Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÚ NHUẬNMASECO (Trang 31)

d) Đối thủ cạnh tranh của ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam

4.2. Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu cà phê của công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận Maseco

vụ Phú Nhuận Maseco

4.3.1.Chủng loại sản phẩm

a/Các loại cà phê xuất khẩu tại công ty Hình 4.4. Sản phẩm cà phê nhân của công ty

Sản phẩm cà phê Robusta xuất khẩu có hai loại chính R1 và R2 với các đặc điểm sau

R1 với quy cách

− Độ ẩm tối đa (moisture max): 12.5%

− Hạt vỡ và đen tối đa (black and broken max): 3% − Tạp chất tối đa (Fix max): 0.5%

− Kích cỡ hạt tối thiểu: Trên sàng 16 R2 với quy cách

− Độ ẩm tối đa (moisture max): 13%

− Hạt vỡ và đen tối đa (black and broken max): 5% − Tạp chất tối đa (Fix max): 1%

− Kích cỡ hạt tối thiểu trên sàng 13

Bảng 4.7. So sánh hai loại cà phê R1 và R2 về chất lượng, thị hiếu, khả năng phát triển

Tiêu chuẩn đánh giá Loại

R1 R2

Chất lượng Cao hơn Thấp

Thị hiếu Người nước ngoài chuộng

loại cà phê này hơn.

Ít chuộng hơn

Khả năng Phát triển của các loại cà phê ở công ty

khả năng phát triển thấp vì loại cà phê này sản xuất và bảo quản khó hơn.

Khả năng phát triển cao vì việc sản xuất và bảo quản theo quy cách đơn giản hơn loại cà phê R1.

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty

b)Nguồn cung ứng các loại cà phê xuất khẩu của công ty

Hình 4.5.Sơ đồ thể hiện các nguồn cung ứng cà phê xuất khẩu của công ty.

Nguồn:Phòng kinh doanh xuất khẩu của công ty

− Tự sản xuất ( chiếm khoảng 20% tổng lượng cà phê xuất khẩu của công ty)

Với việc đưa chi nhánh sản xuất cà phê Gia Lai vào hoạt động, công ty đã chủ động được một phần đầu vào giúp công ty hạn chế phần nào sự phụ thuộc của công ty vào thị trường sản xuất cà phê trong nước. Điều này rất quan trọng trong việc góp phần tăng lợi nhuận cho công ty, nếu không chủ động được nguồn cung công ty dễ bị thị trường điều khiển, các đối thủ cạnh tranh có nguồn cung ứng ổn định tăng giá

xxxiv Tự sản xuất

(Chiếm 20%)

Thu mua bên ngoài (Chiếm 80%)

Cà phê xuất khẩu của công ty

nguồn cung ứng đầu vào nếu không chủ động nguồn cung công ty rất dễ bị ép giá từ đó làm lợi nhuận của công ty giảm xuống nguy hiểm hơn có thể dẫn đến phá sản nếu công ty không có tài chính mạnh.

Ngoài vai trò quan trọng là chủ động được nguồn cung thì chủ động nguồn cung ứng còn có vai trò quan trọng nữa là giúp công ty có nguồn cung thật chất lượng và tin tưởng vào nguồn cà phê, công ty không còn sợ nguồn cà phê thiếu chất lượng mà nếu công ty mua từ bên ngoài thì điều này có thể xảy ra.Nếu công ty có nguồn cà phê xuất khẩu không đạt chất lượng hay chất lượng thấp thì điều này rất nguy hiểm, nó có thể dẫn đến sự mất niềm tin ở khách hang điều mà này là tối kỵ trong kinh doanh, mất niềm tin ở khách hàng thì công ty đó không sớm thì muộn sẽ bị phá sản.

Chủ động nguồn cung ứng đầu vào có vai trò quan trọng như vậy nên những năm gần đây công ty rất chú tâm vào việc mở rộng diện tích trồng cà phê, đây cũng là nhiệm vụ chủ chốt của công ty trong những năm tới.Công ty đang có nhiều hợp đồng kinh tế về mở rộng diện tích trồng cà phê của mình chủ yếu ở các khu vực Tây Nguyên.

