Đặc điểm của quá trình đổi mới ở tỉnh Cà Mau

Một phần của tài liệu vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào quá trình đổi mới ở tỉnh cà mau hiện nay. (Trang 26)

B. NỘI DUNG

2.1.1Đặc điểm của quá trình đổi mới ở tỉnh Cà Mau

Qua sự cố gắng của các cấp chính quyền ở tỉnh Cà Mau, kinh tế tỉnh không những đứng vững trước những thử thách gay gắt mà còn đạt được nhiều thành tựu

to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Đồng thời đổi mới kinh tế phải từng bước đổi mới

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 23

và quyền làm chủ và năng lực sáng tạo của người dân lao động của tỉnh Cà Mau trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Vì chính trị đụng chạm

đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã hội, nên việc đổi mới

trong hệ thống chính trị nhất thiết phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc không cho phép gây mất ổn định chính trị dẫn đến sự rối loạn, nhưng không vì thế mà tiến hành chậm trễ gây hạn chế đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì kinh tế

chính trị là cốt lõi của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

trong mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thì kinh tế giữ vai trò nhất định. Trong công cuộc đổi mới xã hội ngày nay, tỉnh Cà Mau đã tiến hành đổi mới một cách

toàn diện. Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi

mới quy trình công nghệ nhằm làm cho nền kinh tế tỉnh nhà phát triển hòa nhập được với tốc độ phát triển cùng với các tỉnh khác. Cùng với đổi mới kinh tế, phải đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới tổ chức, đổi mới bộ máy, đổi mới con người, đổi

mới phong cách lãnh đạo của các cấp chính quyền.

Tỉnh ủy Cà Mau đề ra mục tiêu đến năm 2020 đưa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của tỉnh thoát khỏi yếu kém, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn

mức bình quân giai đoạn 2005-2010, có tỉ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của

tỉnh, tạo điều kiện tốt để các thành phần kinh tế tích cực tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh; góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, giảm nghèo, tạo thêm việc làm, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Để thực hiện những chi tiêu đã đưa ra, tỉnh ủy Cà

Mau tăng cường sự quan tâm lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền và các sở, ban,

ngành phối hợp với nhau để thực hiện các giải pháp nhằm khuyến khích, tạo điều

kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển đa dạng, mở rộng quy mô; đặc biệt là có cơ chế, chính sách hợp lý trợ giúp các tổ chức kinh tế hợp tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước… Quá trình đổi mới đó là quá trình đổi mới toàn diện, đồng bộ,

triệt để, trên tất cả các lĩnh vực, những nhiệm vụ đề ra, bao gồm cả những giải pháp mang tính đột phá, là nhằm:

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 24

Mục tiêu của Cà Mau đến năm 2015 là phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 16,4%.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến theo hướng tăng tỉ lệ sản phẩm tinh chế, hàng có giá trị gia tăng cao, gắn với nguồn nguyên liệu tại chỗ, chú trọng đúng mức công

nghiệp chế biến thủy sản. Phát triển công nghiệp năng lượng, xây dựng, hóa chất;

phát triển một số ngành công nghiệp gia công lắp ráp hàng điện máy, dệt may,…

thu hút nhiều lao động. Khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

và các làng nghề ở nông thôn. Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng các KCN nhằm thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp Khánh An, Hòa Trung, Năm Căn, Sông Đốc;

triển khai xây dựng khu kinh tế Năm Căn.

- Về Nông-lâm-thủy sản

Thủy sản: phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng

suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp tục giữ vững thế mạnh là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tỉnh. Phấn đấu đưa tổng sản lượng thủy, hải sản tăng cao trong những năm tới, nhất là con tôm, để đến năm 2015 sản lượng thủy sản đạt 450.000 tấn, trong đó tôm

180.000 tấn, và đến năm 2020 đạt 500.000 tấn, tôm 200.000 tấn.

+ Nông nghiệp: phương hướng là tăng cường đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thâm canh, đa canh, chú trọng vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng nguyên liệu

mía; khuyến khích nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo mô hình trang trại. Khuyến

khích phát triển một số cây con sinh cảnh cho thu nhập cao. Khôi phục và khuyến

khích nông dân phát triển làng nghề nông thôn truyền thống kết hợp mở thêm một

số nghề mới từ các sản phẩm nông nghiệp.

