và một số trí thức người dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang cũng rơi vào tình trạng không thường xuyên học hỏi, tìm tòi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, rèn đúc chí khí và hoài bảo.Vì vậy, việc đào tạo gặp nhiều khó khăn mà một trong những khó khăn đó là một số trí thức người dân tộc thiểu số không muốn đi học cao hơn. Đây chính là lực lượng cản trở không nhỏ gây tác động tiêu cực đến hiệu quả lao động sáng tạo của đội ngũ trí thức

người dân tộc thiểu số. Hiện tượng này còn do nhiều nguyên nhân khác như: đào tạo thiếu quy hoạch, thiếu nguồn cán bộ bổ sung, do phân bổ không hợp lý. Những tồn tại đó đã ảnh hưởng đến chất lượng cũng như số lượng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. triển khai tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết, kế hoạch còn chậm, thiếu linh hoạt.

Nguyên nhân của các hạn chế

Nhìn chung, việc phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số ở tỉnh Hậu Giang có những bước phát triển so với những năm trước đây. Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của đội ngũ này trong những năm qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đặc biệt là đối với những vùng dân tộc thiểu số. Vì còn những vấn đề bất là do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, vùng dân tộc thiểu số nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí còn thấp kém và lạc hậu so với trình độ chung của cả nước. Chính vì trình độ dân trí của người dân tộc thiểu số còn thấp đã làm cho người dân tộc thiểu số không có cơ sở phát triển đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số của chính mình. Đồng thời, do cuộc sống các dân tộc thiểu số rất khó khăn trong đời sống. Điều đó đã tác động trực tiếp đến việc tạo nguồn đào tạo con em các dân tộc thiểu số không đủ điều kiện cắp sách đến trường. Mặc dù, một số con em dân tộc thiểu số đã cố gắng vượt qua những khó khăn về đời sống kinh tế để đi học cao hơn, nhưng trong suốt quá trình học tập, tư tưởng vẫn không tập trung, bởi vẫn luôn lo nghĩ đến khó khăn của gia đình, nên kết quả học tập không cao.

Người dân tộc thiểu số sống đa số thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, việc hình thành các lớp học để thu hút con em các dân tộc đến học đòi hỏi một mạng lưới rộng lớn và chi phí tốn kém, cần những giáo viên biết chịu đựng gian khổ, thông thạo ngôn ngữ và phong tục tạp quán dân tộc địa phương, những yêu cầu đó chưa được đáp ứng.

Thứ hai, chất lượng giáo dục của Tỉnh còn chưa cao; tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học chưa được khắc phục triệt để; cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa giáo dục chưa mạnh và còn gặp nhiều khó khăn. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo, phát triển và sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số còn gặp nhiều bất cập; chưa có kế hoạch cụ thể gắn công tác đào tạo với sử dụng lao động; cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực, nhất là nguồn nhân lực người dân tộc thiểu số chưa đạt được kết quả như mong đợi vì chế độ đãi ngộ chưa thật sự thu hút được nguồn nhân lực.

Nguồn lực đầu tư cho các trường THPT, Trường Dân tộc nội trú chưa tương xứng với nhu cầu đào tạo nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Đào tạo chưa gắn chặt với nhu cầu của thị trường lao động, một số ngành nghề có nhu cầu cao nhưng chưa thật được chú trọng đào tạo như: cơ điện tử, dịch vụ, du lịch, thương mại, văn hóa...

Thứ ba, số lượng cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tỉnh Hậu Giang có số lượng thấp là tỉnh Hậu Giang tiến hành chính sách giảm biên chế. Do đó, đã góp phần làm giảm tỷ lệ số lượng trí thức người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang không được tham gia trong công tác các cơ quan, xí nghiệp quản lý nhà nước của tỉnh.

Thứ tư, sự yếu kém, lạc hậu của nền kinh tế ở nước ta. Kinh tế có mối quan hệ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung, sự tồn tại và phát triển của đội ngũ trí thức nói riêng, và trong đó có trí thức người dân tộc thiểu số. Nền kinh tế phát triển đòi hỏi sự phát triển của trí thức. Mặt khác, trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế. Trong mối quan hệ giữa kinh tế và trí thức xét đến cùng kinh tế luôn giữ vai trò quyết định. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém của trí thức người dân tộc thiểu số hiện nay là sự lạc hậu của nền kinh tế. Để đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số phát huy hết khả năng sáng tạo của mình cần có những điều kiện nhất định.

Tình trạng kinh tế nước ta trong giai đoạn hiện nay không thể nào tạo ra đầy đủ những điều kiện như thế.

Như vậy, sự yếu kém của nền kinh tế đã hạn chế việc tạo ra những điều kiện cần thiết để trí thức người dân tộc thiểu số nói riêng và trí thức nói chung phát huy hết khả năng của mình. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, thời kỳ Đảng ta xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm thì hạn chế, yếu kém của đội ngũ trí thức nói chung và trí thức người dân tộc thiểu số sẽ dần được khắc phục.