− Thu mua cà phê sạch của các công ty trong nước (chiếm khoảng 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu của công ty)

Phần lớn sản phẩm cà phê xuất khẩu của công ty là được thu mua từ các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước, khách hàng chính của công ty là công ty Khanh Thụy và Đức Hạnh.Việc thu mua cà phê sạch của các công ty trong nước gây không ít khó khăn cho công ty, công ty phải giám định chất lượng thật kỹ, thường cử người đi thị sát các giây chuyền sản xuất của các công ty cung ứng đầu vào cho công ty, ngoài ra thì chất lượng cà phê cung ứng đầu vào cũng thường có chất lượng kém hơn so với việc chủ động nguồn cung ứng đầu vào. Thu mua cà phê sạch từ các công ty trong nước cũng thường gặp khó khăn về việc thoả thuận giá, họ thường ép giá vì biết công ty không chủ động được nguồn cung. Tuy vậy công ty Khanh Thuỵ và Đức Hạnh là hai công ty chuyên cung cấp cà phê cho công ty, là bạn hang quen biết và rất hiểu nhau nên cũng hạn chế được phần nào những khuyết điểm kể trên.

4.3.2.Kim ngạch xuất khẩu

Bảng 4.8. Bảng kim ngạch xuất khẩu cà phê và tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty qua 3 năm (2005-2007)

Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu của Kim ngạch xuất khẩu cà phê Tỷ trọng (%) So sánh kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm Tương đối (USD) Tuyệt đối (%) 2005 15,992,09 11,065,33 69.19 2006 17,025,35 14,354,32 84.31 3,288,98 29.72 2007 16,125,35 14,023,56 86.96 (-330,76) 2.30

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty MASECO

Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty qua 3 năm qua

Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

− Năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty là 15,992,097 USD trong đó kim ngạch xuất khẩu cà phê là 11,065,336 USD chiếm tỷ trọng 69.192 %

− Năm 2006 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăn vọt lên nhanh chóng với 17,025,357 USD tăng 3,288,978 USD so với tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong năm 2005. Trong đó kim ngạch xuất khẩu cà phê của năm 2006 là 14,354,323 USD chiếm tỷ trọng 84.311 %, Tăng 15.119 % so với năm 2005.

Lý do chính của việc tăng trưởng này là do năm 2006 cà phê rất được mùa giá cả lại rất cao lên đến mức kỷ lục do vậy nên kim ngạch xuất khẩu cà phê của công ty cũng tăng lên đáng kể.

− Năm 2007 nạn mất mùa cà phê ở hầu hết các nước do đó việc thu mua cà phê của công ty cũng gặp không ít khó khăn. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm xuống 330,761 USD chỉ còn 16,125,356 USD nguyên nhân chủ yếu là do xuất khẩu cà phê giảm so với năm 2006 do giá thấp người dân phá hủy một diện tích lớn trồng cà phê, kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2007 vừa qua của công ty chỉ còn 14,023,562 USD, tuy vậy năm 2007 tỷ trọng xuất khẩu cà phê của công ty tăng lên 2.654 % so với năm 2006.

4.3.3.Thị trường xuất khẩu cà phê của công ty

Bảng 4.9. Bảng danh sách các thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực của Công ty trong những năm gần đây

Từ khi Công ty được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đến nay, công ty không ngừng nỗ lực phát triễn và tìm kiếm mở rộng sang thị trường khác.

ĐVT:USD

Thị

trường Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch (2006-2007) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Kim ngạch Tỷ lệ (%) Mỹ 2,784,475 38,88 2,800,125 37,82 16,65 0,56 Đức 1,432,67 20,00 1,465,66 19,79 32,98 2,30 Anh 1,120,32 15,64 1,213,65 16,39 93,32 8,33 Ý 1,002,32 13,99 1,102,11 14,88 99,79 9,95 Pháp 820,86 11,46 821,96 11,10 1,09 0,13