+ Lâm nghiệp: định hướng phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ khôi phục bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, làm giàu vốn rừng, khai thác lâm sản gắn với khai

thác du lịch sinh thái trên cơ sở thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng. Mục tiêu đến năm 2020 là khôi phục bảo vệ, ổn định diện tích có rừng tập trung

110.000ha (so với hiện nay khoảng trên 100.700ha), nâng độ che phủ của rừng và cây phân tán so với diện tích tự nhiên của tỉnh từ 24 lên 28% vào năm 2020; nâng tỉ

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 25

lệ đóng góp của kinh tế lâm nghiệp vào tăng trưởng kinh tế, từng bước cải thiện và

nâng cao đời sống nghề rừng, giảm đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm tài nguyên rừng, đất rừng.

- Về Thương mại-dịch vụ-du lịch

Phát triển các ngành dịch vụ là động lực thúc đẩy phát triển thông qua vai trò cung ứng các dịch vụ đầu vào cho các ngành sản xuất, kích cầu xã hội, nhiều dịch

vụ đóng vai trò là yếu tố đầu vào quan trọng cho tất cả các ngành sản xuất, nhất là nhóm dịch vụ hạ tầng như viễn thông, công nghệ thông tin, thị trường vốn.

Phát triển toàn diện các ngành dịch vụ, song cần tập trung ưu tiên đầu tư các

ngành dịch vụ mà tỉnh có tiềm năng, có lợi thế, còn nhiều dư địa như du lịch, ngân

hàng, bảo hiểm, tư vấn; đồng thời phát triển rộng các dịch vụ phổ thông đáp ứng sản

xuất và nhu cầu nhân dân, về lâu dài có thể phát triển một số dịch vụ chất lượng cao để phục vụ các đối tượng có thu nhập cao, v.v.

Đẩy mạnh xã hội hóa để phát triển các dịch vụ văn hóa, giáo dục, y tế, thể

dục thể thao, đổi mới cơ chế cung ứng dịch vụ, thực hiện chuyển các hoạt động sự

nghiệp sang cung ứng dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường, đáp ứng nhu cầu đa

dạng của xã hội, nhà nước tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đào tạo

nguồn nhân lực, hỗ trợ cho người nghèo, các đối tượng chính sách được hưởng các

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 26

- Về Các lĩnh vực văn hóa-xã hội

Văn hóa thông tin là nền tảng của xã hội, đóng góp rất lớn vào phát triển

kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và tác động sâu sắc vào tinh thần tương thân tương ái của con người, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội. Vì vậy,

trong thời gian tới tỉnh cần đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế với không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngừng nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thông tin, nâng cao đời sống tinh

thần cho nhân dân.

Về xã hội, trong thời gian tới tỉnh có hướng phát triển các hoạt động an sinh

xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội như đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có

công với nước; cùng với tăng chi ngân sách cho bảo đảm an sinh xã hội cần khuyến

khích các hoạt động từ thiện nhân đạo, vận động giúp đỡ những đối tượng bị rủi ro,

có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để vươn lên hòa nhập cộng đồng. Đẩy mạnh công

tác phòng chống các tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, nâng cao hiệu quả cuộc vận động

xây dựng xã, phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội

- Vùng kinh tế nội địa

Bao gồm thành phố Cà Mau và 2 huyện Thới Bình, Cái Nước, có diện tích là 130.721ha, chiếm 24,52% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; dân số (năm 2009) là 487.878 người, chiếm 40,42% dân số toàn tỉnh (theo quy hoạch đến năm 2020, khi

có sự điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập thêm một số huyện mới thì sẽ điều

chỉnh ranh giới, quy mô vùng nội địa, theo hướng các huyện không có bờ biển sẽ

thuộc vùng nội địa).

Lợi thế của vùng nội địa là có các trục giao thông chính (quốc lộ 1A và quốc

lộ 63, tuyến Quản Lộ-Phụng Hiệp, tuyến đường hành lang ven biển phía Nam), có đô thị Cà Mau–trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh. Đặc biệt,

thành phố Cà Mau là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ, kinh tế đô thị do có sức thu hút cao hơn về quy mô dân số. Dự báo vùng nội địa sẽ có tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao trên cơ sở phát triển nhanh về dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của vùng nội địa giai đoạn 2006-2010 khoảng 13%, giai đoạn 2011-2020 khoảng 13%, dân số năm 2020 khoảng 600-650 nghìn người, GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 2.600 USD. Cơ cấu kinh

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 27

tế sẽ chuyển dịch tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ, dự báo cơ cấu kinh tế dịch vụ-công nghiệp-nông nghiệp là 45%-40%-15%.