Thứ năm, do tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Cơ chế thị trường đã tháo gỡ nhiều khó khăn, ách tắc trong cuộc sống, được mọi người hoan nghênh đón nhận. Nhưng cũng như một tấm huân chương, cơ chế thị trường có mặt trái của nó, chưa có những chủ trương, biện pháp đầy đủ giáo dục, rèn luyện cán bộ đảng viên bao gồm một bộ phận trí thức người dân tộc thiểu số khi đi vào kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, trí thức các dân tộc thiểu số cần có sự cân nhắc và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lý luận và thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay một bộ phận nhỏ đội ngũ trí thức đã ngã gục trước mặt trái của kinh tế thị trường. Không chỉ là một số trí thức khoa học và công nghệ làm công tác trong cơ sở nghiên cứu,đào tạo, bênh viện mà còn có cả những trí thức làm công tác lãnh đạo quản lý các cấp.

Quá trình tích cực và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam được ví như một quá trình từ sông ra biển lớn. Hội nhập quốc tế mang lại cho đội ngũ trí thức trong đó có trí thức người dân tộc thiểu nước ta có nhiều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác, giao lưu, mở rộng tầm nhìn, có thêm tài liệu thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu. Đối với số đông trí thức hội nhập quốc tế là cơ sở để họ so sánh biết mình, biết người từ đó cố gắng vươn lên. Bên cạnh đó một số người từ sự so sánh này, họ tìm

đến vị trí lương cao, điều kiện làm việc tốt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến “chảy máu chất xám” những trí thức rời bỏ nơi đã nuôi dưỡng đào tạo để đến nơi khác làm ăn sinh sống. Và tình trạng một số cán bộ công chức trong đó đa số là trí thức xin nghĩ việc trong các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân đi làm cho các xí nghiệp tư nhân, các liên doanh, liên kết với nước ngoài là một thực tế cần có biện pháp hữu hiệu.

Thứ sáu, do nhận thức của một số cán bộ lãnh đạo các cấp. Một số cán bộ lãnh đạo và chính quyền địa phương các cấp chưa thật sự nhận thức đúng vị trí, vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý, nhất là phần đánh giá trí thức người dân tộc thiểu số không phù hợp dẫn đến việc sử dụng trí thức người dân tộc thiểu số không đúng năng lực và trình độ. Từ đây làm xuất hiện khoảng cách giữa một số cán bộ lãnh và chính quyền các cấp với trí thức người dân tộc thiểu số, một số cán bộ lãnh đạo quản lý tiếp xúc ngại tiếp xúc, đối thoại với trí thức người dân tộc thiểu số, không thực sự lắng nghe, thậm chí quy chụp khi họ phản biện những chủ trương, chính sách, đề án, dự án do cơ quan lãnh đạo và quản lý đưa ra.

Trong khi đó, một số trí thức dân tộc thiểu số do ngại bị quy chụp, nên rụt rè, im lặng, không bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Từ đó, ta thấy được đang có sự thiếu đồng bộ của hành lang pháp lý bảo đảm môi trường hoạt động sáng tạo của đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số. Những định kiến và chủ nghĩa kinh nghiệm trong một bộ phận lãnh đạo, quản lý dễ dẫn đến thái độ thiếu tin tưởng, thiếu dân chủ trong quan hệ với trí thức người dân tộc thiểu số, thậm chí còn xem thường đội nũ này.

Thứ bảy, do chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh Hậu Giang tuy có điều chỉnh nhưng hiệu quả chưa cao; nhân lực trẻ có năng lực vẫn chưa tâm huyết với việc quay về phục vụ cho tỉnh nhà sau khi hoàn thành công việc học tập; giữ chân người tài và ngăn chặn “chảy chất xám” chưa được các cơ quan đơn vị thật sự xem trọng. Một số cơ quan, đơn vị tạo điều kiện về mặt thời gian cho viên chức đi đào tạo, kinh phí tự túc.

Nhưng lại không ra quyết định cử đi học nên gặp khó khăn trong việc giải quyết kinh phí thưởng có bằng sau khi tốt nghiệp. Việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo chưa với chức danh quy hoạch, chuyên môn, vị trí việc làm.

Việc thu hút, đãi ngộ sinh viên mới ra trường làm việc ở những vùng sâu, vùng xa, khó khăn chưa phát huy được tác dụng vì thiếu chính sách luân phiên, chế độ đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo khả năng phát triển nghề nghiệp và tương lai. Việc trọng dụng, đãi ngộ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao chưa được thỏa đáng.

Thực trạng đội ngũ trí thức người dân tộc thiểu số, vị trí, vai trò của trí thức người dân tộc thiểu số đối với quá trình đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo

Một phần của tài liệu phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số ở việt nam trong giai đoạn hiện nay (qua thực tế tại tỉnh hậu giang) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)