Nguồn Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu công ty Thị trường xuất khẩu cà phê chính của công ty vẫn là Mỹ, năm 2006 kim ngạch cà phê của công ty xuất sang Mỹ là 2,784,475 USD chiếm tỷ lệ 38.885 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các thị trường xuất khẩu cà phê chính của công ty, tiếp theo là Đức chiếm 20.007%, Anh 15.645 %,Ý 13.997, Pháp 11.463 % Năm 2007 thị trường xuất khẩu cà phê của công ty dẫn đầu vẫn là Mỹ với kim ngạch xuất sang Mỹ tăng 16,650 USD nhưng tăng không cao, năm 2007 kim ngạch xuất sang Ý là tăng cao nhất, tăng hơn năm 2006 khoảng 100,000 USD tăng khoảng 10% so với năm 2006. Kim ngạch xuất sang Anh năm 2007 tăng 8,83 % so với năm 2006 tăng cao thứ hai sau ý về kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sang Đức năm 2007 tăng 2,30 % so với năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang Đức tăng chưa cao so với tiềm năng của thị trường nay, sang năm 2008 công ty phải tập trung khắc phục khuyết điểm này để gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này được cao hơn, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Pháp tăng thấp nhất, Mỹ tăng 0,56 % so với kim ngạch xuất

khẩu sang thị trường này năm 2006, và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Pháp tăng 0,13 % so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2006.

Hình 4.7. Biểu đồ hình cột thể hiện cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê chủ lực của công ty.

Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty

Cơ cấu các thị trường xuất khẩu cà phê của công ty năm 2007 cũng không có gì thay đổi thị trường nhập khẩu cà phê của công ty dẫn đầu vẫn là Mỹ với 2,800,125 USD, đây là thị trường xuất khẩu chính của công ty trong những năm vừa qua, thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ hai của công ty là Đức, đây là nước được biết là rất ưa chuộng cà phê nhập khẩu rất nhiều cà phê nhưng công ty chỉ xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2007 chỉ khoảng 1,465,665 USD. Thị trường nhập khẩu lớn tiếp theo là Anh, tiếp theo là ý và cuối cùng la Pháp. Trong thời gian tới công ty phải nổ lực đa dạng hoá cơ cấu thị trường xuất khẩu bằng việc mở rộng quan hệ với các nước nhất là các nước trong khu vực Tâu Âu-là thị trường rất ưa chuộng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

4.3.4.Các đối thủ cạnh tranh chính

Bảng 4.10.Danh sách một số công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu của Việt Nam trong năm 2007.

Thứ tự Tên công ty Sản lượng (Tấn)

1 Vinacafe 101.422

2 Công ty 2/9 50.423

3 Inexim Daklak 30.157

4 Intimex 29.679

5 Cty xuất nhập khẩu Gia Lai 25.124

6 Cty Tín Nghĩa 23.985

7 Cty thương mại XNK Gia Lai 20.159

8 Cty XNK nông sản 3 19.112

9 Cty Vật tư-vận tải và XNK Daklak

17.985

10 Cty Thắng Lợi Daklak 17.125

11 Cty cà phê Phước An 16.458

12 Cty vật tư tổng hợp Phú Yên 13.478

13 Petec 11.459

14 Maseco 10.256

15 Cty thương mại Daklak 8.132

16 Cty cà phê Đức Lập 6.798

17 Aprodex Buôn Mê Thuột 6.325

18 Cty XNK Nam Hà Nội 4.987

9 Cty tháng 10 Daklak 2.369

20 Amaseco 1.005

Nguồn: hiệp hội cà phê Việt Nam VICOFA

Dẫn đầu bảng là công ty Vinacafe 110,422 Tấn, đây là công ty lớn và luôn dẫn đầu trong việc xuất khẩu cà phê sang các nước. Tiếp theo là công ty 2/9, công ty Inexim DakLak,… Công ty MASECO đứng ở vị trí thứ 14 trong các công ty dẫn đầu trong xuất khẩu cà phê. Tuy đứng 14 trong các nước xuất khẩu cà phê nhưng công ty có uy tín rất lớn trong cộng đồng người Việt và các quốc gia nhập khẩu cà phê. Phương hướng của công ty là phấn đấu đứng trong top 10 các công ty dẫn đầu trong xuất khẩu cà phê. Công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh đứng đầu là vinacafe(Chênh lệch 91.166 Tấn), ngoài ra còn các công ty là đối thủ tiềm tàng của công ty đứng sau MASECO như công ty thương mại DakLak, công ty cà phê Đức Lập…

Các đối thủ cạnh tranh cụ thể về tổ chức thu mua, giá, về chất lượng, về thị trường xuất khẩu.