- Vùng kinh tế biển và ven biển

Bao gồm vùng biển, các cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Đá Bạc và các huyện có bờ biển (U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi), diện tích đất liền là 402.195ha, chiếm 75,48% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, dân

số (năm 2009) là 719.060 người, chiếm 59,58% dân số toàn tỉnh.

Lợi thế phát triển của vùng biển là có tài nguyên biển (dầu khí, thủy hải sản,

du lịch, vận tải sông biển), là địa bàn đang quy hoạch các KCN như CCN Khí-Điện Đạm Khánh An, KCN Khánh An, Năm Căn, Sông Đốc, có diện tích rừng ngập mặn

và rừng tràm rộng lớn. Trong vùng đang quy hoạch phát triển 2 đô thị động lực, đó

cũng là 2 trung tâm kinh tế biển (Sông Đốc, Năm Căn) và nhiều đô thị ven biển

khác. Tuy nhiên, đây là vùng hiện có kết cấu hạ tầng còn rất yếu kém, kinh tế nông

nghiệp vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn, có nhiều địa bàn vùng sâu vùng xa, đặc biệt là vùng có nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng an ninh.

Định hướng phát triển vùng biển và ven biển: phát triển kinh tế biển là nhiệm vụ cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bản, coi vùng ven biển là động lực quan trọng, phát huy tiềm năng to lớn của biển,

tập trung phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển để phát triển mạnh kinh tế, xây

dựng cơ cấu ngành nghề hợp lý và hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh và đạt

hiệu quả cao. Xây dựng vùng biển và ven biển trở thành “vùng kinh tế mở”, hướng

mạnh phát triển ra biển, từng bước xây dựng vùng ven biển và vùng biển trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh.

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 28

+ Khai thác tài nguyên biển để phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển để phát triển bền vững.

+ Tăng cường công tác bảo vệ quốc phòng an ninh và chủ quyền vùng biển

2.1.2. Sự cần thiết phải vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào quá trình đổi mới ở tỉnh Cà Mau

Tại kỳ họp thứ Tư của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VIII năm 2013,

đã thảo luận và thống nhất, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp, hướng

tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững. Huy động tất cả các nguồn lực của xã hội để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục chuyển đổi cơ cấu

kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường công tác bảo vệ tài

nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với các tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội; tiếp tục thực

hiện cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí (về số vụ, số người chết và số người bị thương).

Thống nhất với các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu do Ủy ban nhân dân tỉnh

trình tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm như

sau:

- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2012, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và các địa phương tổng kết rút ra những

bài học kinh nghiệm, xác định rõ trách nhiệm, nguyên nhân làm được và chưa làm được. Xây dựng và triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chương trình

hành động của Chính phủ, của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐNĐ tỉnh, đề ra giải

pháp phù hợp để tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế phù hợp và cải thiện chất lượng tăng trưởng để đảm bảo kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định và bền vững. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ

SVTH: Lê Ngọc Thuyền Trang 29

trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Khuyến khích các ngành dịch vụ

có lợi thế và giá trị gia tăng cao như: du lịch, viễn thông, tài chính, ngân hàng...

- Quan tâm thực hiện tốt công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật để thúc đẩy phát triển sản xuất ngư, nông và lâm nghiệp; tiếp tục triển khai

thực hiện các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất

tôm, lúa; phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp theo quy hoạch, gắn với đầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng hạ tầng (lưới điện, thủy lợi, giao thông...) để phục vụ nuôi tôm đạt hiệu

quả; đẩy mạnh phong trào nuôi tôm quảng canh cải tiến; chú trọng việc nhân rộng

các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất có hiệu quả. Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản.

- Quan tâm đầu tư, hỗ trợ tạo điều kiện cho hoạt động khai thác, đánh bắt xa bờ, gắn

với tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tuyên truyền ngư dân không xâm

phạm, khai thác trái phép vùng biển các nước.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ

thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương. Đẩy mạnh

công tác xúc tiến thương mại và xuất khẩu, không để lệ thuộc quá lớn vào một hoặc

vài thị trường, phát triển thị trường trong nước. Tăng cường các giải pháp để kiểm

soát, bình ổn giá cả thị trường, kiên quyết xử lý các trường hợp đầu cơ găm hàng,

thao túng giá, gian lận thương mại. Đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ hàng hóa.

- Tăng cường nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Triển khai

Một phần của tài liệu vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào quá trình đổi mới ở tỉnh cà mau hiện nay. (Trang 26)