− Về tổ chức thu mua cà phê sạch trong nước

Nói về tổ chức thu mua cà phê sạch của công ty thì còn thua xa các công ty dẫn đầu bảng như Vinacafe, Công ty 2/9, công ty Inexim Daklak. Công ty Maseco chưa có phòng thu mua(Purchasing room) vì vậy việc tổ chức thu mua của công ty còn rất sơ khai và rất thiếu chuyên nghiệp, việc thu mua chủ yếu là do phòng kinh doanh xuất nhập khẩu đảm trách do vậy nguồn cung đầu vào luôn ít gây khó khăn cho công ty khi khách hang nước hang đặc hang với số lượng lớn. Ngược lại những công ty dẫn đầu thị trường như Vinacafe, Công ty 2/9, Công ty Inexim Daklak họ có phòng thu mua riêng rất quy mô và làm việc rất chuyên nghiệp thu mua cả trong nội địa và của nước ngoài. Vì vậy ba công ty này là đối thủ cạnh tranh chính của công ty trong lĩnh vực thu mua cà phê sạch trong nước.

− Về giá

Về giá cả xuất khẩu cà phê sang thị trường các nước thì đối thủ cạnh tranh chính của công ty là Công ty xuất nhập khẩu Gia Lai và Công ty thương mại xuất nhập khẩu Gia Lai. Hai công ty này có thị trường xuất khẩu rất lớn, họ xuất khẩu cà phê với giá rẻ hơn công ty Maseco khoảng 100 USD/Tấn nguyên nhân là họ chủ động được nguồn cung ứng đầu vào và tối ưu hoá trong sản xuất cà phê sạch xuất khẩu, ngoài hai công ty trên thì đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong những năm sắp tới còn có công ty Xuất Nhập Khẩu nông sản 3, công ty này giá xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cũng tương đương với giá xuất khẩu của công ty Maseco.

− Về chất lượng

Về chất lượng thì công ty Maseco có rất nhiều đối thủ cạnh tranh vì chất lượng cà phê xuất khẩu của công ty rất thấp không thể sánh bằng chất lượng cà phê của các công ty tự sản xuất cà phê trong nước như Vinacafe, Công ty 2/9, công ty xuất nhập khẩu Gia Lai, công ty Tín Nghĩa, công ty thương mại XNK Gia Lai, công ty tháng 10 Daklak, công ty Thắng Lợi Daklak. Nguyên nhân của việc cà phê chất lượng thấp chủ yếu là do công ty không thể tự sản xuất cà phê để xuất khẩu mà phải mua cà phê từ các công ty khác do vậy nên về chất lượng không được kiểm tra chặc chẽ.

− Về thị trường xuất khẩu

Về thị trường xuất khẩu đối thủ cạnh tranh chính của công ty là công ty XNK Gia Lai, công ty thương mại XNK Gia Lai ngoài ra còn có đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là

công ty thương mại Daklak. Công ty Vinacafe và công ty 2/9 tuy là 2 công ty dẫn đầu thị trường nhưng hai công ty này ít xuất khẩu cà phê hạt sang các nước mà chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm làm từ cà phê, do vậy hai công ty này không phải là đối thủ chính của công ty về thị trường xuất khẩu. Ngược lại các công ty: Công ty XNK Gia Lai, Công ty Thương mại XNK Gia Lai và công ty thương mại Daklak là những công ty chuyên xuất khẩu cà phê hạt, do vậy ba công ty này là đối thủ chính của công ty Maseco, tuy các công ty ta đời sau công ty Maseco nhưng việc kinh doanh của họ lại rất chuyên nghiệp, hai trong ba công ty đã qua mặt Maseco.

Qua các lĩnh vực đã phân tích ở trên tổng quát đối thủ chính của công ty lúc này và trong nhưng năm tới là các công ty: công ty Vinacafe, công ty 2/9, công ty XNK Gia Lai, công ty thương mại XNK Gia Lai và công ty Thương mại Daklak. Đây là các công ty chính mà công ty Maseco cần phải để mắt tới, ngoài ra còn phải cảnh giác với các công ty là đối thủ tiềm tang phía dưới, họ cũng có thể qua mặt họ bất cứ lúc nào.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHÚ NHUẬNMASECO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w